Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG NGÀNH MAY TỈNH BÌNH DƢƠNG
2.1 Thực trạng ngành may mặc tỉnh Bình Dương:
2.1.7 Tác động của các chính sách:
Trong thời gian qua, chính phủ đã ban hành nhiều quy định và chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động như thủ tục thuế và thủ tục kê khai hải quan đơn giản hơn trước đây, chính sách tín dụng thống hơn giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng các chính sách này vẫn cần được thay đổi để tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Cụ thể là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn cịn cao, thủ tục hồn thuế và miễn giảm thuế vẫn cịn phức tạp; cần đơn giản hóa thủ tục hải quan liên quan đến miễn giảm thuế nhập khẩu, thủ tục kiểm tra và mơ tả hàng hóa.
Về chính sách điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá đồng nội tệ một mặt tác động tốt đến doanh thu của các doanh nghiệp, nhưng mặt khác cũng làm chi phí nguyên vật liệu và máy móc thiết bị nhập khẩu tăng lên. Do đó, nếu khơng có cải
tiến về công nghệ và quản lý nhằm bù đắp cho những khoản chi phí này thì hoặc doanh nghiệp phải tăng giá bán hoặc chấp nhận giảm lợi nhuận.
Về chính sách tín dụng đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay dể dàng hơn, thủ tục vay đã được đơn giản hóa nhưng điều kiện vay vẫn còn khắt khe, lãi suất vay còn cao và thời hạn vay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Chính sách bảo lãnh tín dụng và hổ trợ lãi suất đã đến được một vài doanh nghiệp, tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ thực sự cần sự hổ trợ này lại khó tiếp cận vì khơng đáp ứng được các điều kiện vay.
Về chính sách lao động với những quy định ngày càng tốt hơn cho người lao động như nâng cao mức lương tối thiểu, quy định ngày càng chặt chẽ hơn về an toàn lao động, chính sách về bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế theo hướng ngày càng bảo vệ người lao động, xét ở khía cạnh nào đó đang là một khó khăn cho các doanh nghiệp vì sẽ đẩy chi phí của các doanh nghiệp lên cao hay những quy định giảm giờ làm, giới hạn thời gian tăng ca tăng giờ gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi vào thời gian cao điểm của năm. Nhưng xét ở một góc độ khác nếu các doanh nghiệp đáp ứng tốt những quy định này thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp lại được nâng lên. Bên cạnh những chính sách của chính phủ thì các doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải đáp ứng những điều kiện quy định từ phía khách hàng mà chứng chỉ SA8000 thường được các khách hàng Châu Âu yêu cầu nhất. Theo kết quả khảo sát có 43 doanh nghiệp trong tổng số 50 doanh nghiệp có chứng chỉ này, chứng tỏ các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của các chính sách lao động đến lợi thế cạnh tranh.
2.1.8 Vai trị của Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương:
Từ khi thành lập vào năm 2008 đến nay Hiệp hội chỉ có khoảng 54 thành viên là các doanh nghiệp dệt, may và cung cấp hàng hóa và dịch vụ hỗ trợ. Qua đó cho thấy Hiệp hội chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia. Trong số 50 doanh nghiệp được khảo sát có 36 doanh nghiệp khơng là thành viên của Hiệp hội
Dệt may Bình Dương. Nhưng điều đáng lưu ý là trong số 36 doanh nghiệp này thì có đến 18 doanh nghiệp cho rằng không cần thiết tham gia Hiệp hội, 7 doanh nghiệp khơng có thơng tin về Hiệp hội và 8 doanh nghiệp cho rằng khơng cần tham gia Hiệp hội do chi phí cao so với những lợi ích mà Hiệp hội mang lại và 3 doanh nghiệp không nêu lý do. Như vậy, chi phí khơng phải là vấn đề chính mà dịch vụ hỗ trợ và chất lượng dịch vụ Hiệp hội có thực sự đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mới có thể thuyết phục sự tham gia của các doanh nghiệp. Thực tế trong thời gian qua, Hiệp hội chỉ thực hiện vai trị cung cấp thơng tin cho các thành viên, đại diện các doanh nghiệp để làm việc với chính quyền địa phương nhưng vẫn chưa là cầu nối kết các doanh nghiệp thành viên lại với nhau cũng như chưa kết nối được các doanh nghiệp may và doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ hỗ trợ, giữa doanh nghiệp may với thị trường tiêu thụ và quan trọng nhất là vẫn chưa xây dựng được chiến lược ngành dệt may của tồn tỉnh. Tóm lại, vai trị của Hiệp hội Dệt may tỉnh Bình Dương đang thể hiện cịn nhiều hạn chế, do đó để đáp ứng mong đợi của các doanh nghiệp thì Hiệp hội cần phải có sự cải thiện đáng kể.
