6. Kết cấu của luận văn
2.3. Các bước nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu sơ bộ
Trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2010, tiến hành nghiên cứu thơng tin liên quan đến tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình vay
vốn ngân hàng tại các cơ quan: Quỹ Xóa đói giảm nghèo, Quỹ Trợ vốn CEP, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, Ngân hàng chính sách xã hội và tham vấn ý kiến của một số chuyên viên và tổ chức tín dụng về đặc điểm kinh tế xã hội của người nghèo quận 6.
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu tại một số địa bàn có đơng lao động nghèo, lao động nhập cư, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất tại quận 6 để tìm hiểu về đặc điểm kinh tế - xã hội, thực tế sản xuất và đời sống, tìm hiểu mong muốn của người dân đối với việc vay vốn và ý kiến của họ về những trở ngại trong quá trình tiếp cận các nguồn vốn vay từ các các đơn vị tín dụng. Cụ thể là đã tiến hành phỏng vấn sơ bộ lấy ý kiến của 30 hộ dân, gồm 10 hộ tại phường 1, 10 hộ tại phường 8 và 10 hộ tại phường 10.
Kết quả nghiên cứu sơ bộ thiết lập được các nhóm biến được cho là ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân như sau:
- Các yếu tố chủ quan từ phía người dân:
+ Những trở ngại từ các yếu tố truyền thống
. Gánh nặng của các sinh kế truyền thống mang tính tự phát cao; . Thói quen sống dựa vào cộng đồng;
. Tâm lý tự ti, dè dặt đối với các nhân tố mới được mang đến từ những người ngoài cộng đồng.
+ Năng lực tiếp nhận dịch vụ hạn chế
. Trình độ dân trí thấp, tầm nhìn hạn hẹp và khơng đủ năng lực lập kế hoạch; . Khơng có các phương thức quản lý vốn hiệu quả;
. Khơng có các phương thức khắc phục rủi ro đủ độ tin cậy;
. Sự thiếu linh hoạt - mặt trái trong vai trò quản lý và sử dụng dịch vụ tín dụng cơng của người phụ nữ.
- Các yếu tố khách quan:
+ Từ phía các tổ chức cho vay
. Về các thủ tục cho vay;
. Về lượng vốn vay và thời hạn vay vốn; . Sự tính tốn về rủi ro.
+ Từ phía các tổ chức xã hội – hiệp hội
. Năng lực cán bộ các hội, đồn thể cịn hạn chế (ví dụ: chỉ có thể hỗ trợ vay vốn nhưng không hỗ trợ được việc lập kế hoạch, không hỗ trợ việc nâng cao năng lực quản lý và sử dụng vốn);
. Nặng về hình thức, ít chú ý đến chiều sâu (do vậy, việc bảo lãnh vay vốn còn dàn trải, chỉ chú ý đến chỉ tiêu định mức giải ngân theo kế hoạch chứ chưa chú ý nhiều đến việc hỗ trợ cho người dân sử dụng vốn đạt hiệu quả);
+ Các tổ chức cho vay và các cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự phối hợp với những đơn vị cung ứng các dịch vụ công khác như: tư vấn thị trường; trợ giúp pháp lý để hỗ trợ người dân tiếp cận và sử dụng nguồn vốn;
Kết quả của nghiên cứu sơ bộ cũng là cơ sở để thiết lập bảng câu hỏi phỏng vấn phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu được thiết kế theo các đặc tính sau: dạng bảng câu hỏi: có cấu trúc; hình thức câu hỏi: câu hỏi đóng; đối tượng điều tra: phỏng vấn trực tiếp các hộ dân là người nghèo trên địa bàn quận 6.
2.3.2. Nghiên cứu chính thức
Từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2011, giai đoạn này thực hiện nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn sâu, trực tiếp các hộ dân cư (số liệu sơ cấp) thông qua Bảng câu hỏi phỏng vấn.
2.3.2.1. Các bước nghiên cứu
Phỏng vấn 12 hộ ( 03 hộ/ phường), trong đó có 02 chủ hộ là phụ nữ, 03 chủ hộ có trình độ học vấn trung học cơ sở, 01 chủ hộ có trình độ học vấn phổ thông trung học, 08 chủ hộ có trình độ tiểu học, 06 hộ có thu nhập kém, 04 hộ có thu nhập trung bình, 02 hộ có thu nhập khá.
