Những nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 63 - 66)

6. Nội dung của luận văn

2.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ tín dụng tại NHTMCP Phương Nam

2.2.3.3. Những nguyên nhân chủ yếu

Tình hình vốn khả dụng và thanh khoản nhiều căng thẳng: Từ đầu năm 2010, hoạt động của các NHTM bắt đầu xuất hiện hiện tượng khan hiếm tiền VND. Điều này trở thành vấn đề lớn, khi nhiều ngân hàng đồng loạt hạn chế (và thậm chí ngừng hẳn có thời hạn) cho vay ra do khó khăn thanh khoản và căng thẳng vốn khả dụng. Một số NHTM lớn bắt đầu tiến hành giảm lãi suất cho vay, tăng cường giải ngân cho những nhóm đối tượng nhất định, đặc biệt là theo hướng khuyến khích phát triển các ngành hàng sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp và nơng thơn,…

Tình hình lãi suất biến đổi mạnh : Trong những năm gần đây, lãi suất huy động VND có những biến động mạnh. Trong năm 2012, hệ thống ngân hàng giảm lãi suất huy động và cho vay đến 6 lần. Đó cũng là thời điểm hoạt động cho vay của nhiều NHTM cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt, tốc độ tăng trưởng tín dụng rất thấp.

Ngân hàng thắt chặt tín dụng: Giai đoạn sau năm 2008, các nghiệp vụ cho

vay đầu tư bất động sản, chứng khốn và tín dụng tiêu dùng là những nghiệp vụ chính bị thắt chặt. Chính sách thắt chặt tiền tệ và khó khăn thanh khoản trong nửa đầu năm là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều ngân hàng buộc phải hạn chế đối với những nghiệp vụ này.

Hạn mức tín dụng lên đến 30% : Để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát, NHNN đã đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm ở mức 30%. Theo đó, các NHTM khơng cịn khả năng đẩy mạnh tín dụng tăng trưởng nóng như năm 2007 (hạn mức tín dụng lên đến 51,39%).

* Yếu tố con người

Mặc dù Ngân hàng TMCP Phương Nam có một đội ngũ trình độ khá cao (93% là trình độ Đại học và trên đại học), tuy nhiên kinh nghiệm làm việc thực tiễn vẫn còn thiếu kinh nghiệm thực tế, nhất là hiện nay khi Ngân hàng đổi mới, áp dụng khoa học công nghệ vào hệ thống ngân hàng, thì việc sử dụng các khoa học cơng nghệ cịn lúng túng.

Về mặt đạo đức nghề nghiệp cũng rất quan trọng. Ngân hàng TMCP Phương Nam ít nhiều cũng bị ảnh hưởng từ dư luận về những vụ việc năm 2005 và năm 2008. Ngành ngân hàng là một ngành nhạy cảm, trong hệ thống ngân hàng cũng vẫn còn tồn tại những nhân viên có phẩm chất đạo đức chưa tốt, đặc biệt là mảng tín dụng.

* Yếu tố quản lý

Khơng có sự tách bạch giữa bộ phân chuyên làm công tác tư vấn trực tiếp với khách hàng và bộ phận phân tích tín dụng

Hiện nay, ở Ngân hàng, cán bộ tín dụng vẫn là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn khách hàng về thủ tục và hồ sơ xin vay vốn. Đồng thời cũng chính cán bộ tín dụng đó là người phân tích, thẩm định hồ sơ xin vay vốn của khách hàng. Điều này, ít nhiều gây ảnh hưởng tới tính khách quan của q trình thẩm định khách hàng vay vốn. Do vậy, khiến cho kết quả phân tích, thẩm định tín dụng có thể thiếu chính xác, làm gia tăng rủi ro tín dụng và nợ xấu.

Chiến lược khách hàng của Ngân hàng chưa quan tâm đúng mức tới các doanh nghiệp quốc doanh, khiến cho tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp này rất thấp trong tổng dư nợ. Trong khi đó đây là các doanh nghiệp có quy mơ vốn lớn, nhu cầu cấ tín dụng cao.

* Yếu tố máy móc, thiết bị:

Về cơ bản Ngân hàng TMCP Phương Nam đã đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, phần mềm Core banking trong toàn hệ thống, tạo sự an toàn và thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch; đầu tư và triển khai hệ thống GL - Core gồm các phân hệ như: Kế tốn, Quản lý tài sản cố định và cơng cụ lao động, Quản lý vốn nội

bộ. Tuy nhiên với sự thay đổi chóng mặt của khoa học cơng nghệ hiện nay, thì dù đã đầu tư nhưng Ngân hàng khó có thể bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở lý luận chung về chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng thương mại, trong chương 2 tác giả đã đi sâu vào phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ tín dụng của NHTMCP Phương Nam. Từ đó đánh giá, chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng. Trong các năm qua, sản phẩm tín dụng của Ngân hàng Phương Nam có tính cạnh tranh khá cao. Các sản phẩm này nhằm tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa. Các chính sách khá phù hợp, cũng như những cố gắng của đội ngũ nhân viên nên mặc dù nền kinh tế có những biến động bất lợi nhưng Ngân hàng vẫn duy trì được mức dư nợ tín dụng tăng trưởng hàng năm, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu theo tiêu chuẩn, cơ cấu tín dụng chuyển biến theo hướng hợp lý. Tuy nhiên Ngân hàng còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định như: tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng hay tiềm ẩn nhiểu nguy cơ rủi ro tín dụng,.....

Qua khảo sát khách hàng và sử dụng phần mềm SPSS, cho thấy chất lượng tín dụng của NHTMCP Phương Nam, phụ thuộc vào 5 yếu tố: sự tin cậy, khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ, sự đồng cảm và phương tiện hữu hình. Nhìn chung chất lượng dịch vụ của ngân hàng khá làm hài lịng khách hàng, trong đó tính đáp ứng cao của Ngân hàng có tác động mạnh nhất, ngược lại độ tin cậy và phương tiện hữu hình tác động thấp đến sự hài lịng của khách hàng cũng khá đúng với thực tế của tình hình của NH Phương Nam hiện nay. Mặc dù có nhiều đổi mới nhưng chất lượng tín dụng của Ngân hàng Phương Nam vẫn chưa thực sự được đảm bảo tốt nhất. Ngân hàng vẫn nằm trong nhóm các Ngân hàng thương mại có quy mơ nhỏ và vừa. Quy trình tín dụng cịn thực sự chưa hiệu quả. Về cơ sở vật chất cũng như việc ứng dụng kỹ thuật và cơng nghệ vào hệ thống ngân hàng vẫn cịn non kém so với nhiều các ngân hàng lớn khác trong hệ thống các NHTMCP hiện nay.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)