Thiếu hụt số lượng và chất lượng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 38 - 41)

Nguồn: kết quả khảo sát các doanh nghiệp

Theo kết quả khảo sát 16/50 doanh nghiệp có mức thu nhập của cơng nhân trực tiếp sản xuất dưới 3 triệu đồng/tháng, 30/50 doanh nghiệp có mức thu nhập của công nhân trực tiếp sản xuất từ 3-3,5 triệu đồng/tháng và 4/50 doanh nghiệp có mức thu nhập của công nhân trực tiếp sản xuất từ 3,5-4 triệu đồng/tháng. Thu nhập không hấp dẫn là một trong những ngun nhân chính dẩn đến tình trạng biến động lao động. Vấn đề này làm cho các doanh nghiệp bị rơi vào “vòng luẩn quẩn” thiếu

lao động có tay nghề và trình độ làm cho doanh nghiệp thiếu đi cơ hội gia tăng năng suất, cải thiện chất lượng để làm giảm chi phí, khó tham gia vào phân khúc thị trường đòi hỏi chất lượng và yêu cầu kỹ thuật cao trong khi đây thường là những phân khúc có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp làm tăng giá trị sản phẩm; chính những điều này lại dẫn đến thu nhập của người lao động không được như mong đợi là một trong những nguyên nhân chính đưa đến việc người lao động rời bỏ doanh nghiệp, và rồi doanh nghiệp lại rơi vào tình trạng thiếu lao động có chất lượng và tay nghề.

Qua đó cho thấy nhu cầu về lao động có trình độ tay nghề và đạt chất lượng của các doanh nghiệp là rất lớn 44/50 doanh nghiệp cho rằng họ đang rất cần lao động trực tiếp tham gia sản xuất có tay nghề, 26/50 doanh nghiệp đang cần lao động đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật và 21/50 doanh nghiệp cần có đội ngũ quản lý có trình độ. Tuy nhiên, tình trạng khoảng cách giữa chất lượng đào tạo và nhu cầu của doanh nghiệp không phải là vấn đề mới mẽ nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để vì thiếu sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và các trung tâm đào tạo trong vấn đề tổ chức, nội dung và chi phí đào tạo. Do vậy, mặc dù phải đối mặt với rủi ro người lao động sẽ rời bỏ doanh nghiệp trong khi chi phí đào tạo khơng phải là nhỏ nhưng các doanh nghiệp hiện vẫn chọn giải pháp là tự đào tạo vì có nội dung đào tạo phù hợp với nhu cầu và chi phí hợp lý. Theo kết quả khảo sát có 47/50 doanh nghiệp có phịng hoặc bộ phận chun trách đào tạo với kinh phí bình qn trên một doanh nghiệp là 77 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, mặt hạn chế của việc tự đào tạo tại doanh nghiệp là tạo gánh nặng cho doanh nghiệp, chỉ mới đào tạo ngắn hạn chưa đào tạo sâu về mặt chuyên môn kỹ thuật và hạn chế về mặt tổ chức. Ngoại trừ một vài doanh nghiệp có quy mơ lớn nên phịng đào tạo đã được tổ chức một cách bài bản, có giáo viên chuyên trách và nội dung đã được hệ thống hóa, do đó thời gian đào tạo thường dài khoảng 1-3 tháng tùy theo từng yêu cầu cho nội dung được đào tạo nhưng ngược lại học viên sau khi hồn tất khóa học sẽ đáp ứng tốt nhu cầu về năng suất và chất lượng cơng việc. Trong khi đó, những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ hơn thường tổ chức thành bộ phận phụ trách đào tạo công nhân mới mà giáo

viên hướng dẫn là kỹ thuật viên kiêm nhiệm giáo viên, do đó nội dung đào tạo rất linh hoạt tùy theo nhu cầu của chuyền sản xuất nên có ưu điểm là thời gian đào tạo thường ngắn, nhưng nhược điểm việc kiêm nhiệm cũng làm gián đoạn quá trình dạy và học, không thể cùng lúc đào tạo được nhiều học viên và nội dung đào tạo thiếu bài bản nên học viên thiếu căn bản khi chuyển sang công đoạn sản xuất khác lại phải được đào tạo lại cơng đoạn mới. Do đó, việc doanh nghiệp tự đào tạo lao động khơng phải là một giải pháp hồn thiện, về dài hạn công tác đào tạo nên được đảm trách bởi một chủ thể bên ngồi doanh nghiệp nhưng phải có sự phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp.

2.1.3 Máy móc thiết bị:

24 trong tổng số 50 doanh nghiệp được khảo sát trả lời rằng trong 3 năm vừa qua có đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị, trong đó có 7 doanh nghiệp đầu tư mới vì mục đích mở rộng quy mơ sản xuất, 10 doanh nghiệp với mục đích nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và 7 doanh nghiệp vừa mở rộng quy mô sản xuất vừa nâng cao năng suất và chất lượng. Nhưng trình độ cơng nghệ và máy móc thiết bị đang sử dụng đa phần ở mức độ trung bình, chỉ có khoảng 30% đạt trình độ tiên tiến và nguồn gốc thiết bị chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc. Đây thực sự là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp để tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng giá trị sản phẩm trong tương lai. Sự hạn chế về trình độ cơng nghệ và máy móc là do quyết định đầu tư của các cơng ty mẹ nhằm tận dụng máy móc thiết bị hiện có và lợi thế về lao động, còn đối với các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là một phần là do năng lực tài chính của doanh nghiệp một phần là do doanh nghiệp chưa tiếp cận được những luồng thông tin về cơng nghệ và máy móc mới đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, thường quyết định đầu tư máy móc theo đi các doanh nghiệp khác (tìm hiểu những loại máy mới qua việc tìm hiểu từ thực tế sử dụng của các nhà máy khác, hoặc từ giới thiệu của khách hàng,…) do đó có độ trễ trong trình độ máy móc thiết bị được đầu tư. Bên cạnh đó, cơng tác nghiên cứu trong nước về

cơng nghệ và máy móc mới cho ngành may mặc hiện nay chưa phát triển và chưa được quan tâm đúng mức cũng là một hạn chế cho các doanh nghiệp trong tỉnh.

10% 20% 45% 20% 5% Tự động Bán tự động Điện tử

Không phân loại được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 38 - 41)