Kiểm tra giả định phần dư có phân phối chuẩn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 77)

Chƣơng 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2 Kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thiết:

4.2.2.4 Kiểm tra giả định phần dư có phân phối chuẩn:

Kiểm tra biểu đồ phân tán của phần dư bằng đồ thị histogram cho thấy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình mean gần bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1) (phụ lục 6.3). Như vậy, giả định phần dư có phân phối chuẩn khơng bị vi phạm.

4.2.2.5 Kiểm tra giả định khơng có tương quan giữa các phần dư:

Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) được dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau. Đại lượng d có giá trị từ 0 đến 4. Nếu các phần dư không

tương quan với nhau giá trị d sẽ gần bằng 2. Kết quả phân tích cho thấy giá trị d=2,046 (phụ lục 6.3) nằm trong vùng chấp nhận nên khơng có tương quan giữa các phần dư. Như vậy giả định khơng có tương quan giữa các phần dư không bị vi phạm.

Như vậy, mơ hình hồi quy tuyến tính trên thỏa mãn các điều kiện và giả định nên có thể sử dụng được.

4.2.3 Phân tích kết quả hồi quy tuyến tính bội:

4.2.3.1 Đánh giá độ phù hợp của mơ hình:

Hệ số R2 điều chỉnh (adjusted R square) = 0,751 (phụ lục 6.3) nói lên rằng mơ hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng với tập dữ liệu phù hợp đến mức 75,1% hay nói cách khác năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương được giải thích đến 75,1% bởi 6 nhân tố vai trò của chính phủ, vai trị của Hiệp hội dệt may Bình Dương, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các ngành công nghiệp hỗ trợ, thị trường tiêu thụ và nội lực của doanh nghiệp.

4.2.3.2 Kiểm định độ phù hợp của mơ hình:

Kết quả kiểm định giá trị thống kê F với mức giá trị sig=0,000 từ bảng phân tích phương sai ANNOVA (phụ lục 6.3) nhỏ hơn mức ý nghĩa 6% cho thấy mơ hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và sử dụng được.

4.2.3.3 Phương trình hồi quy tuyến tính bội:

Dựa vào kết quả bảng 4.1 cho thấy tất cả 6 biến phụ thuộc (CS, NL, CN, HT, TT và HH) đều có giá trị sig nhỏ và đều thấp hơn 0.06 do đó có thể kết luận tất cả 6 hệ số hồi quy riêng phần đều có ý nghĩa trong mơ hình với độ tin cậy lớn hơn 94%.

Bảng 4.1: Các hệ số hồi quy

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

T Sig.

B Sai số chuẩn Beta

(Hằng số) ,103 ,182 ,568 ,571 CS ,166 ,055 ,170 2,989 ,003 NL ,151 ,049 ,178 3,063 ,003 HH ,091 ,047 ,113 1,950 ,053 CN ,231 ,048 ,272 4,852 ,000 HT ,141 ,057 ,145 2,474 ,015 TT ,202 ,047 ,257 4,291 ,000 Nguồn: Kết quả trích từ SPSS

Đồng thời, dựa vào những dữ liệu thu được trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và kết quả hồi quy tuyến tính bội ở bảng trên, phương trình hồi quy tuyến tính bội thể hiện 6 nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu như sau:

CT=0,103+0,17*CS+0,178*NL+0,113*HH+0,272*CN+0,145*HT-0,257*TT

Với:

CS: thành phần vai trị của chính phủ NL: thành phần nội lực của doanh nghiệp

HH: thành phần vai trị của Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương CN: thành phần ngành công nghiệp hỗ trợ

HT: thành phần cơ sở hạ tầng kỹ thuật

4.2.3.4 Kiểm định các giả thiết:

Với mức ý nghĩa được chọn là 6% nghĩa là độ tin cậy của các giả thiết là trên 94%, qua kết quả ở bảng 4.1 ta thấy giá trị sig của 6 nhân tố CS, NL, HT, CN, TT và HH đều nhỏ hơn 0,06 nên tất cả các giả thiết H1, H2, H3, H4, H5 và H6 đều được chấp nhận.

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định các giả thiết

Giả thiết

Tên giả thiết Sig VIF Kết

quả

H1 Nội lực của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều

với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nội lực doanh nghiệp càng mạnh sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh mà qua đó làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

0,003 1,93 Chấp

nhận

H2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật có mối quan hệ cùng chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghĩa là nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh mà qua đó làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

0,015 1,961 Chấp nhận

H3 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan có mối quan hệ cùng chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghĩa là sự phát triển của các ngành cơng nghiệp hỗ trợ và có liên quan sẽ tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

0,000 1,783 Chấp nhận

H4 Điều kiện về thị trường tiêu thụ có mối quan hệ ngược chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghĩa là yêu cầu của thị trường ngày càng cao thì khả năng đáp ứng của doanh nghiệp càng trở nên khó khăn và ngược lại doanh nghiệp sẽ dễ dàng đáp ứng các yêu cầu thấp hơn của thị trường.

