6. Nội dung của luận văn
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng TMCP
3.2.5. Một số các giải pháp khác
* Nâng cao hiệu quả hoạt động và phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng
Để nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng, khơng chỉ cần sự hồn thiện của bộ phận cung cấp dịch vụ tín dụng, mà cịn cần sự nỗ lực, cố gắng chung của toàn hệ thống ngân hàng. Do vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng cần nâng cao hiệu quả hoạt động và phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng.
- Để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công tác cung ứng dịch vụ tín dụng, Ngân hàng cần có thực thi chính sách đào tạo, tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực của Phòng tổ chức và phát triển nhân lực. Việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm cơng tác tín dụng được tổ chức bở Trung tâm đào tạo và ứng dụng công nghệ.
- Quản lý rủi ro tín dụng, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cần sự phối hợp của Ban kiểm sốt rủi ro.
- Kiểm sốt quy trình cấp tín dụng của cán bộ ngân hàng cần có sự tổ chức của Hệ thống kiểm soát nội bộ,....
* Chuyên nghiệp hóa trong cung cấp dịch vụ tín dụng
Đảm bảo được nguyên tắc độc lập, khách quan trong quá trình thẩm định cho vay để hạn chế rủi ro tín dụng nhằm tăng chất lượng dịch vụ tín dụng thì cần thiết phải có sự tách bạch rõ ràng giữa 2 bộ phận:
+ Bộ phận kinh doanh (Front office- đóng vai trị là người đề xuất các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng): Bộ phận này là bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng vay vốn, hướng dẫn họ quy trình và thủ tục vay vốn, cũng như lập hồ sơ xin vay vốn.
+ Bộ phận quản lý rủi ro, phân tích tín dụng (Back office) là bộ phận chuyên phân tích, thẩm định các hồ sơ xin vay vốn do bộ phận front office chuyển sang, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Với mơ hình hiện nay, ngân hàng tồn tại hai bộ phận tách biệt làm cơng việc tiếp xúc khách hàng và phân tích, thẩm định khách hàng là bộ phận tín dụng và bộ phận thẩm định. So với mơ hình cổ điển hiện nay thì nó có thể hạn chế được những nhược điểm sau đây:
- Bộ phận tín dụng thường phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách hàng nên họ có thể phân tích khách hàng theo hướng tốt hơn so với thực tế để được phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dư nợ.
- Cán bộ tín dụng tiếp xúc trực tiếp khách hàng nên đơi khi có thể nảy sinh sự thơng đồng giữa cán bộ tín dụng và khách hàng dẫn đến khai tăng nhu cầu vốn để vay hộ, vay ké hoặc khách hàng mua chuộc cán bộ tín dụng để vay được tiền ngân hàng.
- Cán bộ tín dụng phải đảm bảo tất cả các giai đoạn từ hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định tất cả nội dụng liên quan đến khách hàng như pháp lý, uy tín, tài chính, tài sản đảm bảo…Với khối lượng công việc lớn như vậy lại chịu áp lực về thời gian trả lời khách hàng đúng quy định, dẫn đến cán bộ tín dụng khó có đủ thời gian để thu thập thơng tin đầy đủ, dẫn đến tình trạng phân tích sơ sài, khơng đánh giá đúng thực trạng của khách hàng