Tổng quan ngành xi măng thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần xi măng fico tây ninh (tafico) tại thị trường miền nam (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

2.1. Tổng quan ngành xi măng thế giới và Việt Nam

2.1.1. Tổng quan thị trường xi măng thế giới năm 2010

Báo cáo thị trường xi măng tồn cầu 2011 của Cơ quan Theo dõi Xi măng Quốc tế cĩ trụ sở tại Anh cho thấy, tiêu thụ xi măng tồn cầu đã tăng từ 2.830 triệu tấn năm 2008 lên 2.998 triệu tấn năm 2009, 3.294 triệu tấn năm 2010, với tốc độ tăng trưởng lần lượt 5,9 và 9,9%, sẽ tăng tiếp trong năm 2011 và 2012 với tốc độ 8 – 10%. Dự kiến đến năm 2012, tiêu thụ xi măng tồn cầu sẽ ở mức 3.859 triệu tấn. (Nguồn:

Minh Vân, Theo Reuters). Báo cáo này được tập hợp từ ý kiến nhận định của 400

nhà phân tích và dự báo trong ngành xi măng tồn cầu, cùng với sự bao quát khắp 160 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Trung Quốc hiện đang là quốc gia tiêu thụ xi măng lớn nhất thế giới, với 1.851 triệu tấn trong năm 2010, tăng gấp đơi so với mức của năm 2004, trong khi Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ lớn thứ hai thế giới, chỉ dùng 212 triệu tấn trong năm ngối. Mỹ đang ở vị trí thứ ba thế giới về tiêu thụ xi măng, với 69 triệu tấn năm 2010.

Mậu dịch xi măng và clinker tồn cầu năm 2010 đạt 150 triệu tấn, trong đĩ mậu dịch qua đường biển là 105 triệu tấn. Cĩ khoảng 50 triệu tấn clinker được giao dịch quốc tế trong năm 2010.

Thổ Nhĩ Kỳ hiện là quốc gia xuất khẩu xi măng và clinker lớn nhất thế giới, với 19 triệu tấn trong năm 2010. Trung Quốc ghi nhận khối lượng 17 triệu tấn xuất khẩu.

28

Bangladesh hiện là quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ xi măng cùng clinker nhiều nhất thế giới với 12 triệu tấn trong năm 2010, tiếp đến là Nigieria với 7 triệu tấn và Mỹ 6 triệu tấn.

2.1.2. Tổng quan thị trường xi măng Việt Nam

Hiện nay, ngành xi măng phải cùng lúc chịu nhiều sức ép: nhu cầu thị trường khơng tăng như trước, các loại chi phí đầu vào tăng từ 5% đến trên 35% và sức ép trả nợ

đầu tư do hơn một nửa năng lực sản xuất của ngành đều là thuộc những dự án mới

xây dựng.

Bộ xây dựng dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng năm 2011 sẽ tăng gần 10% và đạt 56 triệu tấn, đây là một tỷ lệ tương đối thấp so với tốc độ bình quân của năm năm trước

đĩ. Tuy nhiên sau kết quả tiêu thụ khá ảm đạm của sáu tháng đầu năm, các doanh

nghiệp xi măng đang dự báo lại khả năng tiêu thụ và mục tiêu mới là 53 triệu tấn. Trong nửa đầu năm nay, thị trường Việt Nam chỉ tiêu thụ gần 24,6 triệu tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngối. Như vậy, để đạt được mục tiêu 53 triệu tấn, trong

nửa cuối năm các doanh nghiệp phải bán được trên 28 triệu tấn nữa. Miền Nam là khu vực cĩ tốc độ tăng nhu cầu bị suy giảm mạnh nhất, với sản lượng tiêu thụ chỉ tăng 3%, tiếp đến là miền Bắc với 4,9% và miền Trung tăng 6%. Trong khi đĩ, năng lực sản xuất xi măng thì lại tăng rất mạnh. Đến nay, tổng cơng suất của ngành đã đạt 65 triệu tấn, trong đĩ hơn một nửa là từ các dây chuyền sản xuất mới được xây

dựng trong vịng bốn năm trở lại đây.

Nhu cầu sụt giảm mạnh nhất là ở thị trường xi măng bán cho các cơng trình lớn, như cầu đường, các tịa chung cư và cao ốc thương mại và trong phân khúc này,

miền Nam là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Mức tiêu thụ ở khu vực này tại miền Nam đã giảm tới 15% so với cùng kỳ năm ngối. Hơn nữa, tình trạng ảm đảm của thị trường địa ốc và các cơng trình xây dựng của Nhà nước cịn tác động xấu đến

vịng quay vốn của doanh nghiệp.