0,000 2,043 Chấp nhận

H5 Vai trị của chính phủ có tác động cùng chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghĩa là nếu chính phủ ban hành các chính sách tích cực sẽ giúp các doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh và ngược lại.

0,003 1,847 Chấp nhận

H6 Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương có tác động cùng

chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghĩa là nếu Hiệp hội thực hiện tốt vai trò và chức năng của mình sẽ giúp các doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh.

0,053 1,916 Chấp nhận

4.3 Tổng kết kết quả nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương (CT) chịu tác động bởi 6 nhân tố vai trị của chính phủ (CS), vai trị của Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương (HH), cơ sở hạ tầng kỹ thuật (HT), ngành công nghiệp hỗ trợ (CN), nội lực của doanh nghiệp (NL) và thị trường tiêu thụ (TT). Đồng thời đây là tác động dương thể hiện 5 nhân tố này tác động cùng chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc, riêng nhân tố thị trường tiêu thụ tác động ngược chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Dựa vào hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa cho thấy nhân tố ngành công nghiệp hỗ trợ có hệ số cao nhất là 0,272 thể hiện nhân tố này ảnh hưởng mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc. Điều này một lần nữa khẳng định thực trạng còn thiếu và kém phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ cho may mặc Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng khi mà các doanh nghiệp may mặc hàng ngày phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngồi về thì nguồn cung trong nước lại không đáp ứng được yêu cầu của họ cả về số lượng lẫn chất lượng và hệ lụy là chiến lược phát triển theo chiều sâu nhằm nâng cao giá trị của

sản phẩm, rút ngắn thời gian sản xuất và lưu kho, tăng số lần quay vòng vốn,… đều khó được thực hiện một cách lâu dài. Do đó, yêu cầu phát triển các ngành cơng nghiệp hỗ trợ và có liên quan là một yêu cầu cấp thiết, nhưng đến thời điểm hiện tại mặc dù có nhiều đề án được đưa ra nhưng việc triễn khai thực hiện vẫn bị trì trệ do có nhiều vướng mắc.

Nhân tố tác động mạnh thứ hai đó là yếu tố thị trường tiêu thụ có hệ số Beta chuẩn hóa là 0,257. Khi mà cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, những yêu cầu của thị trường ngày càng khắt khe thì những doanh nghiệp phải có những bước cải thiện đáng kể để đáp ứng nhanh chóng những yêu cầu của thị trường sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn trước những đối thủ khác, ngược lại sự hạn chế trong khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng là biểu hiện doanh nghiệp đang yếu thế trước các đối thủ cạnh tranh khác.

Nhân tố xếp thứ ba tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu là nội lực của doanh nghiệp. Nếu môi trường kinh doanh có thuận lợi nhưng các doanh nghiệp không cải thiện và nâng cao nội lực của mình thì cũng sẽ bị thị trường đào thải, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa chỉ vì duy trì cách làm củ, không chấp nhận thay đổi và cải thiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, không nâng cao nội lực để có thể trụ vững trước sự cạnh tranh trong thương trường.

Nhân tố thứ tư đó là vai trị của chính phủ. Trong thời gian qua, mặc dù chính phủ ban hành nhiều chính sách và quy định nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đã đạt được một số kết quả khả quan nhất định như thủ tục thuế có phần đơn giản hơn, thủ tục kê khai hải quan, thơng quan có phần tốt hơn, thời gian mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn tất các thủ tục này có ngắn đi, việc quy định trần lãi suất tại một số thời điểm cũng phần nào giúp ích cho các doanh nghiệp,…. Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp cũng cần chính phủ đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục, xem xét lại vấn đề thuế suất cũng như việc quản lý thị trường tài chính và

thị trường ngoại tệ một cách khoa học hơn nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Nhân tố tác động xếp thứ năm là cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Với cơ sở hạ tầng kém phát triển, khơng những gây tăng thêm chi phí cho các doanh nghiệp mà còn làm mất rất nhiều thời gian của họ, trong khi may mặc là ngành thời trang, giao hàng nhanh chóng đơi khi chỉ vài ngày cũng là yếu tố mà khách hàng xem xét để quyết định có đặt hàng với doanh nghiệp hay chuyển sang các nhà máy ở Trung Quốc hiện tại vẫn được cho là có lợi thế về thời gian giao hàng vì gần nguồn nguyên vật liệu.

Nhân tố cuối cùng ít tác động nhất là vai trị của Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương. Đối với một số nước Hiệp hội ngành đóng vai trị quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tuy nhiên điều này lại ngược lại với thực trạng hiện nay trong ngành may mặc Bình Dương khi mà Hiệp hội chưa phát huy hết vai trị và chức năng của mình do nhiều lý do khác nhau thì tác động của Hiệp hội đối với doanh nghiệp cũng như những lợi ích mà Hiệp hội mang lại cho doanh nghiệp cũng có phần hạn chế.

