2.3.2.1. Mạng lưới ATM và ĐVCNT
Để hoạt động kinh doanh thẻ đạt chất lượng tốt và thu được hiệu quả cao thì
phát sinh, trong đó mạng lưới ATM và máy POS là hai yếu tố được khách hàng quan tâm nhiều nhất. VCB luôn chú trọng đầu tư cho hoạt động phát triển mạng lưới, tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy hoạt động thanh toán và sử dụng thẻ của khách hàng
được thuận lợi, dễ dàng và hiệu quả.
Bảng 2.4. Số lượng máy ATM và POS của VCB giai đoạn 2008 – 2012
Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Số lượng Số lượng Tốc độ tăng trưởng Số lượng Tốc độ tăng trưởng Số lượng Tốc độ tăng trưởng Số lượng Tốc độ tăng trưởng Máy ATM 1.244 1.483 19,2% 1.530 3,2% 1.700 11,1% 1.835 7,9% Máy POS 7.800 9.700 24,4% 14.762 52,2% 22.000 49,0% 32.178 46,3%
Nguồn: Báo cáo thường niên VCB Việc đầu tư liên tục vào hệ thống ATM và máy POS qua các năm giúp VCB
tiếp tục là ngân hàng có mạng lưới POS lớn nhất nước với số đơn vị chấp nhận thẻ đạt 32.178 máy được phân bổ trên hầu hết các tỉnh thành lớn toàn quốc, chiếm thị phần hơn 29% và là một trong số những ngân hàng có mạng lưới ATM lớn nhất cả nước với tổng số máy đạt 1.835 tính đến thời điểm cuối năm 2012.
Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của hệ thống ATM hiện nay chưa đạt được kết
quả như mong muốn, đi ngược với chủ trương của nhà nước là mở rộng việc thanh
tốn khơng dùng tiền mặt thì đa phần giao dịch tại ATM là để rút tiền mặt. Do đó, mặc dù hệ thống ATM của VCB nói riêng và của hệ thống ngân hàng nói chung được phân bổ rộng khắp nhưng lại thường xuyên trong tình trạng quá tải, đặc biệt là vào những ngày lễ, tết, ngày chi lương cho công nhân…
Từ năm 2008 đến năm 2012, hệ thống máy POS của VCB liên tục gia tăng với tỷ lệ cao nhưng chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, đa phần được lắp đặt tại siêu thị, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại… với điều kiện để lắp đặt máy là có giấy
đăng ký kinh doanh, tài khoản ngân hàng và kinh doanh đúng mặt hàng đăng ký. Việt
Nam là đất nước phổ biến với hình thức bn bán tại chợ, buôn bán nhỏ lẻ nên các điều kiện lắp máy như vậy chính là rào cản để đến với hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
2.3.2.2. Số lượng thẻ phát hành
VCB là ngân hàng có số lượng thẻ phát hành không ngừng gia tăng qua các năm và ln nằm trong nhóm các ngân hàng dẫn đầu về các chỉ tiêu này trên thị trường thẻ
Việt Nam. Tổng số lượng thẻ do VCB phát hành năm 2009 được khoảng 970 ngàn thẻ, tăng 11,7% so với năm 2008. Đến năm 2010, VCB phát hành được hơn 1,1 triệu thẻ các loại, năm 2011 là hơn 1 triệu thẻ. Trong năm 2012, số lượng thẻ tín dụng, thẻ nội
địa và thẻ ghi nợ quốc tế của VCB đều lần lượt tăng 33,3%, 17,1% và 13,0% so với
năm 2011. Số lượng phát hành thẻ tín dụng trong năm tăng trưởng cao do có chiến dịch trọng tâm phát triển thẻ Amex và sự ra đời của ba sản phẩm mới là JCB, Amex Platinum và Visa Platinum dành cho đối tượng là khách hàng cao cấp.
Hình 2.9. Số lượng thẻ của VCB giai đoạn 2008 – 2012
Tuy số lượng thẻ luôn tăng qua các năm và hoàn thành kế hoạch đề ra nhưng
VCB đã để tuột mất vị trí ngơi vương đối với chỉ tiêu số lượng thẻ phát hành về tay
Vietinbank và Agribank, nguyên nhân có thể do tốc độ tăng trưởng phát hành thẻ của VCB từ năm 2009 đến năm 2012 đang có xu hướng giảm dần đều, trong khi các ngân hàng khác có xuất phát điểm thấp hơn nhưng lại tăng tốc mạnh mẽ và giành vị trí hàng
đầu trên thị trường thẻ.
