Chƣơng 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.4 Thiết kế nghiên cứu chính thức:
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện qua các giai đoạn sau:
Thiết kế mẫu nghiên cứu
Thu thập thông tin từ mẫu khảo sát
Phân tích dữ liệu bằng phần mềm xử lý SPSS 16.0 nhằm khẳng định các yếu tố cũng như độ tin cậy và giá trị của các thang đo lường các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bản tỉnh Bình Dương; kiểm định độ phù hợp mơ hình nghiên cứu cùng các giả thiết được thiết kế và đề xuất.
3.4.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu:
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, trong đó:
Đối tượng khảo sát: là các doanh nghiệp may mặc gia công hàng xuất khẩu
trên địa bàn tỉnh Bình Dương khơng phân biệt loại hình doanh nghiệp hay quy mơ doanh nghiệp.
Đối tượng được phỏng vấn: là các quản lý (từ cấp trưởng phòng trở lên) của
các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh Bình Dương khơng phân biệt trình độ học vấn, độ tuổi, giới tính.
Kích thước mẫu: có nhiều quan điểm khác nhau về kích thước mẫu phù hợp
tùy theo mức kỳ vọng vào mức ý nghĩa, độ mạnh của phép kiểm định, phương pháp phân tích dữ liệu và phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, các tham số cần ước lượng và quy luật phân phối của các lựa chọn của đáp viên. Chẳng hạn như:
Theo Tabachnick và Fidell (2007), để tiến hành phân tích hồi quy bội MLR thì kích thước mẫu phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 8p+50 (p là số biến độc lập
trong mơ hình (Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 499).
Trong khi đó theo Harris RJ. (1985) kích thước mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 104+m (m là số lượng biến độc lập và phụ thuộc) hoặc lớn hơn hoặc bằng 50+m nếu m <5 (Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp, 2012, trang 141).
Theo Hair & ctg (2006) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 50 và tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát trên biến đo lường là 5/1 nghĩa là mổi biến đo lường cần 5 quan sát (Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 398).
Mơ hình nghiên cứu này gồm có 28 biến đo lường như vậy cở mẫu tối thiểu là 140. Song để đạt được cở mẫu này sau khi loại bỏ những phiếu không phù hợp tác giả quyết định gửi đi 220 bảng khảo sát.
Thang đo lường các biến quan sát: thang đo được sử dụng là thang đo Likert
5 điểm với 1 là hồn tồn khơng đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý.
3.4.2 Thông tin mẫu nghiên cứu:
Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn dưới ba hình thức sau:
- Phỏng vấn trực tiếp
- Phỏng vấn qua điện thoại
- Phỏng vấn qua email và trực tuyến
Kết quả thu về 174 phiếu khảo sát từ 220 phiếu đã gửi đi. Sau khi loại các phiếu không phù hợp do trùng lắp doanh nghiệp, đáp viên không phải là cấp quản lý, phiếu có ơ trống hay trả lời cùng một mức độ cho các câu hỏi, chọn nhiều lựa
chọn cho cùng một câu hỏi thì lọc ra được 143 phiếu hợp lệ dùng để phân tích và kiểm định (kết quả được phân tích ở chương 4).
Trong số 143 phiếu trả lời hợp lệ được thu thập được trả lời bởi đại diện là cấp quản lý là những người có am hiểu về doanh nghiệp, trong có 41 đáp viên là quản lý cấp cao (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, giám đốc hoặc phó giám đốc) chiếm 28,7%, 79 đáp viên là trưởng phòng kinh doanh hoặc marketing chiếm 55,2%, 12 đáp viên là trưởng phòng tổng hợp và nhân sự chiếm 8,4% , 7 đáp viên là trưởng phịng tài chính kế toán chiếm 4,9% và 4 đáp viên là trưởng phịng sản xuất chiếm 2,8%.
Loại hình doanh nghiệp được khảo sát bao gồm 1 doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ 0,7%, 42 doanh nghiệp trong nước chiếm 29,4% và 100 doanh nghiệp có yếu tố vốn nước ngồi chiếm 69,9%.
Tóm tắt chƣơng 3
Sau khi tiến hành thảo luận với các chuyên gia một mơ hình 6 yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu đã được hình thành (hình 3.2) và để đo lường các yếu tố này một thang đo gồm 26 biến đo lường 6 yếu tố độc lập và 3 biến đo lường yếu tố phụ thuộc năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc đã được xây dựng. Tuy nhiên, sau khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ trên mẫu là 50 doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì kết quả mơ hình 6 yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vẫn không thay đổi, riêng biến NL5 (doanh nghiệp tiếp cận nguồn ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất và máy móc thiết bị rất thuận tiện và dễ dàng) bị loại khỏi thang đo do không đạt được độ tin cậy. Như vậy thang đo mới chỉ gồm 25 biến đo lường 6 nhân tố độc lập và 3 biến đo lường nhân tố phụ thuộc và các biến đo lường này vẫn được giữ nguyên gốc sau khi phân tích EFA.
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày kết quả của nghiên cứu chính thức, bao gồm các nội dung sau: (1) kiểm định thang đo bằng độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA; (2) Kiểm định sự phù hợp của mơ hình; (3) Kiểm định các giả thiết nghiên cứu đã đề ra.