1.2. Chi phí và rủi ro trong huy động vốn tiền gửi
1.2.2. Rủi ro trong công tác huy động vốn
Thực tế hoạt động của ngân hàng đã cho thấy, việc lựa chọn nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng khơng chỉ phụ thuộc vào chi phí của mỗi nguồn mà cịn phụ thuộc rủi ro mà nguồn vốn huy động có thể mang lại.
Các loại rủi ro tác động đến nguồn vốn huy động của ngân hàng:
Rủi ro lãi suất: khi lãi suất thị trường giảm, ngân hàng sẽ bị thiệt hại do
trước đó đã huy động những nguồn vốn dài hạn với lãi suất cao. Khi lãi suất thị trường tăng, người gửi tiền sẽ thấy lãi suất mà ngân hàng trả cho họ không thỏa đáng nên họ sẽ rút tiền để đầu tư vào lĩnh vực khác có lợi hơn. Như vậy, có thể thấy rủi ro lãi suất xuất hiện ở những nguồn vốn huy động có thời hạn dài.
Tài sản nhạy cảm với lãi suất là các tài sản ngắn hạn sẽ đáo hạn trong thời gian ngắn như tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD, các chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn có lãi suất thả nổi, cho vay trung dài hạn sắp đến hạn trả.
Nguồn vốn ngắn hạn nhạy cảm với lãi suất là những khoản huy động sẽ phải hoàn trả trong thời gian ngắn như tiền gửi ngắn hạn, tiền huy động trung dài hạn sắp đến hạn trả, …
Tỷ số giữa các tài sản nhạy cảm lãi suất với nguồn vốn nhạy cảm lãi suất: khi quy mô tài sản nhạy cảm với lãi suất vượt quá nguồn vốn nhạy cảm lãi suất trong một kỳ hạn nhất định, ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng bất lợi, thua lỗ nếu lãi suất giảm. Ngược lại, khi quy mô nguồn vốn nhạy cảm vượt quá tài sản nhạy cảm với lãi suất, thua lỗ chắc chắn sẽ xảy ra nếu lãi suất tăng.
Rủi ro thanh khoản: xảy ra khi có tình trạng rút tiền hàng loạt của khách
hàng làm sụt giảm nghiêm trọng nguồn vốn của ngân hàng. Như khi tình trạng thất nghiệp gia tăng, các doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hóa sẽ làm cho tiền gửi
Rủi ro lãi suất
Tài sản nhạy cảm lãi suất Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất =
tiết kiệm và tiền gửi thanh toán sẽ giảm đi một cách đột ngột, … buộc ngân hàng phải tìm kiếm những nguồn vốn khác có chi phí cao hơn để bù đắp.
Rủi ro vốn chủ sở hữu: khi vốn huy động quá lớn so với vốn chủ sở hữu,
nhà đầu tư sẽ lo lắng đến khả năng hồn trả của ngân hàng và có thể sẽ rút vốn khỏi ngân hàng đó.
Lựa chọn giữa chi phí và rủi ro trong huy động vốn của ngân hàng
Trước tiên, có sự đánh đổi giữa rủi ro và chi phí huy động vốn, những nguồn vốn có chi phí thấp có thể phải chịu rủi ro về lãi suất, thanh khoản. Như thế mỗi khi phải huy động vốn mới, nhà quản trị phải lựa chọn một vị trí (điểm A hay B trên đồ thị) theo chỉ đạo của đại hội cổ đông ngân hàng về tương quan ưu tiên giữa rủi ro và lợi nhuận trên bảng đối chiếu giữa rủi ro và chi phí theo từng cách phối hợp giữa các nguồn vốn.
Rủi ro vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu
Tài sản rủi ro Rủi ro thanh khoản =
Tài sản thanh khoản - vay Tổng nguồn vốn huy động (tiền gửi)
Đồ thị 1.1: Tương quan lựa chọn giữa chi phí và rủi ro
Theo sơ đồ trên, nhà quản trị có thể kết luận rằng nguồn vốn hiện đang sử dụng có chi phí trên 1 đồng vốn huy động q đắt (điểm A), do vậy mà lợi nhuận thuần bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cần phải có một hỗn hợp nguồn vốn kiểu khác. Từ đó, ngân hàng có thể mong muốn thay đổi lối kết cấu nguồn vốn từ điểm A (chi phí CA, mốc rủi ro RA) sang điểm B (chi phí CB thấp hơn, mốc rủi ro RB cao hơn). Nhà quản trị phải quyết định vị trí rủi ro, chi phí thích hợp nhất với mục tiêu của ngân hàng và mong muốn cổ đơng góp vốn.
Thứ hai, mức độ rủi ro của các nguồn vốn khác nhau thay đổi theo những chiều hướng rủi ro được xem xét. Ví dụ như, tiền gửi tiết kiệm của những hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình có thể tương đối ít nhạy cảm với những thay đổi lãi suất nhưng cũng chính loại tiền gửi đó lại có thể gần với cao điểm rủi ro thanh khoản vào những thời điểm nhất định trong năm (các dịp lễ, Tết, …) khi xảy ra việc rút tiền hàng loạt. Chính vì vậy, thách thức chủ yếu trong việc chọn một hỗn hợp nguồn vốn bao gồm việc lựa chọn các mức độ rủi ro thích hợp ở mỗi chiều
Chi phí Rủi ro A B CA CB RA RB
hướng rủi ro huy động vốn và điều chỉnh theo chi phí huy động vốn của các mức rủi ro đó.