Hiện nay, VCB đang có những bước thay đổi định hướng chiến lược với cách tiếp cận theo hướng lợi nhuận thay vì chỉ tập trung mở rộng thị phần như trước đây,
chính vì vậy mà VCB tập trung nhiều vào sản phẩm thẻ tín dụng – loại thẻ có khả năng mang lại nhiều nguồn thu cho VCB, do đó tỷ lệ tăng trưởng thẻ tín dụng qua các năm thường cao hơn tỷ lệ tăng trưởng của tất cả các loại thẻ.
Hình 2.10. Tốc độ tăng trưởng về số lượng thẻ của VCB giai đoạn 2009 – 2012
Nguồn: Số liệu từ Trung tâm thẻ VCB Tuy nhiên, củng cố và duy trì thị phần vẫn là điều kiện tiên quyết để VCB
khách hàng phát hành thẻ ATM – một kênh huy động vốn hữu hiệu mà không tốn nhiều chi phí đầu tư, phát hành và chi tiêu trên thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng, từ đó
đem lại thu nhập cho ngân hàng.
2.3.2.3. Doanh số sử dụng thẻ do VCB phát hành
VCB là ngân hàng có doanh số sử dụng thẻ khơng ngừng gia tăng qua các năm và ln giữ vị trí dẫn đầu về các chỉ tiêu này trên thị trường thẻ Việt Nam. Số lượng
thẻ gia tăng dẫn đến doanh số sử dụng thẻ gia tăng tương ứng chứng tỏ tỷ lệ thẻ hoạt
động ở VCB là khá cao, không như một số ngân hàng khác đua nhau phát hành thẻ
miễn phí để lấy chỉ tiêu nhưng sau đó tỷ lệ thẻ hoạt động thực tế lại rất thấp.
Hình 2.11. Doanh số sử dụng thẻ do VCB phát hành giai đoạn 2008 – 2012
ĐVT: tỷ đồng
Nguồn: Số liệu từ Trung tâm thẻ VCB Trong ba loại thẻ VCB hiện đang phát hành thì thẻ tín dụng là loại thẻ có khả
năng đem lại nhiều nguồn thu nhập cho VCB, chẳng hạn như: tiền lãi, phí thường niên, phí rút tiền mặt, phí chậm thanh tốn, phí chuyển đổi ngoại tệ,… Tuy nhiên, tỷ trọng của doanh số sử dụng thẻ tín dụng trên tổng doanh số chiếm tỷ lệ thấp nhất và ở mức khiêm tốn qua các năm, chỉ khoảng 3% trên tổng doanh số. Do đó, trong thời gian tới
VCB cần tập trung đẩy mạnh vào hoạt động phát hành và chi tiêu thẻ tín dụng, đặc biệt tận dụng Hợp đồng độc quyền phát hành thẻ Amex tại Việt Nam thơng qua các chương trình khuyến mãi đặc biệt áp dụng riêng cho loại thẻ này, từ đó mở rộng thị phần và đẩy mạnh chi tiêu qua thẻ của khách hàng.
2.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại VCB – Khu vực TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đơng dân nhất, đồng thời cũng là trung
tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế, tuy chỉ chiếm 0,6% diện tích và khoảng gần 10% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách cả nước. Đây là mảnh đất vô cùng màu mỡ cho các dịch vụ ngân hàng phát triển, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến công nghệ cao cho giới trẻ như dịch vụ thẻ.
Tính đến hết năm 2012, bên cạnh Hội sở chính, VCB có 01 Sở giao dịch và 78 chi nhánh với 311 phòng giao dịch hoạt động tại 47/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, VCB có 12 chi nhánh và 65 phòng giao dịch (tham khảo Phụ lục 5), trong đó có chi nhánh Hồ Chí Minh được xem là chi nhánh lớn cả về quy mô và hiệu quả hoạt động, chiếm tỷ trọng lớn trong kết quả hoạt động của toàn hệ
thống trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thẻ.
Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, VCB là một trong những NHTM đi đầu trong lĩnh vực phát hành thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ quốc tế và nội địa. Trong đó, VCB là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ mang thương hiệu American Express tại Việt Nam. Có được lợi thế này là nhờ vào vị thế và uy tín mà VCB đã gây dựng trên
thị trường ngân hàng nói chung và thị trường thẻ nói riêng. Theo báo cáo nghiên cứu Khảo sát tài chính cá nhân quý III/2012 của Nielsen, VCB là ngân hàng dẫn đầu về Chỉ số sức mạnh thương hiệu (BEI) nhưng vẫn đang nằm trong nhóm “đang phát triển”.
