Lịch sử hình thành gốm sứ BìnhDương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bền vững gốm sứ bình dương (Trang 44 - 48)

Chương 1 : Cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu gốm sứ bền vững

2.1 Giới thiệu ngành gốm sứ tỉnh BìnhDương

2.1.3 Lịch sử hình thành gốm sứ BìnhDương

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, gốm sứ vẫn là

đồ vật khơng thể thiếu được trong cuộc sống vật chất và tinh thần của con người. Với

lịch sử hơn 200 năm hình thành và phát triển, gốm sứ Bình Dương đã trãi qua khơng ít những thăng trầm nhưng khơng bị gián đoạn. Hiện nay, tồn tỉnh cĩ gần 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gốm sứ, tập trung ở các huyện Tân Uyên, Thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An. Đây cũng là nơi đã hình thành nên 3 làng gốm: Chánh Nghĩa, Lái Thiêu và Tân Phước Khánh. Lịch sử hình thành gốm sứ Bình Dương cĩ thể tĩm lược qua các giai đoạn sau:

™ Giai đoạn trước cách mạng tháng 8/1945

Cho đến nay, chưa cĩ một tài liệu nào khẳng định về nguồn gốc xuất xứ của gốm sứ Bình Dương, nhưng qua việc khai quật các khảo cổ, người ta thấy rằng vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII lị gốm đã cĩ mặt tại Tân Phước Khánh. Lúc bấy giờ,

một số người Hoa đã phát hiện Bình Dương (Sơng Bé trước đây) cĩ nhiều rừng và đất sét tốt nên họ đã chọn đây là nơi để làm đồ gốm sứ. Sản phẩm lúc này chỉ là những vật dụng trong gia đình với mẫu mã rất đơn giản ở dạng đồ sành: khạp, lu, chum, tơ, chén, dĩa,…với hoa văn đơn điệu, màu sắc đơn giản như: màu da bị, da lươn.

Ž Về kỹ thuật xây lị

Các lị gốm vào thời kỳ này, sử dụng phương pháp thủ cơng là chính, đốt lị hồn tồn bằng củi. Dạng lị cịn theo kiểu cổ truyền, gọi là lị bầu, số lượng mỗi lị cũng chỉ từ ba đến năm bầu lị, tối đa là bảy bầu lị. Việc xây dựng lị cho đến giai đoạn này phải đạt các yêu cầu về: vị trí thích hợp – thuận lợi đường bộ, đường thủy, gần nơi

cung cấp nguyên liệu, yếu tố quan trọng nhất là lị phải nằm trên địa hình cĩ độ dốc nghiêng trên 15 độ. Sở dĩ phải chọn địa hình xây lị cĩ độ nghiêng như vậy là vì trong kỹ thuật đốt lị, bắt buộc bố trí lị nung phải để bầu lửa ở dưới thấp, khi đốt lửa các bầu lị tiếp theo phải cao dần lên và nơi cuối cùng để thốt khĩi, hơi nĩng của lị lửa là nơi cao nhất gọi là đầu lị. Tuy lị nung được thiết kế như vậy nhưng tỷ lệ sản phẩm bị hư cịn khá cao: cháy, sống, biến dạng, nứt,... sau khi đốt lị, do trong giai đoạn này người ta đưa trực tiếp sản phẩm vào lị nung chứ chưa biết đến việc bỏ sản phẩm vào một cái hộp trước khi nung.

™ Giai đoạn từ cách mạng tháng 8/1945 đến ngày giải phĩng hồn tồn miền

Nam 30/4/1975

Trong giai đoạn này, các cơ sở gốm sứ ở Bình Dương đã phát triển nhanh, các lị gốm mọc lên như nấm, chủ yếu là ở Lái Thiêu, Tân Phước Khánh, Thủ Dầu Một, kỹ thuật sản xuất đã được nâng lên so với thời gian trước đây: lị nung mới, sử dụng máy xay, máy cán, máy dập, dùng bàn xoay để tạo hình cho sản phẩm… nhờ đĩ mà chất lượng và năng suất cũng tăng lên.

