Hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 74 - 75)

6. Nội dung của luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng TMCP

3.2.3. Hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần

Để nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng, yếu tố con người là yếu tố nòng cốt. Ngân hàng cần coi trọng cơng tác tín dụng và phẩm chất cán bộ tín dụng. Muốn vậy, Ngân hàng cần có chính sách cụ thể từ khâu tuyển dụng nhân lực, đào tạo nhân lực và hoạch định chính sách thu hút nhân tài.

- Cùng với sự phát triển của mạng lưới trong thời gian tới, Ngân hàng cần lập kế hoạch tuyển dụng được những nhân lực có chất lượng cao và day dạn kinh nghiệm. Ngân hàng cần ban hành và cụ thể hố các chính sách thu hút nhân tài, nhất là các chuyên gia đầu ngành, chun gia giỏi, những người có trình độ trong lĩnh vực chuyên môn, sản phẩm mới công nghệ ngân hàng.

- Phân công lao động hợp lý, phù hợp với trình độ chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp. Có chính sách tín dụng chi tiết rõ ràng, phân quyền phán quyết cụ thể, quy định rõ chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan đến việc cho vay, thu nợ thậm chí là xử lý nợ... Việc bổ nhiệm các chức danh liên quan đến công tác cho vay phải thực sự khách quan, đúng quy trình, lựa chọn người có đủ năng lực và phẩm chất thực sự. Việc bố trí cán bộ tín dụng phải được chọn lọc và phù hợp với năng lực thực tế cũng như lĩnh vực công việc được phân cơng. Lựa chọn và bố trí các cán bộ có trình độ chun mơn, có đạo đức tốt

vào các vị trí phù hợp, đảm bảo đúng người đúng việc, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, sử dụng triệt để năng lực, sở trường, thế mạnh của từng cán bộ.

- Ngân hàng cần có chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút, gắn bó nguồn lao động. Ngân hàng cần có chế độ bố trí nhân sự, chính sách tiền lương, và chế độ phê bình, chế độ khen thưởng công bằng, hợp lý dựa trên năng lực và thành tích làm việc để khuyến khích sự nỗ lực, cạnh tranh lành mạnh giữa các cán bộ. Đồng thời

cần có lộ trình thăng tiến, có cơ chế ưu đãi riêng để cho họ gắn bó máu thịt với nơi công tác, cơ chế tuyển dụng cạnh tranh bình đẳng và tuyển dụng được nhiều cán bộ trẻ có tài năng nhưng để tránh hiện tượng “chảy máu chất xám”. Ngồi ra, Ngân hàng cần có cơ chế khuyến khích đối với cán bộ như quản lý nhân viên theo đầu cơng việc, trả lương tính chất cơng việc (phân biệt giữa cơ chế lương của kế tốn với cán bộ tín dụng, với nhân viên kinh doanh tiền tệ), tăng lương cho người lao động, tạo cơ hội cạnh tranh, thăng tiến bình đẳng đối với cán bộ...

- Coi trọng công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ: từ nghiệp vụ chuyên môn tới phẩm chất đạo đức của người cán bộ. Bản thân cán bộ liên quan đến cơng tác tín dụng phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp. Chiến lược đào tạo trên cơ sở quy hoạch xác định rõ đối tượng và nội dung đào tạo, chú trọng cả về kiến thức kinh tế, nghiệp vụ chuyên môn và các kiến thức xã hội khác. Bảo đảm tính kế thừa giữa các lớp cán bộ, trẻ hoá đội ngũ cán bộ, mạnh dạn sử dụng và bố trí cán bộ trẻ, có năng lực phẩm chất thực sự vào chức vụ quản lý. Ngân hàng cũng nên tạo điều kiện cho các cán bộ có năng lực, có khả năng nghiên cứu được đi học tập trung dài hạn ở trong và ngoài nước, nhất là nghiên cứu thực tế tại các Ngân hàng hiện đại để tiếp thu các kiến thức, các kinh nghiệm thực tế ứng dụng vào hoạt động của Ngân hàng, đồng thời gắn kết người lao động đối với ngân hàng. Định kỳ có thể tổ chức thường xuyên các cuộc thi sát hạch hay nâng lương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)