Hình 2.12. Chỉ số sức mạnh thương hiệu của VCB và các ngân hàng khác trong Quý III/2012
Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu Khảo sát tài chính cá nhân Quý III/2012 của Nielsen Tuy nhiên, trong giai đoạn từ đầu năm 2011 đến quý III/2012 thì VCB, Đong A Bank và ACB là ba ngân hàng có chỉ số BEI giảm nhiều trong khi các ngân hàng khác gần như khơng thay đổi.
Hình 2.13. Chỉ số sức mạnh thương hiệu của VCB và các ngân hàng khác từ Quý I/2011 đến Quý III/2012
2.4.1. Các sản phẩm thẻ của VCB
Luôn tiên phong trong việc cung cấp cho khách hàng các giải pháp tài chính tối
ưu nhất, VCB là ngân hàng thương mại đầu tiên và đứng đầu ở Việt Nam triển khai
dịch vụ thẻ – dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất hiện nay.
Với kỷ lục “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam” được Bộ sách kỷ lục Việt Nam công nhận vào ngày 28/06/2008 và là ngân hàng duy nhất tại Việt
Nam chấp nhận thanh toán cả 6 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu Visa, MasterCard, JCB, American Express, Diners Club và China UnionPay, đến nay, VCB luôn tự hào với vị trí dẫn đầu về thị phần phát hành và thanh toán thẻ trên thị trường thẻ Việt Nam.
Hiện nay VCB đang phát hành các loại thẻ sau đây:
Thẻ ghi nợ nội địa: VCB Connect 24, Thẻ đồng thương hiệu Co.opMart – VCB.
Thẻ ghi nợ quốc tế: VCB Connect24 Visa, VCB Mastercard, VCB Unionpay, VCB Cashback Plus American Express.
Thẻ tín dụng quốc tế: VCB Visa Platinum, VCB Vietnam Airlines Platinum American Express, VCB Visa/ Mastercard Cội Nguồn/JCB/ Unionpay, VCB American Express, VCB Vietnam Airline American Express. Trong đó, thẻ tín dụng quốc tế VCB liên kết với tổ chức Amex được phép độc quyền phát hành thẻ tại Việt Nam và liên kết với Vietnam Airline. Đây là dòng sản phẩm thẻ liên kết có nhiều ưu đãi vượt trội phục
vụ các khách hàng.
Bên cạnh đó VCB cịn cung cấp các dịch vụ tiện ích liên quan đến thẻ như:
VCB-ib@nking: dịch vụ ngân hàng điện tử với các tính năng: Chuyển khoản, Chuyển tiền từ thiện, Gửi tiền tiết kiệm trực tuyến, Thanh tốn hóa đơn, Dịch vụ tài chính, Nạp tiền điện tử, Chuyển tiền qua thẻ, Thực hiện giao dịch tài chính qua các
VCB – SMS B@nking: dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn dùng để: Tra cứu thông tin, Nạp tiền cho điện thoại di động trả trước, Nhận tin nhắn chủ động.
VCB Mobile Bank Plus: dịch vụ ngân hàng điện tử qua di động dành cho thuê bao Viettel, khách hàng có thể: Chuyển khoản trong hệ thống VCB, Nạp tiền cho thuê bao di động trả trước (Topup), Thanh tốn hóa đơn trả sau, Truy vấn thông tin.
VCB Phone banking: Ngân hàng 24/7 tư vấn và cung cấp thông tin về thẻ và tài khoản cho khách hàng trong trường hợp khẩn cấp.
2.4.2. Mạng lưới ATM và ĐVCNT
Hòa chung với xu hướng tăng trưởng của cả hệ thống, VCB – Khu vực TPHCM cũng chú trọng đến việc phát triển hệ thống ATM với mạng lưới rộng khắp, đặt tại
những vị trí thuận tiện và an tồn để phục vụ cho nhu cầu của người dân. Tính đến cuối năm 2012, trên địa bàn TPHCM có khoảng hơn 400 máy ATM, chiếm tỷ trọng trên 21% tổng số máy ATM toàn hệ thống. Hệ thống ATM của VCB hoạt động 24/24 để khách hàng có thể thực hiện giao dịch ngay cả khi hết giờ làm việc của ngân hàng.
