2.2. Thực trạng huy động vốn tiền gửi tại VietinBank
2.2.2.2. Quan hệ giữa tổng nguồn vốn và cho vay khách hàng
Huy động và cho vay là hai hoạt động then chốt của ngân hàng. Phần lớn lợi nhuận thu được của ngân hàng là chênh chệch lãi suất giữa hai hoạt động này. Trong tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn đã làm tăng trưởng tín dụng đạt mức thấp, năm 2012 ở mức 8,91%. Nguyên nhân tín dụng tăng trưởng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, các tổ chức tín dụng phải kiểm sốt chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu. Với tăng trưởng tín dụng thấp của
0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 2010 2011 2012 VietinBank Hệ thống các TCTD
trưởng bình quân vẫn cao hơn so với ngành, tỷ trọng cho vay/tổng nguồn vốn qua các năm vẫn đảm bảo được an toàn trong cho vay (số liệu tại bảng 2.4).
Các sản phẩm tín dụng của VietinBank nhìn chung phong phú, đặc biệt phù hợp với các khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong thời gian qua, trong tình hình có nhiều biến động, VietinBank thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Tổng dư nợ cho vay trong tổng nguồn vốn huy động ln duy trì ở mức từ 68% - 70%. Tỷ trọng cho vay phân theo kỳ hạn luôn được giữ cân đối giữa ngắn hạn và trung dài hạn để đảm bảo an toàn thanh khoản cho ngân hàng, vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Việc tăng trưởng tín dụng cũng được kiểm soát một cách chặt chẽ để đảm bảo an toàn hoạt động cho ngân hàng. Trong tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động bất lợi làm ảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng, đã làm tốc độ tăng trưởng tín dụng của VietinBank chậm lại nhưng nhìn chung cân đối với nguồn vốn huy động được, đảm bảo được an toàn cho ngân hàng trong hoạt động. Trước khó khăn này của nền kinh tế, VietinBank tập trung vào việc tái cơ cấu lại các khoản vay, tìm kiếm các khách hàng mới, tốt của các ngành nhiều tiềm năng và mở rộng tín dụng trong thời kỳ khủng hoảng một cách thận trọng vì có thể có dẫn đến rủi ro cao.
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay của VietinBank từ năm 2010 - 2012 ĐVT: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1 Tổng nguồn vốn 334,549 428,595 479,253
Tăng trưởng nguồn vốn 44.32% 28.07% 11.86%
2 Cho vay khách hàng 234,205 293,434 333,356
Dư nợ trung hạn 27,660 30,533 34,078 Dư nợ dài hạn 65,168 85,988 98,823
Tăng trưởng cho vay 43.53% 25.29% 13.61%
3 Tỷ trọng cho vay/Tổng
nguồn vốn
70.01% 68.46% 69.56%
Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank 2010 - 2012
Đồ thị 2.3: Quan hệ giữa nguồn vốn và dư nợ cho vay
Bảng 2.4: Bảng tăng trưởng huy động và cho vay của ngân hàng niêm yết năm 2012 so với năm 2011
Ngân hàng Tăng trưởng huy động Tăng trưởng cho vay
CTG 18.47% 13.61% VCB 25.28% 15.57% ACB -11.94% -0.48% 334,549 428,595 479,253 234,205 293,434 333,356 70.01% 68.46% 69.56% 67.50% 68.00% 68.50% 69.00% 69.50% 70.00% 70.50% 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2010 2011 2012 T ỷ đ ồn g Tổng nguồn vốn Dư nợ cho vay
MBB 31.49% 26.25% EIB 31.32% 0.37% STB 43.10% 19.02% SHB 123.08% 93.32%
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN và Báo cáo thường niên VietinBank 2.2.2.3. Về cơ cấu nguồn vốn tiền gửi phân theo thời gian gửi tiền
Bảng 2.5. Tình hình nguồn vốn tiền gửi phân theo thời hạn gửi
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng
1 Nguồn vốn tiền gửi 216,647 100.00% 268,362 100.00% 317,775 100.00% 1.1 Tiền gửi không kỳ hạn 49,674 22.93% 56,157 20.93% 63,256 19.91% 1.2 Tiền gửi có kỳ hạn 166,973 77.07% 212,205 79.07% 254,519 80.09%
Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank năm 2010-2012
Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi của VietinBank theo kỳ hạn gửi giai đoạn 2010 – 2012 cho thấy: nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này phù hợp với mục tiêu đầu tư và tài trợ cho các dự án phát triển kinh tế trung dài hạn của VietinBank. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm khoảng 20% và tỷ lệ này có xu hướng ngày càng giảm theo hướng chuyển dịch từ tiền gửi khơng kỳ hạn sang có kỳ hạn. Mặc dù tiền gửi khơng kỳ hạn là nguồn vốn giá rẻ, mang lại lợi nhuận cao cho VietinBank, tuy nhiên để đảm bảo sự ổn định trong huy động vốn tiền gửi qua đó để đảm bảo an tồn trong hoạt động cho vay, những năm gần đây VietinBank đã đẩy mạnh huy động tiền gửi có kỳ hạn thơng qua việc mở rộng ngày càng nhiều các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn. Nguyên
nhân của việc chuyển dịch này là do dự báo tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn trong những năm sắp tới, các đơn vị tận dụng tất cả các khoản thu từ hoạt động tài chính, bao gồm việc chuyển các nguồn tiền gửi từ khơng kỳ hạn sang có kỳ hạn và thường là kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến dưới 1 năm để hưởng lãi suất cao. Việc người gửi tiền chọn kỳ hạn ngắn để gửi vì chênh lệch lãi suất giữa tiền gửi khơng kỳ hạn với các kỳ hạn 1-3 tháng rất lớn và lãi suất giữa kỳ hạn trên 1 năm và dưới 1 năm cũng xấp xỉ nhau. Ngồi ra người gửi tiền có tâm lý e ngại về tỷ lệ lạm phát sẽ tăng cao nên đã chọn gửi tiền ở các kỳ hạn ngắn để vừa hưởng lãi suất cao, vừa đảm bảo nhu cầu thanh khoản.
2.2.2.4. Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi phân theo loại tiền tệ Bảng 2.6. Tình hình nguồn vốn tiền gửi phân theo loại tiền tệ Bảng 2.6. Tình hình nguồn vốn tiền gửi phân theo loại tiền tệ
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng
1 Nguồn vốn tiền gửi 216,647 100.00% 268,362 100.00% 317,775 100.00% 1.1 Tiền gửi VNĐ 188,388 86.96% 234,999 87.57% 287,262 90.40% 1.2 Tiền gửi ngoại tệ
quy đổi sang VNĐ
28,259 13.04% 33,363 12.43% 30,513 9.60%
Nguồn: Báo cáo thường niên của VietiBank năm 2010-2012
Liên tục từ năm 2010 – 2012, tiền gửi VNĐ luôn tăng cao cả về quy mô lẫn tỷ trọng so với tiền gửi bằng ngoại tệ. Năm 2011 tiền gửi VNĐ tăng 46.611 tỷ đồng so năm 2010 tương đương tăng 24,74%, năm 2012 tăng 52.263 tỷ đồng so năm 2011 tương đương tăng 22,24%. Riêng tiền gửi ngoại tệ, năm 2011 tăng 18,06% so năm 2010 (tương đương tăng 5.104 tỷ đồng), tuy nhiên năm 2012 lại giảm 8,55% so năm 2011 (tương đương giảm 2.851). Nguồn vốn tiền gửi của VietinBank chủ yếu là nội tệ, chiếm tỷ trọng trên 85%. Vốn tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp, nguyên nhân là do phần lớn
các chi nhánh của VietinBank chưa thật sự chú trọng tăng trưởng nguồn vốn này vì nhu cầu sử dụng vốn ngoại tệ cịn thấp. Ngồi ra vốn tiền gửi nội tệ chiếm tỷ trọng cao cịn vì những năm gần đây tỷ giá USD so với với VNĐ cũng như lãi suất huy động ngoại tệ mà chủ yếu là USD được NHNN giữ ở mức ổn định và với lãi suất huy động thấp, vì vậy khơng hấp dẫn người dân gửi tiền vào ngân hàng, thay vào đó phần lớn họ có xu hướng gửi tiền VNĐ. Mặc khác, xuất phát điểm là một ngân hàng nhà nước VietinBank có quan hệ tốt với nhiều cơng ty, tập đồn nhà nước do vậy thu hút được nguồn tiền gửi VNĐ đáng kể từ các tổ chức này.
2.2.2.5. Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi phân theo loại khách hàng
Trong tổng nguồn vốn tiền gửi của một ngân hàng thì nguồn tiền gửi cá nhân chiếm vị trí quan trọng và thiết yếu, duy trì sự ổn định cho hoạt động nguồn vốn của ngân hàng.
