Giá trị trung bình thang đo vai trị của chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 86 - 88)

CS1 CS2 CS3 CS4 CS5

Số lượng mẫu 143 143 143 143 143

Giá trị trung bình 3,8112 3,7203 3,7552 3,6014 3,7902

Nguồn: Kết quả trích từ SPSS

Theo kết quả ở bảng 5.1 cho thấy giá trị trung bình của các thang đo chỉ ở mức tương đối khá, do đó để các chính sách của chính phủ ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp thì chính phủ cần rà sốt lại các chính sách và

có sự hiệu chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện tại đặc biệt là chính sách về tín dụng, cụ thể:

Đối với chính sách thuế: cần phải đơn giản hóa thủ tục, ban hành những

hướng dẫn chi tiết và rõ ràng hơn để doanh nghiệp có thể thực hiện dể dàng và nhanh chóng; cần phải thống nhất giữa cơ quan quản lý thuế và hải quan về vấn đề quy định về đối tượng áp dụng và thuế suất đặc biệt là thuế xuất nhập khẩu tránh tình trạng thơng tin trái ngược hoặc khơng rõ ràng và thống nhất giữa hai cơ quan gây khó khăn cho doanh nghiệp; gia tăng tính tự chủ và tự giác của doanh nghiệp trong việc kê khai và nộp thuế vừa giúp doanh nghiệp chủ động và tiết kiệm thời gian vừa giúp cơ quan thuế giảm nhân sự cho những khâu này, tuy nhiên để việc này hiệu quả thì cũng cần có những quy định chế tài nặng đối với những trường hợp trốn, tránh, né thuế; sau cùng xem xét lại thuế suất và thời gian hồn thuế.

Đối với chính sách hải quan: cần phải đơn giản hơn nữa các thủ tục cũng

như có những quy định những hướng dẫn rõ ràng hơn về mơ tả hàng hóa, bên cạnh đó như đề cập ở trên cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và hải quan trong vấn đề liên quan đến thuế xuất nhập khẩu.

Đối với chính sách tín dụng: cần phải có những quy định quản lý chặt chẽ

hơn nữa hoạt động của các ngân hàng nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp “đói” vốn trong khi ngân hàng thừa tiền. Đồng thời, đối với những khoản bảo lãnh tín dụng và ưu đãi lãi suất thì cần có những quy định về đối tượng cho phù hợp với tình hình các doanh nghiệp nhằm đảm bảo những khoản vay này đến được đúng đối tượng là những doanh nghiệp thực sự cần sự hỗ trợ.

Đối với chính sách ngoại hối: việc quản lý thị trường ngoại hối nên để thuận

theo quy luật cung cầu của thị trường quyết định, chính phủ khơng nên can thiệp việc quy định tỷ giá hối đoái sẽ làm mất cân bằng giữa cung và cầu làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ trong việc huy động nguồn ngoại tệ thanh tốn cho ngun vật liệu và máy móc nhập khẩu.

Đối với chính sách lao động: chính quyền địa phương nên đẩy mạnh chương

trình xây dựng nhà ở xã hội cho cơng nhân nhập cư cũng như có như quy định hỗ trợ cho công nhân nhập cư vay vốn mua nhà, tăng cường xây dựng các cơng trình cơng cộng như nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm văn hóa thể dục thể thao nhằm tạo mơi trường sống ổn định và lành mạnh để thu hút lao động.

5.2.2 Kiến nghị về cơ sở hạ tầng:

Theo kết quả ở bảng 5.2 cho thấy các doanh nghiệp vẫn chưa hài lịng về tình trạng cơ sở hạ tầng hiện tại. Do đó, chính phủ và chính quyền địa phương cần phải đầu tư xây dựng, mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông vận tải, cầu cảng nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí cho việc vận chuyển và thơng quan. Bên cạnh đó, đa dạng hóa nguồn cung năng lượng và khơng nên để tình trạng độc quyền cung cấp điện nước như hiện nay kéo dài. Đồng thời, nên có các chính sách thực sự hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trong việc sử dụng nguồn năng lượng thay thế chẳng hạn như cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc không lãi suất đối với các dự án đầu tư máy móc thiết bị cơng nghệ sử dụng tiết kiệm năng lượng hoặc cho các dự án doanh nghiệp trang bị hệ thống điện mặt trời hay năng lượng gió nhằm giảm áp lực cho ngành điện đặc biệt là vào mùa khơ hay có chính sách mua lại lượng điện dư thừa từ các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 86 - 88)