2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc gia công xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng: xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng:
Qua thực trạng trên cho thấy các doanh nghiệp đã và đang nỗ lực tìm ra các giải pháp về ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của mình như những giải pháp về công nghệ, về hệ thống quản trị đặc biệt là quản trị chi phí và quản trị chất lượng, những giải pháp về đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, phương thức sản xuất kinh doanh,… từ đó mà tạo ra được nhiều lợi thế cho mình cũng như tranh thủ tận dụng những thời cơ từ môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, bên trong bản thân các doanh nghiệp vẫn còn đang tồn tại nhiều yếu kém cần phải khắc phục bên cạnh các thách thức từ mơi trường bên ngồi mang đến mà doanh nghiệp cần phải đương đầu và vượt qua một cách thành công. Ma trận SWOT của ngành may mặc xuất khẩu tỉnh Bình Dương được thể hiện như sau:
May mặc vẫn được xem là một trong những ngành cơng nghiệp chủ yếu của tỉnh Bình Dương và rất được sự quan tâm và hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng cao qua các năm.
Giá trị gia tăng của sản phẩm có xu hướng gia tăng do xu hướng chuyển dịch phương thức từ gia công xuất khẩu sang sản xuất xuất khẩu, trong gia cơng xuất khẩu thì các doanh nghiệp cũng cố gắng gia tăng thêm giá trị cho sản phẩm bằng cách gia tăng thêm các công đoạn gia công cũng như các nguyên phụ liệu có thể cung cấp như từ chỉ gia công thuần túy là các công đoạn cắt may, sang đến khâu hoàn tất, wash, in, thêu, từ việc khách hàng cung cấp hồn tồn ngun phụ liệu thì các doanh nghiệp may sẽ cung cấp một phần phụ liệu như chỉ, bao bì, thùng đóng gói, nhãn mác,…
Nguồn nhân lực đáp ứng một cách tương đối nhu cầu của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là lực lượng lao động có trình độ và tay nghề.
Các doanh nghiệp bước đầu đã quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình bằng cách xây dựng uy tín của doanh nghiệp trước khách hàng thơng qua nâng cấp chất lượng hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng tốt ngày giao hàng của khách hàng ngay cả là trong gia công xuất khẩu hay sản xuất xuất khẩu.
Các doanh nghiệp đã ý thức vấn đề nâng cao năng suất sản xuất và tiết giảm chi phí là một trong những con đường mà doanh nghiệp phải đi trong bối cảnh chi phí gia tăng ngày càng cao, và cách mà các doanh nghiệp hiện đang và sẽ thực hiện là đầu tư máy móc thiết bị cơng nghệ hiện đại, cải thiện chất lượng, đầu tư vào nguồn nhân lực, kiểm soát chặt chẽ chi phí và cắt giảm bớt những công đoạn dư thừa không tạo ra giá trị,…
Phương thức kinh doanh phần lớn vẫn là gia cơng xuất khẩu, do đó phần lớn nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu, giá trị gia tăng của sản phẩm không cao, lợi nhuận không lớn
Hạn chế ở khâu thiết kế, chủ yếu là sao chép lại rập và mẫu mã do khách hàng cung cấp chứ chưa tự nghiên cứu xu thế thời trang và thiết kế ra mẫu mới để chào bán cho khách hàng.
Yếu về khâu nghiên cứu thị trường và công tác marketing, một số doanh nghiệp khơng có cả hai khâu này.
So với Bangladesh giá thành sản xuất của các doanh nghiệp may Bình Dương tương đối cao trong khi phân khúc thị trường giá cấp thấp và cấp trung bình là hai phân khúc chủ yếu của các doanh nghiệp này.
Nguồn nhân lực chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp một phần là do sự khập khiễng giữa công tác đào tạo nhân sự và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, thêm vào đó là khả năng dịch chuyển nguồn nhân lực sang các tỉnh thành khác khi mà ngày càng nhiều nhà máy được đặt tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc sẽ thu hút lực lượng lao động nhập cư trở về tỉnh nhà để cơng tác.
Trình độ máy móc thiết bị và cơng nghệ chỉ ở mức trung bình, cùng với trình độ và tay nghề của lao động chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp đã dẫn đển năng suất của các doanh nghiệp chưa cao.
Ở một số doanh nghiệp hệ thống quản trị chất lượng và quản trị chi phí chưa được thực sự phù hợp và hiệu quả.
Nguồn vốn cho các doanh nghiệp vẫn còn thiếu thốn và một số doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn khi huy động nguồn vốn đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ.
Mơi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, các chính sách của chính phủ ban hành đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính quyền tỉnh Bình Dương có nhiều chính sách đặc biệt là các chính sách về lao động nhằm thu hút lao động ở lại làm việc lâu dài.
Chính quyền địa phương cũng như hiệp hội dệt may Bình Dương rất chú trọng và thúc đẫy đề án phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may được duyệt và tiến hành.
Ngày càng có nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng mở rộng thị trường xuất khẩu.
