6. Kết cấu của luận văn
4.2. Giải pháp trực tiếp
Thứ nhất,đẩy mạnh việc xây dựng các mơ hình phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng thu nhập và có tích lũy cho người nghèo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm dần khoảng cách về mức sống giữa người giàu và người nghèo.
Tuyên truyền, hướng dẫn thay đổi thói quen trong nhận thức của người dân cho rằng việc phát triển sản xuất, làm cho họ thấy sự cần thiết phải dựa vào những nhân tố hỗ trợ từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Để đạt mục đích này, cần tăng cường vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương trong việc tác động và thay đổi nhận thức của người dân.
Hướng dẫn người nghèo đa dạng hóa sản xuất, sử dụng vốn vay đúng mục đích, có thể giúp họ tăng thu nhập, thốt nghèo.
Thứ hai, chính quyền, các tổ chức cho vay và các tổ chức xã hội cần đặc biệt
chú ý đến người dân lần đầu tiên tiếp cận với ngân hàng để vay tín dụng và phát huy vai trò của người người dân đã vay tín dụng nhiều lần.
Đối với những người dân bước đầu tiếp cận vốn tín dụng cần có nhiều biện pháp kết hợp từ khâu thông tin tuyên truyền của các tổ chức cho vay, công tác vận động của các tổ chức xã hội ở địa phương để cho người dân nắm được các thủ tục vay vốn, cách thức sử dụng vốn, điều kiện hoàn trả vốn.
Bên cạnh đó các tổ chức cho vay và các tổ chức xã hội cần động viên những người đã vay vốn nhiều lần làm cộng tác viên để tuyên truyền, truyền đạt kinh nghiệm, hướng dẫn cho những người mới lần đầu tiếp cận vốn tín dụng, thậm chí
các ngân hàng có thể hợp đồng trả lương hoặc phí dịch vụ cho những cộng tác viên này vì đây có thể là một trong những kênh thông tin tuyên truyền đạt hiệu quả cao.
Cho vay theo nhóm liên đới với áp lực nhóm, liên đới trách nhiệm, cho vay đúng thời điểm, có kế hoạch trả nợ phù hợp.
Thứ ba,cần đẩy mạnh cơng tác tư vấn việc vay vốn tín dụng cho người dân. Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức với nhau nhằm xác định đối tượng vay vốn, tư vấn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hợp lý mà người dân cần đưa vào kế hoạch thực hiện, xác định lượng vốn dự kiến , thời gian dự kiến của vịng quay có thể thu hồi vốn đối với quy trình sản xuất của mình, cần chú ý về thời gian cho vay vốn phải phù hợp với vòng quay của sản phẩm sản xuất mà người dân đang thực hiện.
Giải pháp này cho thấy sự cần thiết phải gia tăng sự liên kết giữa các hộ gia đình sản xuất kinh doanh, các tổ chức cho vay và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương nhằm gia tăng tính hiệu quả của việc sử dụng vốn, hiệu quả của sản xuất để tạo ra sản phẩm có tính hàng hố cao, vì mục đích cuối cùng là giảm nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo và cũng là của các tổ chức cho vay. Sự liên kết này cũng có nghĩa cần có sự về tư vấn pháp lý và hỗ trợ thị trường cho người dân trong quá trình sản xuất .
Thứ tư, về nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng, các tổ chức cho vay cần xây dựng thêm mạng lưới cơ sở tín dụng rộng ở địa phương và cần chăm lo, chú trọng đến chất lượng dịch vụ như: công bố hệ thống thơng tin rõ ràng, dễ hiểu, hồn chỉnh về tất cả các đối tượng khách hàng, đơn giản hóa các thủ tục cho vay tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
Cần xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thân thiện với người dân, cán bộ tín dụng biết tiếng Hoa, Khơ - me để dễ dàng giao tiếp, tránh việc tạo khoảng cách nhằm tạo hình ảnh dễ gần gũi, dễ tiếp cận để người dân có tâm trạng thoải mái trong quá trình tiếp cận vay vốn. Các điểm tín dụng cần có các bảng thơng báo về các chính sách, hướng dẫn các thủ tục đầy đủ, dễ hiểu bằng hai thứ tiếng Việt-Hoa.
Cần đặc biệt chú trọng đến những người đã vay vốn từ lần thứ hai trở đi, đưa họ vào diện khách hàng VIP, tư vấn hỗ trợ cho số khách hàng này để họ mở rộng quy mô sản xuất hiện tại và phát triển thêm ngành nghề mới để tăng cung tín dụng cho số khách hàng này.