Bảng 2.7. Tình hình nguồn vốn tiền gửi phân theo loại khách hàng
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng
1 Nguồn vốn tiền gửi 216,647 100.00% 268,362 100.00% 317,775 100.00%
1.1 Tiền gửi Tổ chức kinh tế 99,028 45.71% 125,970 46.94% 139,447 43.88%
1.1.1 Doanh nghiệp Nhà nước 69,749 32.19% 81,071 30.21% 88,188 27.75%
1.1.2 Doanh nghiệp ngoài nhà
nước và các đối tượng khác
23,075 10.65% 37,508 13.98% 43,331 13.64%
1.1.3 Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài
6,204 2.86% 7,391 2.75% 7,928 2.49%
1.2 Tiền gửi cá nhân 117,619 54.29% 142,392 53.06% 178,328 56.12%
Trong cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng, tiền gửi từ doanh nghiệp và tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng khoảng 40%. Nguồn vốn này thường có lãi suất đầu vào thấp nhưng thường có biến động lớn. Nguồn tiền gửi huy động từ dân cư có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm. Tiền gửi dân cư chủ yếu dưới dạng tiền gửi tiết kiệm, có tính ổn định cao nhưng chi phí đầu vào cũng cao.
Năm 2010, 2011 và 2012 là giai đoạn khó khăn của kinh tế Việt Nam với sự thăng trầm của lãi suất huy động, kéo theo đó là sự tăng giảm của lãi suất vay vốn, có thời điểm lên đến 22%/năm, khiến cho hoạt động của các TCKT, đặc biệt là các đơn vị sản xuất kinh doanh trở nên cực kỳ khó khăn kéo dài từ năm 2010 đến 2012, hàng loạt doanh nghiệp tuyên bố phá sản, giải thể, nguồn tiền gửi từ tổ chức vì thế bị sụt giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn vốn tiền gửi của VietinBank. Tiền gửi của TCKT năm 2012 đạt 139.447 tỷ đồng, giảm 3,06% so với năm 2011 tương đương giảm 13.447 tỷ đồng. Tiền gửi của TCKT tại VietinBank được duy trì chủ yếu từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, các tập đồn/ tổng cơng ty nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, nhiều đơn vị đã tận dụng tiền gửi tại ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh có thể thấy, dù tiền gửi của các đơn vị này khá ổn định tuy nhiên việc phụ thuộc quá nhiều vào tiền gửi của TCKT cho thấy phần nào kém linh hoạt trong huy động vốn của VietinBank, khi họ rút vốn sẽ làm nguồn vốn tiền gửi sụt giảm đáng kể. Ngược lại với tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của cá nhân qua các năm đều tăng về số lượng, riêng năm 2012 tỷ lệ tăng trưởng giảm so với năm 2011, nguyên nhân năm 2012 chứng kiến sự “nhảy múa” của thị trường vàng đã hấp dẫn người dân rút tiền gửi từ ngân hàng đầu tư vào vàng. Tiền gửi từ khách hàng cá nhân là nguồn tiền gửi mang tính ổn định cho ngân hàng, việc tăng số lượng tiền gửi qua các năm, đồng thời tỷ lệ tiền gửi của nhóm khách hàng này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tiền gửi đã thể hiện định hướng hoạt động của VietinBank là chuyển dần từ ngân hàng bán buôn sang ngân hàng bán lẻ; đồng thời cho thấy chính sách dành cho khách hàng cá nhân đang được VietinBank chú trọng cũng như sự đa dạng của các sản phẩm tiền gửi dành cho cá nhân đã mang lại hiệu quả tốt cho công tác huy động vốn
của ngân hàng.
2.2.2.6. Quản trị nguồn vốn tại VietinBank
Mức độ an toàn vốn
Bảng 2.8: Xu hướng an toàn vốn của VietinBank theo thời gian
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Hệ số an toàn vốn – CAR (%) 8,02% 10,57% 10,33% Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank năm 2010 - 2012
Hệ số an toàn vốn tối thiểu – CAR là một thước đo khả năng của ngân hàng chống đỡ rủi ro khơng được dự tính mà khơng làm ảnh hưởng đến nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Mức tiêu chuẩn của Việt Nam đã thay đổi từ giữa năm 2005, yêu cầu về hệ số CAR ngày càng tiếp cận đến mức chuẩn quốc tế. CAR năm 2012 của VietinBank được cải thiện đáng kể, đạt mức 10,33%, vượt mức quy định của NHNN tại Thông tư 13/TT-NHNN là 9% và đang tiến tới chuẩn tối thiểu về an toàn vốn quốc tế (theo quy định của Basel II là 12%).
