6. Nội dung của luận văn
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với Chính phủ, các cơ quan ban ngành
Thứ nhất: Tăng cường quản lý doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.
Trước hết, Nhà nước cần thay đổi phương pháp quản lý đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Thực tế hiện nay năng lực sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp của Việt Nam cịn hạn chế, trình độ nguồn nhân lực không cao do khả năng quản trị nhân lực kém, bởi vậy nhà nước cần thiết điều chỉnh cơ chế, chính sách nhằm quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước cần triệt để thực hiện quá trình cải cách doanh nghiệp, chỉ giữ lại những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hoặc những doanh nghiệp có tính định hướng trong nền kinh tế, các doanh nghiệp cịn lại có thể cổ phần hoá, giải thể, sáp nhập.
Nhà nước cần đảm bảo cung cấp đủ vốn cho các doanh nghiệp đầu tư tài sản cố định định kỳ bổ sung vốn lưu động theo nhu cầu tái sản xuất mở rộng. Có giải pháp khắc phục bộ phận doanh nghiệp Nhà nước làm ăn yếu kém, thua lỗ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh. Đẩy mạnh cổ phần hoá những doanh nghiệp Nhà nước mà nhà nước không cần giữ 100% vốn.
Tiến hành thanh lọc, hoặc hợp nhất những doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt những doanh nghiệp Nhà nước hoạt động cùng ngành nghề, cùng địa bàn. Quá trình thanh lọc, hợp nhất, sát nhập có thể tiến hành bằng cả con đường tự nguyện và bắt buộc. Chú trọng quy hoạch từng ngành nghề, xác định nhu cầu vốn, sản lượng đầu ra và tạo việc làm, để có thể thực hiện tốt quá trình này.
Thứ hai: Đảm bảo mơi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động tín dụng ngân hàng.
Nhà nước cần có biện pháp hữu hiệu gồm cả kinh tế và hành chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ kiểm tốn bắt buộc.
Để tạo lập mơi trường kinh doanh thuận lợi, nhà nước cần có những chính sách bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, chống hàng giả, hàng lậu giúp các doanh nghiệp yên tâm sản xuất.
Nhà nước cần hồn thiện mơi trường pháp lý để bảo vệ quyền lợi của bất cứ doanh nghiệp nào hạn chế rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhà nước cần giành một khoản vốn thích đáng cho quỹ hiện đại hoá ngân hàng, để đổi mới tồn diện và triệt để hoạt động ngân hàng. Vì so với các ngân hàng trên thế giới công nghệ ngân hàng của chúng ta hiện nay còn nhiều bất cập, lạc hậu.
Ngoài ra nhà nước cũng cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng để ngân hàng thực sự đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Nhà nước cần tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh như: cấp giấy phép kinh doanh và quy mô hoạt động phải phù hợp với số vốn sở hữu và năng lực quản lý thực tế, cần tiến hành thu hồi có thời hạn hoặc vĩnh viễn giấy phép kinh doanh của các trường hợp buôn lậu, lừa đảo, sản xuất hàng giả một cách nghiêm khắc hơn.