Mạng lưới ĐVCNT cũng được chú trọng phát triển cả về chất và lượng để tạo điều kiện cho khách hàng thanh tốn khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Hiện nay, máy
POS của VCB được xem như là loại máy chấp nhận thanh toán nhiều loại thẻ nhất, từ những loại thẻ phổ biến như Visa, Master, JCB, Amex, đến hầu hết các loại thẻ khác như thẻ Cup, Dinner/Discovery, thẻ nội địa của tất cả các ngân hàng Việt Nam… Đến cuối năm 2012, TPHCM có khoảng trên 9.650 máy POS, tăng 1.700 máy so với năm 2011 và chiếm tỷ lệ khoảng 30% số lượng POS cả hệ thống.
2.4.3. Số lượng thẻ phát hành
Tuy số lượng chi nhánh tại TPHCM chỉ chiếm khoảng 15% số lượng chi nhánh cả hệ thống VCB nhưng số lượng thẻ phát hành mới của các chi nhánh tại đây dao động quanh mức 25% tổng số thẻ gia tăng hàng năm của VCB. Chính vì vậy, TPHCM
mãi nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thẻ.
Hình 2.14. Số lượng thẻ phát hành mới của VCB – Khu vực TPHCM giai đoạn 2008–2012
Nguồn: Số liệu từ Trung tâm thẻ VCB
Hình 2.15. Tốc độ tăng trưởng thẻ phát hành mới của VCB – Khu vực TPHCM giai đoạn 2009–2012
Số lượng thẻ ATM tăng trưởng đều qua các năm, để tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng này thì VCB cần tiếp cận các nơi có nhu cầu phát sinh thường xuyên như khu công nghiệp, khu chế xuất cho đối tượng là công nhân, trường học cho đối tượng là học sinh, sinh viên, tiếp thị các công ty trả lương qua thẻ,…
Trong năm 2009, VCB đã đưa ra rất nhiều các chương trình khuyến mãi cho thẻ ghi nợ quốc tế, như: miễn phí phát hành, miễn phí thường niên năm đầu tiên,… do đó số lượng mới phát hành tăng 102% so với năm 2008. Về sau các chương trình khuyến mãi thưa dần, đến nay phí quản lý tài khoản thẻ ghi nợ quốc tế hàng tháng là 5.500
đồng. Với đặc điểm là mức chi tiêu của chủ thẻ chỉ phụ thuộc vào số dư trong tài
khoản, giữa ngân hàng và khách hàng không diễn ra quá trình cho vay, thẻ ghi nợ quốc tế có thể hiểu nơm na như là thẻ ghi nợ nội địa nhưng có thể sử dụng ở nước ngồi. Do
đó, những khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ ở nước ngồi thường ưa chuộng thẻ tín
dụng quốc tế để khi chi tiêu không bị trừ tiền ngay, còn các khách hàng phát sinh giao dịch trong nước thì ưa chuộng thẻ ghi nợ nội địa để khơng chịu phí quản lý tài khoản hàng tháng. Vì vậy, mức độ tăng trưởng của thẻ ghi nợ quốc tế từ năm 2010 đến nay có xu hướng giảm dần. Thấy được thực trạng ngày, ngày 26/07/2013, VCB đã đưa ra sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế mới là Vietcombank Cashback Plus American Express với tính năng vượt trội hơn các sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế trước đó là tài khoản của
khách hàng chỉ bị trừ tiền sau 15 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch giúp khách hàng
vẫn được hưởng lãi suất tiền gửi trên số tiền đã sử dụng và kèm nhiều chương trình
khuyến mãi khác như: miễn phí phát hành thẻ trong 12 tháng kể từ khi ra mắt sản phẩm, hoàn tiền chi tiêu cho giao dịch chi tiêu đầu tiên,… Hy vọng sản phẩm này của VCB sẽ được khách hàng ưa chuộng và sử dụng trong thời gian tới.
2.4.4. Số lượng thẻ bị hủy hàng năm
Ngoài số lượng thẻ mới phát hành hàng năm, thì số lượng thẻ hủy cũng phản ánh mức độ ưa chuộng của thị trường đối với thẻ VCB – Khu vực TPHCM. Các trường
hợp dẫn đến hủy thẻ có thể kể đến là: Khách hàng có nhu cầu hủy thẻ, thẻ hết hạn sử dụng, thẻ phát hành mới nhưng sau 45 ngày chủ thẻ không đến nhận thẻ, thẻ bị nhiễm băng từ khơng cịn sử dụng được,…
Với những đặc tính của mình, thẻ ghi nợ quốc tế là loại thẻ có tỷ lệ hủy hàng
năm cao nhất, dao động quanh mức 3%. Tiếp đến là thẻ ATM với tỷ lệ khoảng 2% và