Thơng tin tình hình tín dụng của các hộ dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người nghèo trên địa bàn quận 6 TPHCM (Trang 54 - 63)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Đặc điểm ngườidân và thực trạng tiếp cận nguồn vốn

3.1.3. Thơng tin tình hình tín dụng của các hộ dân

Tín dụng nghèo đô thị, thúc đẩy sự chia sẻ, tự giúp và hòa nhập của người nhập cư. Chính quyền đơ thị phải đảm đương được việc cung cấp cho dân cư những dịch vụ cần thiết để đáp ứng những nhu cầu căn bản nhất, trước tiên là nhà ở. Đối với người nghèo, việc tiếp cận nhà ở là yếu tố cơ bản cho cuộc sống tự chủ của họ, tiếp theo là dịch vụ y tế và giáo dục, trong đó sức khỏe sinh sản và tái sản xuất là yếu tố quan trọng hàng đầu. Thay vì bi kịch hóa hiện tượng di cư, cần làm cho nó trở thành một yếu tố của phát triển. Theo đó, chính sách phát triển do chính quyền đưa ra sẽ là cơ sở để cho hệ thống ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng, hỗ trợ cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở, nhất là hạ tầng giao thông và nhà ở nhằm

giảm thiểu những tác động tiêu cực của xu hướng đơ thị hóa.

Tín dụng ngân hàng3 thường chỉ hỗ trợ cho việc mua sắm phương tiện giao thơng và sửa chữa, bảo dưỡng các cơng trình cơng cộng, xây dựng mạng lưới an sinh xã hội, nhất là các cơng trình phúc lợi cơng cộng như bảo tàng, cải tạo công viên, cải tạo môi trường đơ thị, cấp thốt nước, hỗ trợ dân nghèo thành thị. Tín dụng ngân hàng cũng hỗ trợ phát triển các khu công nghiệp và các làng nghề nhằm tăng năng lực sản xuất và tạo thêm việc làm cho người lao động, kể cả lao động nhập cư từ các vùng nông thơn, miền núi. Chính vì vậy, nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức cho vay đến với người dân tại địa phương là rất cần thiết tránh mang tính nhỏ giọt. Vấn đề đặt ra, phải chăng người nghèo đơ thị khơng cần vốn hoặc ít cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương. Đánh giá về khả năng tiếp cận vốn của những hộ dân có thể kết luận rằng hầu hết người dân đã từng được vay vốn chiếm 61,9%. Tuy nhiên vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ người dân có vẫn chưa tiếp cận được vốn vay chiếm đến 38,1%. Kết quả này phần nào phản ánh các tổ chức tín dụng nói chung cịn chưa quan tâm đến thị trường rộng lớn từ người nghèo đơ thị. Vì vậy, những giải pháp về tín dụng ưu tiên cho người nghèo đơ thị cần được đặc biệt quan tâm trong giai đoạn tới.

Bảng 17: Thực trạng thơng tin vay vốn tín dụng của hộ

Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Phiếu

hợp lệ Không 61 38,1 38,1 38,1 Có 99 61,9 61,9 100,0 Tổng 160 100,0 100,0

Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 1 - 2011

Trên 50% những người vay vốn có thể tiếp cận nguồn vốn. Điều này giúp ta có thể nhận định thực tế rằng nếu người dân đã từng có quan hệ vay vốn thì việc

tiếp cận nguồn vốn trong những lần tiếp theo có thể được thực hiện dễ dàng hơn đối với họ. Vì thế chúng ta có thể thấy điểm mốc quan trọng trong việc tiếp cận nguồn vốn đối với người dân là lần vay vốn đầu tiên. Sau lần này khả năng tiếp cận nguồn vốn đối với họ sẽ được thực hiện chủ động và dễ dàng hơn. Câu hỏi đưa ra là những lí do vì sao người dân lại gặp khó khăn trong lần vay vốn đầu tiên? Câu trả lời sẽ được làm rõ trong phần các trở ngại tiếp theo.

Bảng 18: Thống kê số lượng tiếp cận vốn theo giới tính

Giới tính Tổng Nam Nữ Thơng tin nhu cầu tín dụng Không Tổng 29 32 61 47,5% 52,5% 100,0% Có Tổng 41 58 99 41,4% 58,6% 100,0% Tổng Tổng 70 90 160

% bên trong thơng tin nhu

cầu tín dụng 43,8% 56,2% 100,0% Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 1 - 2011

Xét về khả năng tiếp cận nguồn vốn theo giới tính, mặc dù nam giới là những người có sự chủ động và mạnh dạn hơn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn và phần lớn những việc giao dịch với các cơ quan, tổ chức đều do người nam trong gia đình quyết định. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy rằng tỷ lệ nữ giới tiếp cận nguồn vốn chiếm một tỷ lệ cao hơn nam giới (58,6% so với 41,4% ở nam giới). Từ đó có

thể rút ra kết luận rằng vai trịcủa người phụ nữ càng trở nên quan trọng trong việc

tìm kiếm và tiếp cận nguồn vốn càng cao. Vai trị của người nữ trong gia đình đối với khả năng tiếp cận nguồn vốn sẽ có ảnh hưởng như thế nào? Theo một số nghiên cứu về khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đặc biệt là khả năng sử dụng nguồn vốn theo giới tính cho thấy phụ nữ là những người có khả năng sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả hơn. Vì thế để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ dân cần phải quan tâm hỗ trợ phụ nữ nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay.

Bảng 19: Mô tả số tiền vay được theo giới tính N N Giá trị nhỏ nhất Giá trị Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Số tiền vay (Triệu đồng) 99 1 40 13,3232 9,28882 Phiếu hợp lệ N (listwise) 99 Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 1 – 2011

Số vốn bình quân mỗi hộ tiếp cận được trong mỗi lần vay là 13,32 triệu đồng, với độ tin cậy được chọn là 90% cho thấy mức vốn vay được của mỗi hộ dân bình quân là 11,7 triệu đồng dến 14,8 triệu đồng. Hộ vay được với số vốn cao nhất là 40 triệu đồng, thấp nhất là 1 triệu đồng. Hơn 50% người dân vay được nguồn vốn từ 10 triệu trở xuống. Số tiền người dân thường vay được nhất là 15 triệu đồng. Điều này cho thấy số vốn vay được của người dân trong phạm vi nghèo và cận nghèo có thể được xem là không lớn.

Bảng 20: Ước lượng số tiền bình quân mà người dân tiếp cận được vốn

Chỉ số thống kê Sai số chuẩn Số tiền vay

(Triệu đồng) Trung bình 13,3232 ,93356 90% Khoảng tin cậy của

giá trị trung bình Giới hạn dưới Giới hạn trên 11,7730 14,8735 5% Trimmed Trung bình 12,9360 Trung vị 10,0000 Phương sai 86,282 Độ lệch chuẩn 9,28882 Giá trị nhỏ nhất 1,00 Giá trị lớn nhất 40,00 Khoảng 39,00 Tứ phân vị 15,00 Độ lệch ,748 ,243 Độ nhọn -,367 ,481 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 1-2011

Mặc dù khả năng tiếp cận vốn tín dụng của nữ giới cao hơn so với nam giới theo phân tích ở trên, tuy nhiên nguồn vốn tín dụng trung bình mà nam giới có khả năng tiếp cận lại cao hơn nữ giới.

Bảng 21: Ước lượng số tiền được vay theo giới tính

Giới tính Chỉ số thống kê Sai số chuẩn Số tiền vay

(Triệu đồng)

Nam Trung bình 15,4878 1,48329 90% Khoảng tin cậy của giá trị trung bình Giới hạn dưới 12,9902

Giới hạn trên 17,9854 5% Trimmed Trung bình 15,4309 Trung vị 15,0000 Phương sai 90,206 Độ lệch chuẩn 9,49769 Giá trị nhỏ nhất 2,00 Giá trị lớn nhất 30,00 Khoảng 28,00 Tứ phân vị 10,00 Độ lệch ,331 ,369 Độ nhọn -1,066 ,724 Nữ Trung bình 11,7931 1,16922

90% Khoảng tin cậy của giá trị trung bình Giới hạn dưới 9,8381 Giới hạn trên 13,7481 5% Trimmed Trung bình 11,1724 Trung vị 10,0000 Phương sai 79,290 Độ lệch chuẩn 8,90448 Giá trị nhỏ nhất 1,00 Giá trị lớn nhất 40,00 Khoảng 39,00 Tứ phân vị 15,00 Độ lệch 1,130 ,314 Độ nhọn ,779 ,618

Vì thế, câu hỏi đưa ra là có sự khác biệt nào về số vốn vay khi đối tượng vay vốn là nam và nữ hay không? Kết quả kiểm định về sự khác biệt số vốn vay theo giới tính4 cho thấy có những sự khác biệt cơ bản trong tập quán cũng như về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, điều này tạo ra những khác biệt trong cách vay vốn (phương sai về vốn vay của nữ khơng có sự khác biệt so với nam (Giá trị sigLevene’s test = 45%> 10%). Nhưng khi kiểm định về sự khác biệt về giá trị trung bình cho thấy có sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê về số tiền vay được bình quân theo giới tính (sig = 5,4%). Hay nói theo cách khác, với số mẫu khảo sát được, tác giả có thể chứng minh được số tiền vay của nam cao hơn nữ một cách có ý nghĩa.

Bảng 22: Kiểm định số tiền vay được theo giới tính

Số tiền vay mỗi lần Phương sai

bằng nhau Phương sai không bằng nhau Kiểm định phương sai bằng nhau F ,572 Sig, ,451 Kiểm định giá trị trung bình T 1,978 1,956 Df 97 82,736 Sig, (2-tailed) ,051 ,054 Khác biệt giá trị trung bình 3,69470 3,69470

Sai số chuẩn 1,86772 1,88871 90% Khoảng

tin cậy

Giới hạn dưới ,59296 ,55287 Giới hạn trên 6,79645 6,83653

Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 1-2011

Theo một số nghiên cứu có liên quan trước đây, nếu như chúng ta tăng cường khả năng sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả của người dân, khả năng trả vốn lẫn lãi của người dân sau khi mùa vụ kết thúc là hoàn toàn khả thi.

Bảng 23: Thống kê trình độ học vấn theo thơng tin nhu cầu tín dụng

Thơng tin nhu cầu tín dụng

Tổng Chưa vay Đã vay

Học vấn mã hóa

MC-TH-THCS Tần số 40 82 122 % bên trong thông tin nhu

cầu tín dụng 65,6% 82,8% 76,2% THPT Tần số 18 15 33

% bên trong thơng tin nhu

cầu tín dụng 29,5% 15,2% 20,6% THCN-ĐH Tần số 3 2 5

% bên trong thông tin nhu

cầu tín dụng 4,9% 2,0% 3,1% Tổng Tần số 61 99 160

% bên trong thơng tin nhu

cầu tín dụng 100,0% 100,0% 100,0% Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 1-2011

Như vậy, vấn đề tồn tại ở đây là cần tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn của người dân, tăng cường khả năng sử dụng vốn của người dân thì thị trường tín dụng từ phía người dân là một mảng lớn để các tổ chức tín dụng, các hệ thống ngân hàng có thể khai thác tốt trong thời gian đến. Kết quả khảo sát nhu cầu tín dụng của hộ dân theo trình độ học vấn đã chỉ ra những đối tượng đã tưng vay vốn chủ yếu có trình độ thấp (dưới THCS), và chiếm đến 82,8% số người đã từng vay vốn trong khi những người có trình đọ dưới THCS chưa từng vay vốn chỉ chiếm 65,6% tổng số trường hợp chưa từng vay vốn.

* Nhu cầu tín dụng – địa phương:

Khảo sát thơng tin nhu cầu tín dụng và địa phương cho thấy nhu cầu khá cao và phân bổ khá đồng đều ở hầu hết các phường đã khảo sát. Riêng trường hợp đặc biệt là phường 8, khả năng tiếp cận vốn của người dân chỉ chiếm 32,5% so với trung bình ba phường cịn lại là 72% và trung bình của bốn phường là 61,9%. Có thể thấy khả năng tiếp cận tín dụng của người dân phường 8 chỉ chiếm 32,5% của trung bình các khu vực khảo sát thì ở đây sẽ có những nhân tố tác động mạnh đến khả năng tiếp cận tín dụng của phường 8.

Bảng 24: Thống kê thông tin nhu cầu tín dụng theo phường

Thơng tin nhu cầu tín dụng

Tổng Khơng có nhu cầu Có nhu cầu

Phường

Tổng

1 Tần số 12 28 40 % bên trong phường 30,0 70,0 100 3 Tần số 9 31 40

% bên trong phường 22,5 77,5 100 8 Tần số 27 13 40

% bên trong phường 67,5 32,5 100 10 Tần số 13 27 40

% bên trong phường 32,5 67,5 100 Tần số 61 99 160

% bên trong phường 38,1 61,9 100

Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 1-2011

Vấn đề được đặt ra là yếu tố nào đã tác động làm cho khả năng tiếp cận tín dụng của người dân phường 8 thấp? Tác giả tiếp tục dựa vào những yếu tố cơ bản và mẩu khảo sát cùng với thực trạng đang diễn ra trong cộng đồng các khu vực nghiên cứu nhằm xác định được yếu tố đã làm cho khả năng tiếp cận tín dụng của người dân các phường có sự khác biệt, và một trong những yếu tố hàng đầu được chỉ ra đó là trình độ học vấn của hộ dân. Dưới đây là kết quả kiểm định mối liên hệ giữa khả năng tiếp cận tín dụng – địa phương đã cho thấy có sự liên hệ và sự khác biệt giữa từng phường trong khả năng tiếp cận vốn của người dân.

* Kiểm định mối liên hệ giữa từng phường với nhu cầu tín dụng:

Bảng 25: Kiểm định Chi-Square

Value Df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 20,427a 3 ,000 Likelihood Ratio 20,280 3 ,000 Linear-by-Linear Association 4,869 1 ,027 N of Valid Cases 160

Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 1-2011

Kết quả kiểm định khẳng định rằng có mối liên hệ một cách có ý nghĩa thống kê giữa hai yếu tố này. Vấn đề ở đây là tại sao tỷ lệ hộ dân đã từng vay vốn lại có sự

khác biệt ở những địa phương này5, kết quả tìm hiểu những nguyên nhân khác sẽ được xác định lại?

* Thông tin nhu cầu tín dụng của những hộ dân:

Bảng 26: Thơng tin nhu cầu tín dụng ảnh hưởng đến hộ dân

Nghèo – Không nghèo

Tổng Nghèo Không nghèo

Thơng tin nhu cầu tín dụng

Chưa từng vay vốn Count 15 46 61 % vay vốn 18,8 57,5 38,1 Đã từng vay vốn Count 65 34 99 % vay vốn 81,2 42,5 61,9 Tổng Count 80 80 160 % vay vốn 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 1 -2011

Theo khảo sát 160 hộ dân của tác giả có tổng cộng 99 hộ dân chiếm 61.9% tổng số hộ đã từng vay vốn trong đó có 65 hộ thuộc diện nghèo, 34 hộ khơng nghèo bao gồm cả một số hộ dân vừa thoát khỏi chuẩn nghèo. Trong tổng số 80 hộ nghèo có 65 hộ nghèo đã từng vay vốn chiếm 81,2% và 15 hộ nghèo chưa từng vay vốn chiếm 18,8% . Như vậy có thể thấy được rằng vấn đề sử dụng vốn vay trong dân cư là phổ biến theo khảo sát mẫu có đến 62% những người dân trong địa bàn đã từng vay vốn (đặc biệt là những hộ dân nghèo và cận nghèo).

* Thơng tin về tình trạng cuộc sống sau khi vay vốn:

Bảng 27: Tình trạng cuộc sống của hộ dân đã từng vay vốn

Tình trạng cuộc sống sau khi vay

Tổng Khơng cải thiện Có cải thiện

Khơng nghèo – nghèo

nghèo Tần số 1 64 65 % bên trong giàu – nghèo 1,5 98,5 100,0 Không

nghèo

Tần số 0 34 34 % bên trong giàu – nghèo 0 100,0 100,0 Tổng Tần số 1 98 99

% bên trong giàu – nghèo 1,0 99,0 100,0 Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 1 -2011

Để đánh giá về chất lượng của việc sử dụng vốn vay hiệu quả tác giả dựa vào tiêu chí “tình trạng cuộc sống so với trước khi vay vốn”, một kết quả hết sức ấn tượng khi hầu hết các hộ dân được khảo sát đều cho rằng mức sống được cải thiện sau khi được tiếp cận vốn vay. Trong tổng số 65 hộ nghèo đã từng vay vốn có đến 64 hộ cho rằng cuộc sống được cải thiện (chiếm 98,5%) và con số 100% đối với những hộ khơng nghèo. Nhìn chung trong tổng số 99 hộ dân đã từng vay vay vốn có đến 98 hộ dân (99%) khẳng định mức sống được cải thiện. Từ kết quả trên cho thấy cơng cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn quận 6 đã đạt kết quả khá cao. Tuy nhiên còn một bộ phận người dân chưa từng vay vốn do không tiếp cận được vốn vay vì khơng có tài sản thế chấp hoặc khơng có cơ quan chức năng đồng ý bảo lãnh, một số hộ thốt nghèo khơng được giải quyết cho vay lại vì vướng việc ưu tiên nguồn vốn của các tổ chức cho vay dành cho các hộ nghèo và các đối tượng nhập cư cũng chưa được giải quyết vì khơng phải người có hộ khẩu ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người nghèo trên địa bàn quận 6 TPHCM (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)