Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 42 - 43)

Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG NGÀNH MAY TỈNH BÌNH DƢƠNG

2.1 Thực trạng ngành may mặc tỉnh Bình Dương:

2.1.5 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

Đối với các doanh nghiệp thì cơ sở hạ tầng có tính quyết định đến hiệu quả sản xuất và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp thể hiện ở việc chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả, thời gian và khoảng cách doanh nghiệp phải bỏ ra để tiếp cận được các yếu tố đó. Trong khi các doanh nghiệp cho rằng hệ thống cung cấp dịch vụ điện thoại và internet rất tốt, đáp ứng nhu cầu với mức phí hợp lý trong tình hình hiện nay. Ngược lại, đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật cảng biển ở tình trạng kém đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp rất nhiều cụ thể thời gian cho công tác vận chuyển nội địa và thông quan rất lâu trong khi may mặc là ngành thời trang và các doanh nghiệp dường như phải “chạy đua” để kịp tiến độ giao hàng cho khách thì việc tiết kiệm nữa ngày hoặc một ngày cũng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp; bên cạnh đó chi phí cho vận chuyển nội địa, chi phí nhận hoặc giao hàng mà các doanh nghiệp phải trả cũng cao hơn so với các nước khác. Một yếu tố khác vơ cùng quan trọng nhưng cũng gây khơng ít khó khăn cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ vào mùa khơ đó là nguồn cung điện và chi phí cho việc sử dụng điện. Tình trạng thiếu điện vào mùa khơ gây khơng ít trở ngại cho các

doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và sản xuất gia công cũng như giá điện ngày càng có xu hướng gia tăng đang bào mịn dần lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp nếu như khơng có giải pháp khả thi nào để thoát ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 42 - 43)