Chƣơng 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.1 Kiểm định thang đo:
Thang đo sẽ được kiểm định về mặt độ tin cậy và mặt giá trị thông qua việc kiểm định hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.1.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha:
Như đã trình bày ở chương 3 một thang đo được xem là có đủ độ tin cậy khi hội đủ hai điều kiện là hệ số Cronbach alpha phải lớn hơn hoặc bằng 0,6 và hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh phải lớn hơn hoặc bằng 0,3 và đây cũng là tiêu chuẩn được áp dụng trong chương 4.
4.1.1.1 Kiểm định thang đo biến độc lập:
Thang đo nhân tố nội lực của doanh nghiệp (NL) gồm có 6 biến quan sát (NL1, NL2, NL3, NL4, NL5 và NL6) có hệ số Cronbach Alpha là 0,908 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường nhân tố này đều lớn hơn 0,6 (phụ lục 6.1). Trong đó, hệ số tương quan biến tổng của biến NL4 là nhỏ nhất 0,669 và lớn nhất là 0,883 của biến NL3. Như vậy, thang đo nội lực doanh nghiệp đạt yêu cầu và các biến quan sát của nó sẽ được đưa vào phân tích nhân tố ở các bước tiếp theo.
Thang đo nhân tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật (HT) gồm có 3 biến quan sát (HT1, HT2 và HT3) có hệ số Cronbach Alpha là 0,861 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường nhân tố này đều lớn hơn 0,7 (phụ lục 6.1). Như vậy, thang đo cơ sở hạ tầng kỹ thuật đạt yêu cầu và các biến quan sát của nó sẽ được đưa vào phân tích nhân tố ở các bước tiếp theo.
Thang đo nhân tố thị trường tiêu thụ gồm có 3 biến quan sát (TT1, TT2 và TT3) có hệ số Cronbach Alpha là 0,825 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường nhân tố này đều lớn hơn 0,6 (phụ lục 6.1). Như vậy, thang đo thị trường tiêu thụ đạt yêu cầu và các biến quan sát của nó sẽ được đưa vào phân tích nhân tố ở các bước tiếp theo.
Thang đo nhân tố ngành công nghiệp hỗ trợ gồm có 4 biến quan sát (CN1, CN2, CN3 và CN4) có hệ số Cronbach Alpha là 0,88 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường nhân tố này đều lớn hơn 0,6 (phụ lục 6.1). Trong đó, hệ số tương quan biến tổng của biến CN3 là nhỏ nhất 0,653 và lớn nhất là 0,83 của biến CN4. Như vậy, thang đo ngành công nghiệp hỗ trợ đạt yêu cầu và các biến quan sát của nó sẽ được đưa vào phân tích nhân tố ở các bước tiếp theo.
Thang đo lường nhân tố vai trị của chính phủ gồm có 5 biến (CS1, CS2, CS3, CS4 và CS5) có hệ số tin cậy Cronbach Alpha khá cao 0,954 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường nhân tố này đều lớn hơn 0,8 (phụ lục 6.1). Như vậy, thang đo vai trị của chính phủ đạt u cầu và các biến quan sát của nó sẽ được đưa vào phân tích nhân tố ở các bước tiếp theo.
Thang đo lường nhân tố vai trị của Hiệp hội dệt may Bình Dương (HH) gồm có 4 biến quan sát (HH1, HH2, HH3 và HH4) có hệ số tin cậy Cronbach Alpha khá lớn 0,918 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường nhân tố này đều lớn hơn 0,7 (phụ lục 6.1). Như vậy, thang đo vai trị của Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương đạt yêu cầu và các biến quan sát của nó sẽ được đưa vào phân tích nhân tố ở các bước tiếp theo.
4.1.1.2 Kiểm định thang đo biến phụ thuộc:
Thang đo lường nhân tố năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu gồm có 3 biến quan sát (CT1, CT2 và CT3) có hệ số Cronbach Alpha là 0,777 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường nhân tố này đều lớn hơn 0,5 (phụ lục 6.1). Trong đó, hệ số tương quan biến tổng của biến CT1 là
nhỏ nhất 0,562 và lớn nhất là 0,663 của biến CT2. Như vậy, thang đo năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu đạt yêu cầu và các biến quan sát của nó sẽ được đưa vào phân tích nhân tố ở các bước tiếp theo.