Khả năng thanh khoản
Bảng 2.9: Khả năng thanh khoản của VietinBank
STT Các chỉ số thanh khoản (%) 2010 2011 2012
1 Dư nợ/Huy động vốn 70.01% 68.46% 69.56% 2 Tài sản thanh khoản/Tổng nợ phải trả 5.27% 6.65% 7.20% 3 Tăng trưởng tiền gửi 44.32% 28.07% 11.86% 4 Tăng trưởng dư nợ 43.53% 25.29% 13.61% Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank năm 2010 – 2012
Khả năng thanh khoản của ngân hàng đã được cải thiện đáng kể, với tỷ lệ dư nợ/huy động vốn giảm dần nhờ mức độ tăng nhanh huy động tiền gửi của khách
hàng. Điều này phù hợp với chiến lược phát triển nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Chỉ số tài sản thanh khoản (tiền và các khoản tương đương tiền tại quỹ, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác)/Tổng nợ phải trả) có xu hướng được cải thiện qua các năm.
Công tác quản lý thanh khoản của ngân hàng cũng như chất lượng của nguồn vốn tiền gửi được cải thiện đáng kế, đặc biệt từ sau khi ngân hàng chuyển sang cơ chế điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP vào năm 2009, cho phép mua bán vốn khớp kỳ hạn và tính chất của giao dịch, để người quản lý có thể linh hoạt trong chính sách lãi suất và đưa ra các định hướng về kỳ hạn cho toàn hệ thống VietinBank. Ngồi ra, ngân hàng ln tn thủ đúng quy định của NHNN về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ khả năng chi trả, …
Chi phí huy động vốn
Trước áp lực lớn về mục tiêu tăng trưởng, hiệu quả hoạt động và hội nhập thị trường tài chính quốc tế đặt ra u cầu cho VietinBank cần phải tính tốn chính xác về giá thành tất cả các luồng tiền đi và đến ngân hàng. Trên cơ sở đó, tính tốn, đánh giá chính xác thu nhập và chi phí của từng đơn vị kinh doanh của ngân hàng (chi nhánh, phòng giao dịch), từng mảng nghiệp vụ, từng khách hàng,... Thực tế trên đặt ra yêu cầu VietinBank phải áp dụng cơ chế FTP theo thông lệ quốc tế nhằm một mặt tạo động lực thúc đẩy các chi nhánh tăng trưởng hoạt động kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả. Mặt khác trang bị cho trụ sở chính cơng cụ mạnh để quản lý, điều hành về vốn, đặc biệt là quản lý về rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản.
Hệ thống FTP do VietinBank nghiên cứu và xây dựng cho phép định giá mua bán vốn theo kỳ hạn và tính chất của giao dịch (sản phẩm, loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng) cho mảng hoạt động cho vay và huy động vốn. Chương trình cho phép người sử dụng điều chỉnh thu nhập và chi phí điều chuyển vốn theo đúng kỳ hạn thực tế của giao dịch (ví dụ: tiền gửi rút sớm, nợ trả sớm…) So với cơ chế điều hồ 1 giá được tính tốn thủ cơng và hạch tốn hàng tháng, hệ thống FTP tính tốn tự động và hạch toán hàng ngày. Kết quả của việc áp dụng phương pháp này đã
mang lại hiệu quả cao cho công tác huy động và quản lý – đánh giá đúng về nguồn vốn tiền gửi của VietinBank thời gian qua.
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA VIETINBANK CỦA VIETINBANK
2.3.1. Yếu tố khách quan
Sự ổn định về chính trị xã hội: sự ổn định về chính trị, an ninh và an toàn xã
hội của Việt Nam thời gian qua được giới đầu tư và cộng đồng thế giới đánh giá rất cao, đây là nguyên nhân cơ bản thu hút các doanh nghiệp, dân cư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư, tạo tâm lý và niềm tin cho người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng nói chung và VietinBank nói riêng.
Mơi trường kinh tế: tiếp đà với năm 2010 và 2011, kinh tế thế giới năm 2012
tiếp tục có những bấp bênh rất lớn, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp. Ảnh hưởng chung của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam những năm qua gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng GDP qua các năm giảm, năm 2010 là 6,78%, năm 2011: 5,89%