Tóm tắt chƣơng 4

Sau khi mã hóa và nhập dữ liệu từ 143 phiếu trả lời khảo sát hợp lệ, phân tích dữ liệu nhằm kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thiết đã được tiến hành và cho kết quả như sau:

Thang đo đề xuất có đủ độ tin cậy và giá trị sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

Mơ hình nghiên cứu với 6 nhân tố tác động là nội lực của doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ, ngành công nghiệp hỗ trợ, vai trị của chính phủ và vai trị của Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương là phù hợp và các giả thiết đề ra đều được chấp nhận sau khi thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính bội. Đồng thời trong chương này cũng đã xác định được trọng số tác động của từng nhân tố này lên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ đó làm cơ sở để đề ra các kiến nghị và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong chương này sẽ tóm tắt lại kết quả nghiên cứu thực hiện ở chương 4 và dựa trên cơ sở này sẽ đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực hay còn gọi là khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Và trong chương 5 cũng đề ra những hạn chế của nghiên cứu và phác thảo những hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1 Kết luận:

Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên nền tảng mơ hình hình thoi của Michael E. Porter với 4 nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là yếu tố đầu vào, điều kiện về cầu, ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan và nhân tố cuối cùng là chiến lược, cấu trúc doanh nghiệp và cạnh tranh trong ngành cùng với các lý thuyết về chuỗi giá trị. Tuy nhiên, sau khi tiến hành phỏng vấn tay đôi với các chuyên gia đã đưa đến thống nhất cuối cùng là mơ hình các yếu tố tác động hay quyết định đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương gồm 6 nhân tố được chia theo chủ thể tác động bao gồm nội lực của doanh nghiệp, hạ tầng cơ sở kỹ thuật, thị trường tiêu thụ, các ngành công nghiệp hỗ trợ, vai trị của chính phủ và vai trị của hiệp hội dệt may Bình Dương và đã xây dựng tương đối hồn chỉnh thang đo lường các nhân tố này. Tiếp theo, một cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các quản lý các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được tiến hành nhằm kiểm tra và chỉnh sửa nội dung thang đo cho phù hợp và rõ ràng, tránh bị hiểu sai lệch nội dung.

Sau đó, một nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định lượng đã được thực hiện trên mẫu là 50 doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Dữ liệu được phân tích thơng qua phần mềm SPSS phiên bản 16.0 đã giúp loại bớt những biến quan sát không đủ độ tin cậy và giá trị để đưa ra một thang đo đủ độ tin cậy và có giá trị trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Sau khi hiệu chỉnh thang đo dựa trên kết phân tích trong nghiên cứu sơ bộ, các phiếu khảo sát đã được

gửi đến các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương để tiến hành nghiên cứu chính thức. Và kết quả thu về là 143 phiếu khảo sát hợp lệ.

Phân tích dữ liệu thống kê trên phần mềm SPSS phiên bản 16.0 cho kết quả các thang đo lường đều đáp ứng được độ tin cậy và yêu cầu về mặt giá trị. Với 25 biến quan sát ban đầu, sau khi phân tích EFA đã được nhóm vào 6 nhân tố tác động cùng chiều đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương (CT) là nội lực của doanh nghiệp (NL), cơ sở hạ tầng kỹ thuật (HT), ngành công nghiệp hỗ trợ (CN), thị trường tiêu thụ (TT), vai trị của chính phủ (CS) và vai trị của hiệp hội dệt may Bình Dương (HH).

Sau cùng tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội và kết quả cho thấy các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp được xếp theo thứ tự từ tác động mạnh nhất đến yếu nhất như sau: tác động mạnh nhất là nhân tố ngành công nghiệp hỗ trợ, kế đến là nhân tố thị trường tiêu thụ, xếp hàng thứ ba là nhân tố nội lực của doanh nghiệp, kế đến là là vai trò của chính phủ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật và sau cùng là vai trị của Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương.

5.2 Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng

5.2.1 Kiến nghị về các chính sách:

Bảng 5.1: Giá trị trung bình thang đo vai trị của chính phủ

CS1 CS2 CS3 CS4 CS5

Số lượng mẫu 143 143 143 143 143

Giá trị trung bình 3,8112 3,7203 3,7552 3,6014 3,7902

Nguồn: Kết quả trích từ SPSS

Theo kết quả ở bảng 5.1 cho thấy giá trị trung bình của các thang đo chỉ ở mức tương đối khá, do đó để các chính sách của chính phủ ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp thì chính phủ cần rà sốt lại các chính sách và

có sự hiệu chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện tại đặc biệt là chính sách về tín dụng, cụ thể:

Đối với chính sách thuế: cần phải đơn giản hóa thủ tục, ban hành những

hướng dẫn chi tiết và rõ ràng hơn để doanh nghiệp có thể thực hiện dể dàng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)