4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis):
Như đã đề cập ở chương 3 điều kiện để có thể thực hiện phân tích EFA là Sig<5% và chỉ số KMO >0,5 và tiêu chuẩn để rút trích nhân tố là những nhân tố có Engenvalues lớn hơn hoặc bằng 1, tổng phương sai trích từ 50% trở lên và hệ số nhân tố tải lớn hơn 0,3. Mục đích của phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm đánh giá giá trị thang đo và rút gọn tập biến (kết quả EFA tại phụ lục 6.2)
4.1.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập:
Thang đo các thành phần cấu thành nên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu gồm có 6 nhân tố với 25 biến quan sát sau khi đạt được độ tin cậy thông qua kiểm định hệ số Cronbach Alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá để đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng nhân tố và giá trị phân biệt của các nhân tố cũng như rút trích các biến quan sát vào các nhân tố.
Kết quả kiểm định Bartlett‟s test of sphericity cho thấy sig=0,0000, kiểm định Bartlett có ý nghĩa về mặt thống kê (p-value<0,05) như vậy đáp ứng được điều kiện cần để phân tích nhân tố EFA. Bên cạnh đó, chỉ số KMO=0,871 (>0.5) nên đủ điều kiện để phân tích nhân tố khám phá EFA.
Từ 25 biến quan sát các yếu tố quyết định hay tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương sau khi được đưa vào phân tích nhân tố đều thỏa mãn các yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA. Với phương pháp rút trích Principal Components và phép xoay Viramax 25 biến quan sát này được chia ra thành 6 nhân tố (yếu tố) quyết định tại mức giá trị Eigenvalues 1,013 (>1) với tổng phương sai trích là 79,039% (>50%) và
các hệ số nhân tố tải đều nằm trong khoảng 0,564 đến 0,776 (>0,5) và khác biệt hệ số tải nhân tố của mỗi nhân tố đều >0,3 (phụ lục 6.2). Như vậy thang đo đạt yêu cầu về mặt giá trị. Và từ bảng ma trận xoay các nhân tố (Rotated Component Matrix) (phụ lục 6.2) các biến này được nhóm lại thành 6 nhân tố theo yêu cầu hệ số tải nhân tố >0,5 cụ thể như sau:
Nhân tố thứ nhất: thành phần vai trị của chính phủ (CS) được nhóm từ 5 biến quan sát CS1, CS2, CS3, CS4 và CS5.
Nhân tố thứ hai: thành phần nội lực của doanh nghiệp (NL) được nhóm từ 6 biến quan sát NL1, NL2, NL3, NL4, NL5 và NL6.
Nhân tố thứ ba: thành phần vai trị của Hiệp hội Dệt may Bình Dương (HH) được nhóm từ 4 biến quan sát HH1, HH2, HH3 và HH4.
Nhân tố thứ tư: thành phần các ngành cơng nghiệp hỗ trợ (CN) được nhóm từ 4 biến quan sát CN1, CN2, CN3 và CN4.
Nhân tố thứ năm: thành phần cơ sở hạ tầng kỹ thuật (HT) được nhóm từ 3 biến quan sát HT1, HT2 và HT3.
Nhân tố thứ sáu: thành phần thị trường tiêu thụ được nhóm từ 3 biến quan sát TT1, TT2 và TT3.
4.1.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc:
Thang đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc xuất khẩu gồm 3 biến quan sát đạt độ tin cậy sau khi kiểm định bằng hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá. Kiểm định (KMO and Bartlett‟s test) cho kết quả Sig=0,000<0,05 cho thấy điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau đạt yêu cầu và chỉ số KMO=0,688>0,5 thể hiện điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp cũng đạt yêu cầu.
Thành phần năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại mức giá trị Eingenvalues = 2,09 có tổng phương sai trích là 69,672% (>50%) và các hệ số tải nhân tố nằm trong khoảng 0,794 đến 0,865 (>0,5) (phụ lục 6.2) như vậy thang đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và phân biệt. Đồng thời tại điểm này phân tích nhân tố đã rút trích được 1 nhân tố (CT) từ 3 biến quan sát (CT1, CT2 & CT3).
Tóm lại, dựa vào các kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha và nhân tố khám phá EFA cho thấy thang đo năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương và 6 thành phần quyết định hay tác động đến năng lực cạnh tranh này được xây dựng có đủ độ tin cậy và đều đạt yêu cầu về giá trị.
4.1.3 Hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu và các giả thiết:
Kết quả phân tích nhân tố khám phá đã rút trích được 6 nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương như mơ hình đề xuất ban đầu (hình 3.2). Như vậy khơng có sự thay đổi về mơ hình và các giả thiết đã đặt ra (phần 3.2.2.1).