Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người nghèo trên địa bàn quận 6 TPHCM (Trang 33 - 34)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành thực hiện mục tiêu của đề tài, chúng tôi vận dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như sau:

2.1.1. Phương pháp thống kê mô tả:

Phương pháp này liên quan đến việc thu nhập thông tin liên quan đến tình trạng hiện tại của đối tượng nghiên cứu, sắp xếp, mơ tả các dữ kiện, tính tốn các chỉ tiêu, giải thích các kết quả đạt được.

Theo đó, tác giả thống kê các hộ nghèo và không nghèo tại địa phương dựa trên chuẩn nghèo theo thu nhập của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội căn cứ vào mẫu điều tra, so sánh với số liệu thống kê của địa phương, đồng thời sử dụng một số chỉ tiêu: tần số, số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và các chỉ số nhằm mơ tả thực trạng tín dụng dành cho người nghèo.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Tiến hành phỏng vấn, tham khảo ý kiến của các cán bộ tín dụng, các cơ quan của Nhà nước về chính sách và một số tổ chức chính trị- xã hội và tổ chức tín dụng ở địa phương: (Phụ lục 2)

2.1.3. Phương pháp phân tích bằng mơ hình kinh tế lượng

Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998).

Qua nghiên cứu những thách thức từ các dự án giảm nghèo và thực tế một số địa bàn phường, tác giả đưa ra kỳ vọng về hai nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của người nghèo quận 6.

(1) Nhân tố tác động từ bản thân người dân, trong đó bao gồm hai nhân tố là:

- Trở ngại do suy nghĩ bản thân: lao động thủ công, không cần vay vốn, trước đây chưa từng vay.

- Năng lực tiếp cận vốn: trình độ dân trí, trình độ chun mơn sản xuất, khả năng quản lý sử dụng vốn vay.

(2) Nhân tố tác động từ bên ngồi, trong đó gồm 3 nhân tố sau:

- Nhân tố từ phía các tổ chức cho vay: thông tin hạn chế, thủ tục vay vốn, lượng vốn và thời gian cho vay, dịch vụ vay vốn.

- Nhân tố hỗ trợ từ các tổ chức chính trị, xã hội: Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên.

- Nhân tố từ sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và tổ chức cho vay, cơ quan chính sách xã hội, tư vấn thị trường, cơ quan pháp lý.

Từ các nhân tố kỳ vọng trên, đi vào nghiên cứu, khảo sát thực tế, phỏng vấn các hộ dân cư để đặt ra các biến quan sát.

Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) rút gọn các biến quan sát thành các nhân tố chính thức và nhằm xác định tính tác động vào khả năng vay được vốn hay không của người dân, sử dụng kết hợp giữa EFA với mơ hình hồi quy logit để xác định khả năng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người nghèo trên địa bàn quận 6 TPHCM (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)