Ž Về kỹ thuật xây lị

Về cơ bản vẫn tuân theo việc đáp ứng yếu tố về địa hình cĩ độ dốc nghiêng 15 – 20 độ nhưng chất lượng lị đã được cải tiến: lị bầu nối dài cĩ nhiều bầu hơn, từ bảy lị

trước đây thì nay đã lên đến trên 10 lị, chất lượng gạch chịu lửa để xây lị cũng được cải thiện. Mỗi bầu lị chứa từ vài trăm đến hơn ngàn sản phẩm. Do đĩ sau mỗi kỳ đốt lị, số lượng thành phẩm cũng tăng lên đáng kể.

Ngồi lị bầu, ở thời kỳ này, người ta đã cải tiến và xây thêm một dạng lị khác đĩ là lị ống, xây theo dạng dài.

Trong cơng đoạn nung sản phẩm, người ta cũng phát minh ra cái hộp để đựng sản phẩm. Thay vì để sản phẩm vào lị nung như trước đây, thì lúc này người ta cho vào những cái hộp rồi mới đặt vào lị, việc này giúp cho sản phẩm khơng bị bám bụi bẩn và sản phẩm ra lị đạt chất lượng hơn, số lượng sản phẩm hư cũng giảm đáng kể.

Ž Về bàn xoay

Đây là cơng cụ để tạo nên sản phẩm. Trước đây, trong quá trình tạo dáng cho sản

phẩm người thợ vừa phải dùng tay để kéo bàn xoay vừa nắn, vuốt tạo hình cho sản phẩm nên hiệu quả cơng việc khơng cao vì họ khơng thực sự tập trung vào việc tạo dáng cho sản phẩm.

Đến cuối những năm 40 đầu những năm 50, người ta cho bàn xoay chạy bằng đơi

bàn chân người thợ, từ đĩ họ cĩ thể tập trung dùng đơi tay để tạo hình cho sản phẩm theo ý muốn của mình, đạt hiệu quả hơn.

Đến năm 1975, một bước tiến bộ nữa cho bàn xoay đĩ là dùng moteur điện để kéo

bàn xoay, duy chỉ cĩ việc tạo hình cho sản phẩm thì vẫn cịn phải nhờ vào đơi bàn tay khéo léo của những người thợ để tạo nên hình dáng mong muốn cho sản phẩm.

Ž Phối nguyên liệu

Nguyên liệu đĩng vai trị quan trọng nhất trong việc tạo nên sản phẩm. Sau khi

nguyên liệu được lựa chọn mua về, thì khâu phối và chế biến nguyên liệu cần thực

hiện thích hợp. Giai đoạn này, người ta đã biết dùng máy mĩc: máy xay, máy cán, máy dập để xử lý nguyên liệu được nhanh và hiệu quả hơn, giúp cho chất lượng đất tinh luyện khá cao so với việc dùng thủ cơng bằng tay như trước đây.

™ Từ năm 1975 đến năm 1985

Trong khoảng thời gian 10 năm sau giải phĩng, xét về kỹ thuật cơ bản như: cấu trúc dạng lị, nguyên tắc xây dựng lị, nguyên tắc tạo hình trên bàn xoay, nguyên tắc nung lị vẫn khơng cĩ gì thay đổi lớn, số lượng cơ sở gốm sứ là 117 cơ sở vào năm 1975.

Một điểm mới trong giai đoạn này đĩ là khâu tạo hình cho sản phẩm, đĩ là việc

tạo ra cái khuơn tạo hình cho sản phẩm bằng thạch cao, cĩ độ hút nước cao, chi phí thấp, tiện lợi, dễ thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, tạo hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước đây dùng khuơn bằng gỗ hay bằng kim loại.