29

cho đã làm cho giá thành sản xuất clinker, bán thành phẩm xi măng, tăng tới 12%, tiếp đến là dầu DO tăng gần 20%. Các chi phí khác như cước vận tải, giá phụ liệu, bao bì… cũng tăng từ gần 7% trở lên.

2.1.3. Triển vọng ngành xi măng Việt Nam

Ngành xi măng vẫn là ngành cĩ tốc độ phát triển, tuy tốc độ tăng trưởng dự báo sẽ chậm hơn thời gian qua do ảnh hưởng của nền kinh tế nĩi chung và ngành xây dựng nĩi riêng.

Thị trường xi măng cĩ thể sẽ tăng trưởng chậm hơn trong giai đoạn tới do sự mất cân đối giữa cung và cầu xi măng hiện nay. Tuy vậy, tình hình đầu tư xây dựng

trong nước và quốc tế cĩ những triển vọng tiếp tục mở rộng, nhu cầu tiêu thụ xi măng ở mức cao nên khả năng sản xuất của các doanh nghiệp vẫn cĩ những thuận lợi. Dự báo từ nay đến năm 2015, trung bình mỗi năm nước ta tiêu thụ từ 60-70 triệu tấn xi măng nên vẫn cĩ nhiều cơ hội cho cơng nghiệp sản xuất xi măng. Cả nước cĩ 105 Nhà máy sản xuất xi măng với cơng tổng cơng suất 61 triệu tấn/năm, kế hoạch sản xuất năm 2010 đạt 53 triệu tấn trong khi nhu cầu 2010 dự đốn 50 – 51,5 triệu tấn. Theo số liệu ước tính này, nếu kinh tế Việt Nam khơng rơi vào tình cảnh khĩ khăn thì khoảng hai năm nữa là cầu cĩ khả năng sẽ bắt kịp cung. (Nguồn:

Quốc Vượng, Thời báo Kinh tế Sài Gịn, cập nhật ngày 15/09/2011).

Về tiềm năng thị trường xi măng, sản phẩm xi măng bao và xi măng xá luơn chiếm vị trí quan trọng nhất trong việc phát triển cơ sở hạ tầng.

Giá bán các sản phẩm xi măng liên tục tăng trong thời gian qua do áp lực tăng giá của các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên chính sách cạnh tranh về giá hiện nay khơng được chú trọng nhiều nữa. Các chiến lược quảng cáo, khuếch trương hình ảnh qua

các phương tiện truyền thơng sẽ là chiến lược quan trọng để các nhà sản xuất xi

măng cạnh tranh với nhau.

Nhìn chung, thị trường xi măng Việt Nam vẫn cịn nhiều tiềm năng vì nước ta vẫn

30

2.1.4. Cơ hội và thách thức của ngành xi măng 2.1.4.1. Cơ hội 2.1.4.1. Cơ hội

- Theo TS. Đỗ Đức Oanh - Tổng thư ký Hiệp hội xi măng Việt Nam, ngành xi măng cĩ đủ điều kiện để phát triển, do Việt Nam đang trong quá trình đơ thị hĩa nên nhu cầu xây dựng dân dụng, cơng nghiệp, giao thơng cần rất nhiều xi măng. Mặt khác, nước ta rất dồi dào về nguyên liệu (đá vơi, đất sét, phụ gia)... và cĩ điều kiện tiếp cận với những cơng nghệ, thiết bị mới nhất. Đặc biệt, với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của Việt Nam được đào tạo liên tục, được hỗ trợ từ nguồn vốn vay trong và ngồi nước là nền tảng thuận lợi cho sự phát triển.

- Việt Nam đang là một thị trường tiềm năng khơng chỉ đối với xi măng FiCO mà tồn ngành xi măng khi nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng và phát

triển, ngành xây dựng trong giai đoạn vừa qua phát triển mạnh mẽ, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của xã hội ngày càng tăng cao như hệ thống cầu

đường, các cơng trình lớn mang tầm vĩc quốc gia, các tịa cao ốc, chung cư,

nhà ở,… đều đang được chú trọng đầu tư.

- Tồn ngành xi măng hiện nay cĩ khoảng 105 nhà máy đã đi vào hoạt động,

các nhà máy được đầu tư xây dựng tại các địa phương tận dụng được nguồn nguyên liệu tự nhiên (mỏ đá vơi, đất sét). Điều này giúp cho các doanh

nghiệp sản xuất xi măng đảm bảo được chất lượng sản phẩm đầu ra đồng

thời hạ giá thành sản xuất. Đây cũng là cơ hội để ngành xi măng gia tăng sản lượng cung ứng cho thị trường trong nước lẫn xuất khẩu ra nước ngồi.

