Nguồn nguyên liệu được thu mua từ đâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bền vững gốm sứ bình dương (Trang 61 - 63)

Nguồn nguyên liệu được mua từ Số lượng Tỷ trọng %

Mua từ các chủ đất ở Bình Dương 52 59.8

Mua tại cơng ty khống sản Bình Dương 18 20.7

Mua từ các tỉnh khác 11 12.6

Nhập khẩu 6 6.9

Tổng cộng 87 100

Nguồn: kết quả điều tra của tác giả Qua bảng trên ta thấy các cơng ty gốm sứ tại Bình Dương chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn cĩ trong tỉnh, vì Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với việc sản xuất gốm sứ cùng những vùng tài nguyên dồi dào sẵn cĩ, đáp ứng cho việc phát triển của làng nghề như khu Nhà Đỏ, Bến Cát, Tân Uyên,… Tuy nhiên, nguồn tài nguyên là hữu hạn, vả lại các vùng mỏ đã đưa vào khai thác trong nhiều năm qua nên nguồn

khống sản đĩ đã giảm đi rất nhiều, cĩ những mỏ đã khai thác hết và thời điểm hiện tại đưa vào khai thác những vùng mỏ mới. Theo kết quả điều tra ở trên, ta thấy cĩ đến 59,8% các cơng ty mua nguyên liệu từ các chủ đất ở Bình Dương. Việc thu mua

nguyên liệu từ các chủ đất như thế đã thể hiện sự khơng bền vững trong khai thác lẫn trong quá trình sản xuất. Bởi lẽ các cơ quan chức năng cấm người dân khai thác đất bừa bãi nhưng vì lợi ích cá nhân nên họ đã lén lút đào xới đất lên bán cho các chủ lị, ngay cả lúc trời tối, nhằm tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng. Hậu quả là vơ số các hầm, hố nhân tạo đã hình thành, chất lượng đất khơng đảm bảo vì khai thác vào ngay cả ban đêm nên họ khơng thể thấy được rõ nguồn đất đĩ là tốt hay xấu, cĩ lẫn nhiều tạp chất hay khơng, cịn về phần các chủ lị nếu mua từ các chủ đất như vậy thì giá rẻ hơn nhiều so với mua tại cơng ty khống sản nên họ đã chấp nhận mua về

để sản xuất, nếu may mắn thì mua được đất tốt, cịn ngược lại thì rất cực khổ với việc

lọc các tạp chất và dĩ nhiên sản phẩm làm ra khơng thể như ý muốn. Để hiện tượng trên khơng cịn xảy ra thì về phía địa phương phải cĩ kế hoạch triệt để nhằm giải

quyết tận gốc tình trạng trên, giúp cho việc khai thác đạt được hiệu quả tối ưu nhất, khơng làm tổn hại đến mơi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời chủ các

cơ sở cũng phối hợp thực hiện việc thu mua nguyên liệu từ những cơng ty được cấp phép khai thác khống sản bởi các ban, ngành của tỉnh. Cĩ như vậy, việc khai thác trái phép đất mới khơng cịn tái diễn trên địa bàn, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho làng nghề được khai thác tập trung.

Ngồi việc tiêu thụ nguồn nguyên liệu tại tỉnh nhà, các cơng ty chuyên sản xuất những mặt hàng cĩ chất lượng cao như Minh Long I cũng mua những nguyên liệu từ các tỉnh khác như đá bi Quảng Nam, cao lanh Đà Lạt,…nhập khẩu các hĩa chất như titan, men màu, oxit coban,…sau đĩ về pha trộn các nguyên liệu với một liều lượng thích hợp để tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao.

Qua đĩ, chúng ta thấy rằng mặc dù nguồn tài nguyên của tỉnh là dồi dào nhưng

khơng cĩ nghĩa là vơ tận. Do đĩ, chính quyền Bình Dương cần phải cĩ cơng tác theo dõi, giám sát, qui hoạch phù hợp và thật hiệu quả, cĩ kế hoạch hỗ trợ các cơ sở nhỏ, thiếu vốn đầu tư vào cơng nghệ hiện đại phục vụ sản xuất. Bên cạnh đĩ các doanh

nghiệp sản xuất cần phải cĩ kế hoạch sử dụng nguyên liệu sao cho tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất.

¾ Mặt bằng sản xuất

Thời gian qua, chính quyền địa phương cũng đã cĩ những chỉ đạo trong việc di

dời các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ ra khỏi khu dân cư vào khu Đất Cuốc với mục tiêu hình thành khu cơng nghiệp gốm sứ của tỉnh, nhằm giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm mơi trường và cũng nhằm tạo sự dễ dàng trong cơng tác quản lý cho ngành nghề này. Nhưng vấn đề thực hiện vẫn cịn gặp nhiều khĩ khăn do chính sách đền bù của chính quyền vẫn chưa thỏa đáng. Vào năm 2007 Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã đưa ra quyết định hỗ trợ di dời số 18/2007/QĐ-UBND đối với các cơ sở gốm sứ nằm

trong vùng đơ thị, khu đơng dân cư vào khu cơng nghiệp Đất Cuốc. Theo quyết định này thì chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơng nghệ lị nung nhằm giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường là tối đa khơng quá 30 triệu đồng và chính sách hỗ trợ di dời thì khơng q 50 triệu đồng cho một cơ sở sản xuất. Quả thực với số tiền trên thì các doanh nghiệp nhỏ khơng thể nào thực hiện di dời được vì để di dời các doanh nghiệp phải đầu tư hàng tỷ

đồng cho việc xây dựng phân xưởng, cơ sở hạ tầng, vào khu cơng nghiệp này các

cơng ty gốm sứ khơng được sử dụng lị củi để nung, thay vào đĩ phải đầu tư vào cơng nghệ mới như lị gas, lị tuynel, cùng với việc gặp khĩ khăn trong tuyển dụng lao

động mới để đảm bảo cho việc sản xuất khi di dời sang một nơi hồn tồn mới…nên

thực tế đã cĩ một số cơ sở nhỏ lẻ vẫn sản xuất cầm chừng chỉ vì nghề này đã gắn bĩ với họ từ bao đời nay, nếu bỏ đi thì họ cũng khơng biết làm gì, tuy nhiên cĩ những

chủ lị đã phải quyết định từ bỏ nghề mà họ đã gắn bĩ bao lâu nay để chuyển sang

ngành nghề khác. Qua khảo sát cĩ đến 25,2% số doanh nghiệp gặp khĩ khăn về tình hình mặt bằng sản xuất. Từ đĩ cho thấy nếu nguồn vốn các doanh nghiệp đáp ứng đủ,

ủy ban tỉnh cĩ những chỉ đạo, chính sách hỗ trợ hợp lý, thích đáng hơn nữa thì cơng

tác qui hoạch khơng chỉ nằm trên giấy tờ nữa mà sẽ được thực thi tốt. Xem bảng dưới

đây để hiểu rõ hơn về tình hình mặt bằng sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bền vững gốm sứ bình dương (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)