Đối với khâu trang trí sản phẩm, nổi lên hai sự kiện quan trọng, được coi là cú đột

phá ngoạn mục trong nghệ thuật trang trí hoa văn cho sản phẩm gốm sứ:

Sự kiện thứ nhất: dùng dụng cụ cố định khắc hoa văn lên sản phẩm. Sự cải tiến trong khâu trang trí hoa văn này đã làm cho năng suất tăng đáng kể, cùng một thời gian người thợ in cĩ thể hồn thành gấp vài chục lần so với người thợ vẽ.

Sự kiện thứ hai: người ta đã sáng tạo ra một loại men màu vơ cùng đặc biệt trong

đĩ nguyên liệu chính là vàng rịng pha với một số hĩa chất khác, men này được vẽ lên

sản phẩm, màu sẽ hiện lên tươi như vàng thật. Do đĩ, thành phẩm tạo ra từ men màu này là rất đẹp, cĩ giá trị và bán với giá cao.

™ Từ năm 1986 đến năm 1990

Những năm này là những năm đầu của quá trình đổi mới, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường. Số cơ sở lị gốm đã tăng lên ở con số 273 vào năm 1986. Thời kỳ này, các sản phẩm ở làng gốm Bình Dương được người tiêu dùng ưa chuộng

khơng chỉ ở khu vực Nam Bộ mà cịn được tiêu thụ khắp cả nước và đã được xuất

khẩu qua các nước như: Liên Xơ, Đức, Pháp, Canada,…Tuy nhiên sau đĩ khơng lâu gốm Bình Dương nĩi riêng và ở cả nước ta nĩi chung đã chịu sự cạnh tranh bởi sản phẩm nhựa được du nhập từ Thái Lan và Trung Quốc.

™ Từ năm 1991 đến nay

Gốm sứ Bình Dương đã tạo được nét riêng cho sản phẩm với hình dáng khỏe

khoắn, đậm đà, dù cĩ chịu ảnh hưởng chút ít của gốm nước ngồi nhưng gốm sứ Bình Dương vẫn giữ được nét truyền thống, sắc thái riêng cho mình trong quá trình tồn tại và phát triển. Vì vậy, các sản phẩm làm ra luơn tạo được chỗ đứng trên thị trường

cũng như gĩp phần làm phong phú thêm các thể loại gốm sứ trong khu vực Đơng

Nam Bộ, nĩi riêng và của Việt Nam, nĩi chung.

Càng về sau, cùng với cả nước bước vào quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, ngành sản xuất gốm sứ tại Bình Dương cũng dần đi vào ổn định và phát triển mạnh bằng chủng loại đa dạng và chất lượng tăng cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu

dùng cả trong và ngồi nước, đặc biệt kỹ thuật sản xuất cũng dần được nâng cao.

Hiện nay cĩ nhiều doanh nghiệp gốm sứ Bình Dương đã cĩ thể sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, cơng nghệ sản xuất hiện đại, mẫu mã đẹp được xuất đi rất nhiều nước trên thế giới như: Minh Long I, Cường Phát, Minh Phát,…

Ngồi ra, chính sách của Nhà nước và địa phương cũng đã cĩ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sản xuất gốm sứ. Điển hình là để đáp ứng yêu cầu phát triển của các

doanh nghiệp gốm sứ, năm 2010 Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Dương đã đưa ra

Quyết định 530/QĐ-UBND cho phép thành lập Hiệp Hội Gốm Sứ tỉnh Bình Dương với mục tiêu giúp các doanh nghiệp gốm sứ trong các lĩnh vực kỹ thuật, liên lạc với nhà cung cấp, khách hàng, giúp họ đăng ký các chương trình xúc tiến thương mại để họ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí tham gia Hội Chợ Triển lãm trong và ngồi nước, tổ chức các chuyến tham quan học tập ở nước ngồi để các doanh nghiệp nắm bắt xu thế và cơng nghệ mới, là cầu nối giữa các hội viên cũng như các doanh nghiệp chưa là hội viên với nhau.

2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu gốm sứ Bình Dương giai đoạn vừa qua 2.2.1 Thực trạng xuất khẩu gốm sứ Bình Dương giai đoạn 2006-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bền vững gốm sứ bình dương (Trang 44 - 48)