Thách thức:
Ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển xứng tầm để đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.
Cơ sở hạ tầng chưa thực sự phát triển.
Chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia sản xuất may mặc khác như Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ,…
Sức cạnh tranh của sản phẩm giảm do giá cả ngun vật liệu đầu vào, chi phí nhân cơng và các chi phí khác ngày càng có xu hướng gia tăng.
Các rào cản về kỹ thuật như vệ sinh an tồn hàng hóa (các quy định về các loại hóa chất có trong sản phẩm), quy định về trách nhiệm xã hội,… ngày càng được nâng cao.
Một số quy định của các chính sách của chính phủ cịn gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Tóm tắt chƣơng 2
Ngành may mặc Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng đóng vai trị đáng kể trong nền kinh tế đặc biệt là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực hàng năm mang về trên 10 tỷ USD cho Việt Nam và giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động. Đối với khách hàng, ngày càng có nhiều người biết đến sản phẩm may mặc Việt Nam vì chất lượng hàng hóa và dịch vụ ngày càng được cải thiện đã giúp cho sản phẩm may mặc của Việt Nam đã có một vị thế trên thị trường quốc tế. Bên cạnh những thành tựu có được thì ngành may mặc Việt Nam nói chung và của tỉnh Bình Dương nói riêng vẫn cịn tồn tại nhiều vấn đề như hình thức kinh doanh sản xuất đa phần vẫn dựa vào hình thức gia cơng xuất khẩu, kế đến là sản xuất xuất khẩu nhưng lại theo kiểu dáng mẫu mã do khách hàng cung cấp và đa phần nguyên vật liệu đầu vào phải nhập khẩu từ nước ngoài nên giá trị gia tăng trên sản phẩm và lợi nhuận thu về khơng cao. Do đó, trước áp lực về chi phí ngày càng gia tăng, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt thì các doanh nghiệp muốn trụ vững cần phải có chiến lược kinh doanh dài hạn nhằm nâng cao giá trị sản phẩm của mình và liên kết chặt chẽ với các ngành cung ứng trong nước hình thành nên chuỗi cung ứng mạnh đủ lực đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Chƣơng 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Dựa vào các lý thuyết về cạnh tranh và mơ hình các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong một ngành nghề hay một vùng lãnh thổ đã được trình bày ở chương 1 và thực trạng của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh Bình Dương ở chương 2, trong chương 3 sẽ trình bày những nội dung sau:
- Thực hiện nghiên cứu định tính nhằm khám phá và khẳng định các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Thực hiện nghiên cứu định lượng trên mẫu thử 50 doanh nghiệp nhằm kiểm
định lại mơ hình và thang đo; loại bỏ những biến quan sát không phù hợp trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.
3.1 Quy trình nghiên cứu:
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu đã đề ra và dựa trên cơ sở lý thuyết để đề xuất mơ hình nghiên cứu và các thang đo. Sau đó, tiến hành lấy ý kiến của các chuyên gia thông qua phỏng vấn tay đôi và phỏng vấn chuyên sâu nhằm đảm bảo giá trị nội dung của mơ hình, nội dung của các thang đo cũng như sự phù hợp của các biến đo lường. Mơ hình và thang đo sau khi được hiệu chỉnh sẽ được dùng để tiến hành nghiên cứu sơ bộ nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo từ đó loại bỏ những thang đo khơng phù hợp trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Sau đó tiến hành nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng nhằm kiểm định độ tin cậy và phù hợp của mơ hình thang đo, mơ hình nghiên cứu cùng các giả thuyết bằng các kỹ thuật: cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy tuyến tính bội. Cuối cùng, dựa trên kết quả đã được phân tích để đưa ra các giải pháp và kiến nghị.
Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và kết quả các nghiên cứu liên quan
Đề xuất mơ hình và thang đo nháp đầu
Nghiên cứu định tính
Điều chỉnh mơ hình và thang đo
Mơ hình và thang đo chính thức
Nghiên cứu định lượng (nghiên cứu sơ bộ)
Nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng)
Phân tích kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị giải pháp
3.2 Nghiên cứu định tính:
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính:
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi trực tiếp và qua điện thoại một số quản lý các doanh nghiệp và hiệp hội ngành dệt may những người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành này. Trong đó có Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Bình Dương, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May tỉnh Bình Dương và 3 quản lý là Giám đốc, Trưởng phòng của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Việc phỏng vấn được thực hiện vào tháng 9/2013.
Mục đích của thảo luận tay đơi nhằm:
Khám phá các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Bình Dương và các biến quan sát đo lường các yếu tố này.
Khẳng định các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Bình Dương và các biến quan sát đo lường các yếu tố này theo mơ hình đã đề xuất ở chương 1 và những phân tích thực trạng của các doanh nghiệp ở chương 2, dựa trên cơ sở đó hiệu chỉnh, bổ sung các yếu tố quyết định