Trong giai đoạn 2008 – 2012, dư âm của khủng hảng tài chính tồn cầu 2007 và khủng hoảng nợ công châu Âu lan rộng đã đẩy nền kinh tế thế giới vào thời kỳ khó
khăn. Tình hình kinh tế vĩ mơ Việt Nam cịn nhiều bất ổn, tỷ lệ lạm phát lên đến 2 con số trong năm 2010 và 2011, nợ xấu ngân hàng tăng cao đưa đến những lo ngại về sự đổ vỡ của hệ thống tài chính.
Tuy nhiên, với định hướng và chính sách linh hoạt, điều chỉnh theo sát diễn biến của thị trường, VCB đã đạt được các kết quả kinh doanh khả quan, có thể nhìn lại giai
đoạn kinh doanh này qua bảng tổng hợp số liệu sau đây:
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp kết quả hoạt động của VCB giai đoạn 2008 – 2012
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2008 2009 2010 2011 2012
Tổng tài sản Tỷ đồng 222.090 255.496 307.621 366.722 414.475
Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 13.946 16.710 20.737 28.639 41.553
Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 3.590 5.004 5.569 5.697 5.764
Huy động vốn Tỷ đồng 159.989 169.457 208.320 241.700 303.942
Dư nợ cho vay Tỷ đồng 112.793 141.621 176.814 209.418 241.163
Tỷ lệ nợ xấu % 4,61 2,47 2,83 2,03 2,40
Tổng tài sản
Hình 2.5. Tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của VCB giai đoạn 2008 – 2012
Trong giai đoạn 2008 – 2012, tổng tài sản của VCB liên tục gia tăng, năm 2012 tăng 86,6% so với năm 2008 và tăng 13% so với năm 2011. Trong năm 2012, tổng tài sản của VCB chủ yếu tăng do: Bán cổ phiếu cho cổ đông chiến lược tương đương
11.818 tỷ đồng, tăng trưởng chứng khoán đầu tư 166,6% (tương đương 49.064 tỷ đồng) và tăng trưởng tín dụng 15,2% (tương đương 31.745 tỷ đồng), ngồi ra cịn những
khoản thay đổi của các khoản mục khác.
Huy động vốn
Nguồn tiền gửi đóng một vai trị rất quan trọng trong hoạt động của mỗi ngân hàng, nó giúp ngân hàng giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài đồng thời nâng cao nguồn dự trữ cho thanh khoản. Do vậy, VCB luôn đặt trọng tâm mục tiêu tăng trưởng huy động vốn và có giải pháp thích hợp để thực hiện kế hoạch. Nhằm ổn định nguồn vốn từ dân cư, VCB đã triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn linh hoạt,
phù hợp với các nhóm khách hàng khác nhau. Ví dụ, sản phẩm tiết kiệm kì hạn linh hoạt sẽ hỗ trợ nhóm khách hàng hay có nhu cầu sử dụng vốn đột xuất; tiền gửi trực
tuyến sẽ hỗ trợ khách hàng tiết kiệm thời gian; sản phẩm Bancasuarance dòng huy
động vốn khuyến khích khách hàng để dành tiền đều đặn từ nguồn thu nhập hạn chế,…
Bên cạnh đó, VCB triển khai chính sách chăm sóc khách hàng doanh nghiệp, tư vấn
khách hàng lựa chọn gói sản phẩm/dịch vụ chi phí tối ưu nhất.
Hình 2.6. Huy động vốn và tốc độ tăng trưởng huy động vốn của VCB giai đoạn 2008 – 2012
Kết quả đạt được là nguồn vốn huy động của VCB liên tục gia tăng qua các
năm, đến năm 2012 đã tăng 89,98% so với năm 2008 và tăng 25,75% so với cuối năm
2011, đạt kế hoạch đề ra và cao hơn so với mức tăng trưởng của toàn ngành (khoảng 15%), tiếp tục giữ vị trí thứ 4 về thị phần huy động vốn toàn hệ thống.
Dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu
Vốn tín dụng của VCB ln đóng vai trị quan trọng đối với việc hỗ trợ nhiều
ngành trong nền kinh tế, góp phần nhất định trong việc phát triển của nhiều vùng, địa phương trên cả nước. VCB cũng được biết đến là ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho
các dự án lớn của đất nước thuộc các ngành quan trọng như dầu khí, điện lực, sắt thép,
xăng dầu, thủy điện và nông nghiệp…Đồng thời, VCB cũng là ngân hàng cung ứng
lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay trong nền kinh tế. Xuyên suốt hoạt động tín dụng của mình, VCB ln cố gắng tạo đột phá trong hoạt động bán lẻ
song song với đẩy mạnh bán bn, từ đó mở rộng quy mơ tín dụng.
Hình 2.7. Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của VCB giai đoạn 2008 – 2012
VCB luôn linh hoạt theo sát tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động tín
dụng cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh
doanh, đồng thời tuân thủ theo chính sách kiểm sốt tăng trưởng tín dụng của NHNN. Tỷ lệ tăng trưởng của các năm vì vậy mà khác nhau nhưng nhìn chung VCB ln hồn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra, duy trì được thị phần 8,1% tồn ngành vào năm 2011,
đến năm 2012 tăng thị phần lên 8,8% và đứng thứ 4 toàn hệ thống NHTM Việt Nam.
Bên cạnh duy trì các chỉ tiêu tăng trưởng và hiệu quả, VCB ln đảm bảo duy trì các hệ số an toàn hoạt động theo quy định của NHNN, tích cực kiểm sốt chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu và thu hồi nợ.
Hình 2.8. Tỷ lệ nợ xấu của VCB giai đoạn 2008 – 2012
Trong năm 2009, VCB đã theo đuổi chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững, coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng với các biện pháp: cơ cấu lại danh mục đầu tư, củng cố quan hệ khách hàng…; áp dụng kỹ thuật hiện đại vào quản trị danh mục
đầu tư, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, quản trị rủi ro... Kết quả là chất lượng
tín dụng của VCB trong năm 2009 được cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ xấu là 2,47% - thấp hơn nhiều so với mức 4,61% vào cuối năm 2008, thấp hơn mức dự kiến mà Đại hội
đồng cổ đông cho phép là 3,5%. Từ năm 2010 – 2012, bối cảnh kinh tế tăng trưởng
chậm lại, nhiều doanh nghiệp rơi vào vịng xốy hàng tồn kho và chi phí đầu vào tăng cao dẫn đến nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng bùng nổ. Tuy nhiên, VCB đã kiểm sốt tốt chất lượng tín dụng, ln duy trì ở mức dưới 3%, kết quả hàng năm VCB đều kiềm chế tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp hơn mục tiêu Đại hội đồng Cổ đông đề ra.