2.1.4.2. Thách thức

- Chính sách thắt chặt tín dụng và thị trường ảm đạm: Trong thời gian qua,

chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư cơng đã hạn chế đầu tư vào bất

động sản, xây dựng. Các ngân hàng đã dừng khơng ưu tiên cho vay các dự án

31

động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành xi măng. Cùng

với đĩ, nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình hình chi phí đầu vào

tăng cao. Ví dụ như than, xăng dầu, điện, vỏ bao… đều tăng giá.

- Gánh nặng trả nợ các dự án mới đi vào sản xuất: Theo văn bản báo cáo của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng chính phủ, Bộ Tài chính đánh giá tình hình trả nợ các dự án xi măng được Chính phủ bảo lãnh và cho vay lại cịn đĩ đầy

những khĩ khăn. Các dự án xi măng vay vốn để đầu tư chủ yếu trong giai đoạn 1998 – 2007. Các khoản vay nước ngồi đến nay đã được giải ngân

xong và bắt đầu đến hạn trả nợ. Tuy một số dự án xi măng đã đi vào hoạt động và cĩ dịng tiền tốt, cĩ khả năng trả nợ (như dự án xi măng Thăng

Long, xi măng Nghi Sơn, …) nhưng nhiều dự án khác đang trong giai đoạn hồn thiện để đưa vào hoạt động. Hoặc cĩ nhiều dự án đi vào hoạt động

nhưng khơng hiệu quả trong bối cảnh suy thối tồn diện. Đây là giai đoạn các dự án tương đối khĩ khăn trong việc thu xếp nguồn tài trợ. Đến nay, đã

cĩ 4/16 dự án gặp khĩ khăn và đã phải đi xử lý cơ cấu nợ hoặc Bộ Tài chính

ứng vốn trả nợ (Đĩ là các nhà máy xi măng Hồng Mai, Tam Điệp, Thái

Nguyên và Đồng Bành). Hai dự án đã được cơ cấu tài chính nhưng chỉ cĩ 1 dự án trả nợ đều, dự án cịn lại vẫn cịn khĩ khăn trả nợ. Ngồi ra, tiếp tục thêm 2 dự án khác bắt đầu gặp khĩ khăn.

- Theo nhận định của Bộ Tài chính, trong vịng 3 đến 5 năm tới đây sẽ cĩ thêm nhiều dự án xi măng gặp khĩ khăn về trả nợ do nhiều khả năng kết quả kinh doanh của các dự án khơng thực sự khả quan, dẫn tới mất cân đối về nguồn trả nợ vốn vay. Dự báo trong thời gian này, hàng năm, Quỹ tích lũy trả nợ cĩ thể phải bố trí từ 30-40 triệu USD/năm để trả nợ thay cho các dự án xi măng. - Bên cạnh đĩ, gánh nặng nợ vay để đầu tư vào nhà máy, trạm nghiền mới của

một số cơng ty thuộc Vicem như Hà Tiên 1, Bút Sơn, Bỉm Sơn tương đối

lớn. Đồng thời, mặt bằng lãi suất cao trong những tháng đầu năm đã khiến cho chi phí lãi vay của các doanh nghiệp trong ngành tăng mạnh. Trong đĩ,

32

nợ vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng khá lớn, nên ngồi chi phí lãi, các doanh nghiệp cịn ghi nhận khoản lỗ chênh lệch tỷ giá khá lớn khi VND mất giá. - Thách thức về mơi trường: vấn đề ơ nhiễm tiếng ồn, khĩi bụi tại các nhà máy

xi măng là vấn đề hiện hữu và cấp bách mà bất cứ nhà máy nào cũng phải quan tâm. Các chính sách và biện pháp thực thi chống ơ nhiễm mơi trường của Nhà nước trong thời gian gần đây đã được tăng cường đáng kể. Thêm

vào đĩ là sự phản ứng của người dân và dư luận xã hội ngày càng mãnh liệt, khiến các nhà quản lý doanh nghiệp xi măng khơng thể thờ ơ như trước. Mặt khác, xi măng đã dư thừa, khiến ngành này khơng cịn được ưu ái, nương nhẹ của chính quyền địa phương như hàng chục năm về trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần xi măng fico tây ninh (tafico) tại thị trường miền nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)