Cơ cấu nguồn vốn của VietinBank từ năm 2010 – 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 46 - 49)

2.2. Thực trạng huy động vốn tiền gửi tại VietinBank

2.2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn của VietinBank từ năm 2010 – 2012

Trước khó khăn của kinh tế thế giới kéo dài từ năm 2009 đến năm 2012, đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều ngành kinh tế trong nước, trong đó có ngành ngân hàng nói chung và VietinBank nói riêng. Tuy nhiên, bằng tất cả nỗ lực trong toàn hệ thống VietinBank cũng như những thay đổi phù hợp của chính sách khách hàng, sự đa dạng của sản phẩm, … đã giúp cho nguồn vốn của VietinBank liên tục tăng trong những năm qua, trong đó có nguồn vốn tiền gửi, phần nào phản ánh hiệu hoạt động kinh doanh khá tốt của VietinBank.

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của VietinBank từ năm 2010 – 2012 ĐVT: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Vốn điều lệ và các quỹ 15,744 21,706 28,652 Tỷ trọng 4.71% 5.07% 5.98% Tỷ lệ tăng trưởng 35.86% 37.87% 32.00% 2 Vốn tiền gửi 216,647 268,363 317,775 Tỷ trọng 64.76% 62.61% 66.31% Tỷ lệ tăng trưởng 38.03% 23.81% 18.47% 3 Vốn đi vay 58,938 111,232 130,042 Tỷ trọng 17.62% 25.96% 27.13% Tỷ lệ tăng trưởng 18.98% 88.73% 16.91% 4 Vốn khác 43,221 27,294 2,785 Tỷ trọng 12.92% 6.37% 0.58%

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ lệ tăng trưởng 215.05% -36.85% -89.79%

5 Tổng nguồn vốn 334,549 428,595 479,253

Tỷ lệ tăng trưởng 44.32% 28.07% 11.86% Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank 2010 - 2012

Tổng nguồn vốn của VietinBank có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 – 2012 là 28%. Bên cạnh vốn điều lệ và nguồn vốn huy động, VietinBank cũng thực hiện các nghiệp vụ vay vốn trên thị trường liên ngân hàng và vay NHNN để bổ sung nguồn vốn hoạt động. Nguồn vốn này tăng về tỷ trọng qua các năm nhưng lại giảm về tỷ lệ tăng trưởng và đây là nguồn vốn có chi phí cao. Vốn điều lệ tăng qua các năm cho thấy sự ổn định trong nguồn vốn của VietinBank. Một nguồn vốn khá quan trọng đối với VietinBank là nguồn vốn tiếp nhận ủy thác từ các tổ chức tài chính lớn nhất DEG, KFW, JBIC, … , đây là những nguồn vốn có chi phí đầu vào thấp, một số nguồn vốn có thời hạn dài đã mang lại lợi ích đáng kể cho VietinBank.

Đặc biệt, nguồn vốn giữ vai trò chủ yếu của VietinBank là nguồn vốn tiền gửi có quy mơ ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2010, nguồn vốn tiền gửi chỉ đạt 216.647 tỷ đồng và chiếm 64,76% trong tổng nguồn vốn thì đến năm 2012 đã tăng lên 317.775 tỷ đồng, chiếm 66,31% tổng nguồn vốn. Mặc dù tỷ trọng và tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi giảm qua các năm nguyên nhân do chịu ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới, sự cạnh tranh gay gắt với các NHTM khác, nhưng việc tăng lên về số lượng vốn tiền gửi cho thấy uy tín của VietinBank được khách hàng đánh giá tốt. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi của VietinBank nhìn chung cao hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi của toàn ngành (số liệu tại bảng 2.2).

Tỷ lệ nguồn vốn tiền gửi/Tổng nguồn vốn của VietinBank có sự tăng trưởng khơng đồng đều, năm 2011 giảm 14,22% so với năm 2010, năm 2012 tăng 5,34% so

16%/năm, tạo thuận lợi cho VietinBank huy động tốt nguồn tiền gửi trong dân cư và TCKT. Tuy nhiên sang năm 2011, để kiềm chế lạm phát và bất ổn của thị trường tiền tệ, NHNN đã ban hành nhiều thông tư, chỉ thị, trong đó có thơng tư 30/TT-NHNN ngày 28/9, quy định trần lãi suất tiền gửi VNĐ kỳ hạn từ 1 tháng trở lên ở mức 14%/năm, kỳ hạn dưới 1 tháng ở mức 6%/năm, với quy định này đã khơng kích thích được người dân gửi tiền vào ngân hàng, trong đó có VietinBank, mà tích lũy dưới dạng các tài sản khác; ngồi ra, năm 2011 tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao khiến nhiều TCKT tận dụng nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này đã làm nguồn tiền gửi của VietiBank năm 2011 giảm so với năm 2010. Năm 2012, hoạt động huy động vốn không chịu cạnh tranh quá lớn trên thị trường do NHNN có chính sách điều hòa thanh khoản cho cả hệ thống, hơn nữa tăng trưởng tín dụng thấp cùng với quy định về trần lãi suất huy động VNĐ đã không gây sức ép đến huy động vốn. Người dân gửi tiền vào ngân hàng vì nhận thấy đây vẫn là một kênh đầu tư có lãi và an toàn, do vậy giúp tiền gửi của VietinBank năm 2012 tăng cao so với năm 2011 là 5,31%.

Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi của VietinBank năm 2010 – 2012 156,960 216,647 268,363 317,775 0.00% 38.03% 23.81% 18.47% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2009 2010 2011 2012 T ỷ đồn g

Bảng 2.2: So sánh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi của VietinBank với hệ thống các TCTD

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi 2010 2011 2012

VietinBank 38.03% 23.81% 18.47%

Hệ thống các TCTD 28.50% 10.00% 18.40%

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN và Báo cáo thường niên VietinBank năm 2010 - 2012

Đồ thị 2.2: So sánh tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi của VietinBank năm 2010 - 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)