Tổng kết kết quả nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 81 - 85)

Chƣơng 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3 Tổng kết kết quả nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương (CT) chịu tác động bởi 6 nhân tố vai trị của chính phủ (CS), vai trị của Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương (HH), cơ sở hạ tầng kỹ thuật (HT), ngành công nghiệp hỗ trợ (CN), nội lực của doanh nghiệp (NL) và thị trường tiêu thụ (TT). Đồng thời đây là tác động dương thể hiện 5 nhân tố này tác động cùng chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc, riêng nhân tố thị trường tiêu thụ tác động ngược chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Dựa vào hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa cho thấy nhân tố ngành cơng nghiệp hỗ trợ có hệ số cao nhất là 0,272 thể hiện nhân tố này ảnh hưởng mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc. Điều này một lần nữa khẳng định thực trạng cịn thiếu và kém phát triển của ngành cơng nghiệp hỗ trợ cho may mặc Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng khi mà các doanh nghiệp may mặc hàng ngày phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngồi về thì nguồn cung trong nước lại không đáp ứng được yêu cầu của họ cả về số lượng lẫn chất lượng và hệ lụy là chiến lược phát triển theo chiều sâu nhằm nâng cao giá trị của

sản phẩm, rút ngắn thời gian sản xuất và lưu kho, tăng số lần quay vòng vốn,… đều khó được thực hiện một cách lâu dài. Do đó, yêu cầu phát triển các ngành cơng nghiệp hỗ trợ và có liên quan là một yêu cầu cấp thiết, nhưng đến thời điểm hiện tại mặc dù có nhiều đề án được đưa ra nhưng việc triễn khai thực hiện vẫn bị trì trệ do có nhiều vướng mắc.

Nhân tố tác động mạnh thứ hai đó là yếu tố thị trường tiêu thụ có hệ số Beta chuẩn hóa là 0,257. Khi mà cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, những yêu cầu của thị trường ngày càng khắt khe thì những doanh nghiệp phải có những bước cải thiện đáng kể để đáp ứng nhanh chóng những yêu cầu của thị trường sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn trước những đối thủ khác, ngược lại sự hạn chế trong khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng là biểu hiện doanh nghiệp đang yếu thế trước các đối thủ cạnh tranh khác.

Nhân tố xếp thứ ba tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu là nội lực của doanh nghiệp. Nếu môi trường kinh doanh có thuận lợi nhưng các doanh nghiệp khơng cải thiện và nâng cao nội lực của mình thì cũng sẽ bị thị trường đào thải, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa chỉ vì duy trì cách làm củ, không chấp nhận thay đổi và cải thiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, không nâng cao nội lực để có thể trụ vững trước sự cạnh tranh trong thương trường.

Nhân tố thứ tư đó là vai trị của chính phủ. Trong thời gian qua, mặc dù chính phủ ban hành nhiều chính sách và quy định nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đã đạt được một số kết quả khả quan nhất định như thủ tục thuế có phần đơn giản hơn, thủ tục kê khai hải quan, thông quan có phần tốt hơn, thời gian mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn tất các thủ tục này có ngắn đi, việc quy định trần lãi suất tại một số thời điểm cũng phần nào giúp ích cho các doanh nghiệp,…. Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp cũng cần chính phủ đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục, xem xét lại vấn đề thuế suất cũng như việc quản lý thị trường tài chính và

thị trường ngoại tệ một cách khoa học hơn nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Nhân tố tác động xếp thứ năm là cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Với cơ sở hạ tầng kém phát triển, khơng những gây tăng thêm chi phí cho các doanh nghiệp mà cịn làm mất rất nhiều thời gian của họ, trong khi may mặc là ngành thời trang, giao hàng nhanh chóng đơi khi chỉ vài ngày cũng là yếu tố mà khách hàng xem xét để quyết định có đặt hàng với doanh nghiệp hay chuyển sang các nhà máy ở Trung Quốc hiện tại vẫn được cho là có lợi thế về thời gian giao hàng vì gần nguồn nguyên vật liệu.

Nhân tố cuối cùng ít tác động nhất là vai trị của Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương. Đối với một số nước Hiệp hội ngành đóng vai trị quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tuy nhiên điều này lại ngược lại với thực trạng hiện nay trong ngành may mặc Bình Dương khi mà Hiệp hội chưa phát huy hết vai trò và chức năng của mình do nhiều lý do khác nhau thì tác động của Hiệp hội đối với doanh nghiệp cũng như những lợi ích mà Hiệp hội mang lại cho doanh nghiệp cũng có phần hạn chế.

Tóm tắt chƣơng 4

Sau khi mã hóa và nhập dữ liệu từ 143 phiếu trả lời khảo sát hợp lệ, phân tích dữ liệu nhằm kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thiết đã được tiến hành và cho kết quả như sau:

Thang đo đề xuất có đủ độ tin cậy và giá trị sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

Mơ hình nghiên cứu với 6 nhân tố tác động là nội lực của doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ, ngành công nghiệp hỗ trợ, vai trị của chính phủ và vai trị của Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương là phù hợp và các giả thiết đề ra đều được chấp nhận sau khi thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính bội. Đồng thời trong chương này cũng đã xác định được trọng số tác động của từng nhân tố này lên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ đó làm cơ sở để đề ra các kiến nghị và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)