Sau khi phỏng vấn 12 hộ, điều chỉnh lại Bảng câu hỏi phỏng vấn cho phù hợp, cụ thể là bổ sung thêm: tên của điều tra viên, trình độ đào tạo nghề của chủ hộ, điều tra viên đánh giá đời sống của hộ (ngoài mục chủ hộ tự đánh giá đời sống), chủ hộ có vay tiền khơng và số tiền đã vay. Các biến số cũng được điều chỉnh lại như bổ sung thêm các biến cản trở việc vay vốn như: từ trước đến nay sống dựa vào cộng đồng, lãi suất vay cao, lượng vốn cho vay ít. Cách dùng các từ ngữ trong Bảng câu hỏi phỏng vấn cũng được điều chỉnh lại cho dễ hiểu và phù hợp với trình độ học vấn của các đối tượng được phỏng vấn (Xem Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn).
- Bước 2: Nghiên cứu định lượng:
Nói đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng, sẽ có 3 trường hợp xảy ra: (1) vay được vốn; (2) không vay được vốn và (3) không cần vay vốn. Trong q trình nghiên cứu định tính chúng tơi phát hiện ra rằng có một số ít hộ khơng quan tâm đến việc vay vốn do đó khơng thực hiện được cuộc phỏng vấn hoặc chủ hộ trả lời phỏng vấn khơng rõ ràng. Do đó khi lựa chọn các hộ dân để phỏng vấn chính thức sẽ chỉ chọn đối với trường hợp (1) và (2).
2.3.2.2. Sử dụng thang đo
Sử dụng thang đo để chuyển các biến khái niệm thành các biến định lượng. Mơ hình nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 điểm (5 mức độ) dùng để định lượng các yếu tố cần khảo sát:
Mức (1): Hồn tồn khơng đồng ý.
Mức (2): Không đồng ý.
Mức (3): Khơng có ý kiến.
Mức (5): Hồn tồn đồng ý.
Các biến được trình bày trong bảng câu hỏi, được hiệu chỉnh sau khi hoàn thành nghiên cứu định lượng để hình thành bảng câu hỏi chính thức.
2.3.2.3. Quy trình thực hiện
- Bước 1: Dựa vào mơ hình nghiên cứu để lập thang đo dự kiến;
- Bước 2: Tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng cách phỏng vấn sâu với cỡ mẫu n
= 20 hộ dân cư (5 hộ /phường);
- Bước 3: Trên cơ sở thông tin thu thập được từ kết quả nghiên cứu sơ bộ,
điều chỉnh thang đo dự kiến để có được thang đo điều chỉnh;
- Bước 4: Tiến hành nghiên cứu định tính bằng bảng câu hỏi với cỡ mẫu n =
12 hộ dân cư (03 hộ/phường);
- Bước 5: Trên cơ sở thông tin thu thập được từ kết quả nghiên cứu định tính,
đánh giá về độ tin cậy và các giá trị của thang đo điều chỉnh. Từ đó, điều chỉnh thang đo điều chỉnh để hình thành thang đo hồn chỉnh.
2.3.2.4. Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu
- Phương pháp chọn mẫu: Các đối tượng phỏng vấn được chọn dựa vào sự tư vấn của các cán bộ tín dụng, cán bộ xóa đói giảm nghèo quận - phường tại các địa bàn phỏng vấn.
- Quy mô mẫu: Theo Hair & ctg (1998), để phân tích nhân tố khám phá (EFA) số mẫu cần thiết đạt được phải đảm bảo tối thiểu 5 quan sát cho mỗi biến quan sát. Mơ hình nghiên cứu xác lập có 19 biến quan sát, áp dụng cơng thức chọn mẫu: N (tổng số mẫu) = Tổng số biến * 5 (hộ gia đình), suy ra: N = 19 * 5 = 95 (hộ gia đình). Hiện tại, cỡ mẫu được khảo sát là 160, cao hơn so với cỡ mẫu tối thiểu là 95.
- Điều tra mẫu:
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU