Tầm quan trọng của nguồn vốn tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 37 - 41)

1.5.1. Đối với nền kinh tế

Hệ thống NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn mà hệ thống ngân hàng tập trung hầu hết các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chỗ là phương tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế. Đây là nguồn vốn rất quan trọng để đầu tư phát triển nền kinh tế vì nó khơng những lớn về số tiền tuyệt đối mà vì tính chất “ln chuyển” khơng ngừng của nó. Đặc biệt trong chiến lược phát triển của nước ta là xây dựng nền kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

Cơ cấu các khoản huy động Số dư từng khoản huy động

Tổng vốn huy động =

trước, do đó vốn đầu tư cho các ngành kinh tế phải trông đợi rất nhiều vào nguồn vốn nội lực trong đó nguồn từ các ngân hàng huy động được là rất quan trọng vì nó tạo nên sự ổn định vững chắc cho sự phát triển nhanh, ổn định và bền vững lâu dài. Ngoài việc thu hút tiền nhàn rỗi trong xã hội để sử dụng cho đầu tư phát triển, bên cạnh đó thơng qua nghiệp vụ huy động vốn giúp NHNN kiểm sốt khối lượng tiền tệ trong lưu thơng qua việc sử dụng chính sách tiền tệ (tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản, lãi suât tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, tỷ giá, …). Chẳng hạn muốn thu hút bớt lượng tiền trong lưu thông, NHNN tăng lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khống chế dư nợ tín dụng và ngược lại, … nhằm điều hành lưu thông tiền tệ, kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả.

1.5.2. Đối với NHTM

Nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Khơng có nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi xem như khơng có hoạt động của NHTM. NHTM khi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định, tuy nhiên vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ tài sản cố định, máy móc, thiết bị, … cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi, do vậy, có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối với khách hàng.

Đối với NHTM, nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Khơng có nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi, NHTM sẽ khơng có đủ vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặc khác, thơng qua nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi, NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, NHTM có các biện pháp khơng ngừng hồn thiện hoạt động huy động vốn tiền gửi để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Có thể nói, nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi góp phần giải quyết đầu vào của ngân hàng.

1.5.3. Đối với khách hàng

Nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lời, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Mặc khác, nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi. Cuối cùng nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nguồn vốn tiền gửi khơng chỉ có vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM mà còn có ý nghĩa đối với nền kinh tế. Nghiên cứu các hình thức huy động vốn tiền gửi, những yếu tố ảnh hưởng và chi phí, rủi ro trong hoạt động huy động vốn tiền gửi giúp cho NHTM đưa ra các biện pháp thích hợp để phát triển nguồn vốn tiền gửi cả về số lượng và chất lượng.

Nội dung chương 1 đã nêu bậc được vấn đề: khái niệm và những yêu cầu đối với dịch vụ ngân hàng trong nước. Chương 1 là cơ sở để các NHTM Việt Nam nhận định khả năng cạnh tranh để đón đầu những cơ hội và giảm thiểu những tổn thất trong quá trình cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)