Đặc điểm thị trường xi măng FiCO tại miền Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần xi măng fico tây ninh (tafico) tại thị trường miền nam (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

2.4. Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Cơng ty TAFiCO tại thị

2.4.1. Đặc điểm thị trường xi măng FiCO tại miền Nam

TAFiCO là một trong những nhà cung cấp xi măng dẫn đầu thị trường miền Nam, với cơng suất 2 triệu tấn/năm. Điều này cũng hỗ trợ cho việc định giá xi măng FiCO với mức giá tương đối hợp lý, cạnh tranh được với các loại xi măng khác trên thị trường.

54

Nhu cầu xi măng cĩ thể được mơ tả như là một thị trường đa cấp – cĩ nhu cầu xi măng trực tiếp và nhu cầu xi măng gián tiếp. Tính linh hoạt của mức cầu xi măng theo giá bán trong một thị trường phát triển được xem là khơng đáng kể, việc giảm giá bán khơng hồn tồn quyết định đến việc tăng nhu cầu xi măng, vì đĩ là động cơ chưa đủ để kích thích gia tăng hoạt động xây dựng. Khơng cĩ các sản phẩm thay thế trực tiếp cho xi măng, cịn bê tơng trong lĩnh vực xây dựng nhà ở đang ngày càng được thay thế bởi sắt thép, nhơm, gỗ, gạch xây,… Riêng bê tơng xây dựng đường

xá đang cạnh tranh với nhựa đường.

Hình 2.6: Thị phần của các thương hiệu xi măng tại miền Nam cuối năm 2010

Thị phần xi măng FiCO tại miền Nam xếp thứ ba chiếm 11%, sau Hà Tiên (29%) và Holcim (23%). So với các đối thủ, thương hiệu xi măng FiCO mới chỉ ra đời được hơn năm năm, là một chặng đường khơng quá dài để đạt được thị phần đáng kể như hiện nay. Đây cũng là sự thành cơng đáng kể của một thương hiệu xi măng mới, sự thành cơng này của TAFiCO một mặt giúp cho hoạt động phát triển mở rộng thị

trường, một mặt đem lại lợi ích cho xã hội.

Nhu cầu tiêu thụ xi măng của miền Nam chiếm 50% nhu cầu tiêu thụ của cả nước, tương đương với hơn 20 triệu tấn/năm, trong đĩ sản lượng tiêu thụ xi măng FiCO

chiếm hơn 1,5 triệu tấn/ vào năm 2010, đây là một con số tương đối lớn so với

55

Hình 2.7: Thị phần xi măng FiCO từng khu vực năm 2010

Thị phần xi măng FiCO tại thị trường miền Tây chiếm 28% tổng sản lượng tiêu thụ trong năm 2010, do đây là một thị trường rộng lớn bao gồm rất nhiều tỉnh thành và chính sách bán hàng của TAFiCO luơn hướng đến hỗ trợ tối đa cho đại lý bán hàng,

đặt biệt là thị trường Long An chiếm thị phần cao nhất so với các tỉnh khác trong

khu vực. Long An là thị trường chiến lược của xi măng FiCO, sản lượng tiêu thụ tại thị trường này cao nhất so với các tỉnh miền Tây, tuy nhiên đây là thị trường nằm cạnh TP.HCM – một thị trường cạnh tranh gay gắt do đĩ TAFiCO luơn đưa ra nhiều chính sách bán hàng ưu đãi nhằm hỗ trợ thị trường Long An trong chính sách giá để giữ vững được thị phần, tránh xâm phạm thị phần của nhau giữa đại lý tại

Long An và đại lý tại TP.HCM.

Miền Đơng chiếm thị phần 24%, trong đĩ Tây Ninh chiếm phần lớn (chiếm 7% trên tổng sản lượng tiêu thụ năm 2010). Đây là thị trường mục tiêu đồng thời cũng là thị trường chủ lực của xi măng FiCO, do nhà máy lớn đặt tại tỉnh Tây Ninh nên

TAFiCO đặt biệt quan tâm đến việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm xi măng FiCO tại thị trường này, hỗ trợ tối đa về giá và các chương trình marketing hỗ trợ cửa hàng đẩy mạnh sản lượng bán. Tây Ninh là thị trường chủ lực của xi măng FiCO do đĩ

56

các thương hiệu xi măng nổi tiếng như Hà Tiên, Holcim và các hãng xi măng mới như Hạ Long và Thăng Long cũng rất khĩ xâm nhập được thị trường này.

TP.HCM là một thành phố lớn với nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng luơn được Chính phủ và Nhà nước quan tâm hàng đầu, đồng thời đời sống của đơ thị này địi hỏi nhu cầu phát triển nhà ở rất lớn. Đây là một thị trường rộng lớn bao quát nên TAFiCO cũng xây dựng chiến lược kinh doanh định hướng TP.HCM là một thị trường mục tiêu lâu dài. Nhờ vào cơng tác quảng bá thương hiệu và các chính sách bán hàng hiệu quả, năm 2010 thị trường này chiếm thị phần 20%.

Bên cạnh đĩ, mảng xi măng xá, cơng trình và xuất khẩu cũng chiếm một phần rất quan trọng trong hoạt động bán hàng của Cơng ty TAFiCO. Mảng này chiếm thị

phần cao 28%, trong đĩ chủ yếu là xi măng xá và cơng trình, cịn xuất khẩu rất ít. Nhờ vào uy tín và sự ưa chuộng của nhà thầu, các cơng ty xây dựng nên xi măng

FiCO được đưa vào xây dựng các cơng trình lớn mang tầm vĩc Quốc gia như Đại

Lộ Đơng Tây, Hầm Thủ Thiêm, Cầu Bàn Thạch, Cơng trình Thủy điện Đồng Nai, Cầu Cần Thơ, các cơng trình giao thơng và các Cao ốc lớn như Salling Tower, Hồng Anh Gia Lai, cơng trình Him Lam,…

Ngồi ra, thị trường xuất khẩu Campuchia cũng đang được cơng ty hướng đến trong tương lai. Hiện tại, sản lượng bán vào thị trường này rất thấp, do đang trong giai

đoạn tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, tuy nhiên TAFiCO định hướng Campuchia

là thị trường chủ lực tại nước ngồi nhờ vào lợi thế tiếp giáp biên giới, gần Nhà máy xi măng Tây Ninh, thuận tiện cho việc vận chuyển và bán hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần xi măng fico tây ninh (tafico) tại thị trường miền nam (Trang 63 - 66)