Kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố đến khả năng vay vốn của ngườidân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người nghèo trên địa bàn quận 6 TPHCM (Trang 85 - 89)

6. Kết cấu của luận văn

3.3 Kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố đến khả năng vay vốn của ngườidân

dân

Qua sự phân tích nhân tố (EFA), ta có thể nhận thấy có 5 nhân tố tác động đến khả năng vay vốn của người dân địa phương. Giả thiết nêu ra là phải chăng cả 5 nhân tố này đều có vai trị tác động như nhau đến khả năng vay vốn của người dân. Và nếu nhằm mục đích tăng khả năng vay vốn của người dân, các cấp chính quyền, các tổ chức cho vay cần có sự quan tâm đầu tư đến tất cả các nhân tố trên như nhau:

Kiểm định giả thiết này, tác giả dùng mơ hình hồi quy logit (Binary logistic) với biến phụ thuộc đã từng vay vốn của người dân. (Biến này có giá trị (1) Cho những người đã từng vay vốn và (0) cho những người đã tiếp cận nhưng khơng vay được vốn).

Mơ hình kì vọng của tác giả như sau:

Y = β0 + β1F1 + β2F2 + β3F3 + β4F4 + β5F5 + εi Y : Đã từng vay vốn

F1 : Nhân tố trở ngại từ phong tục tập quán

F2 : Nhân tố năng lực, trình độ, điều kiện gia đình F3 : Nhân tố tác động từ các tổ chức cho vay F4 : Nhân tố sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội

F5 : Nhân tố sự phối hợp giữa cơ quan tổ chức và nhà nước ε : Sai số trong ước lượng

Kết quả số liệu được hình thành từ q trình phân tích nhân tố (EFA) với các nhân tố được chuẩn hóa. Vì vậy, những hệ số hồi quy trong mơ hình khơng có ý nghĩa trong việc giải thích ý nghĩa thực tế nhưng có vai trị lớn trong việc xác định độ mạnh – yếu của tính tác động của từng nhân tố.

Từ kiểm định Omnibus của hệ số hồi quy từ mơ hình. Theo thống nhất mức ý nghĩa kiểm định của đề tài là 10% trong khi giá trị sig từ kiểm định Omnibus là 0,024% cho thấy, mơ hình này hồn tồn có ý nghĩa thống kê khi dùng để có những nhận xét về tính tác động của từng nhân tố trong khả năng tiếp cận nguồn vốn của người nông dân địa phương. Mặt khác, hệ số -2LL (Kig Likelihood) gần bằng 200, đây là chỉ số khá thấp để khẳng định mơ hình là phù hợp trong việc ứng dụng.

Bảng 47: Kiểm định Omnibus của hệ số hồi quy mơ hình

Chi-square Df Sig. Step 1 Step 12,962 5 ,024 Block 12,962 5 ,024 Model 12,962 5 ,024 Nguồn: Dữ liệu điều tra tháng 1 - 2011

Bảng 48: Tóm lược mơ hình

Step

-2 Log likelihood

Cox & Snell R Square

Nagelkerke R Square 1 199,733a

0,078 0,106 Nguồn: Dữ liệu điều tra tháng 1 - 2011

Đồng thời, với kiểm định Hosmer và Lemesho về sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị dự báo cho thấy, sig chỉ là 0,48% (nhỏ hơn 10%) nên ta chấp nhận giả thiết cho rằng, khơng có sự khác biệt đáng kể giữa giá trị thực tế và giá trị dự báo.

Bảng 49: Kiểm định Hosmer và Lemeshow

Step Chi-square Df Sig. 1 7,502 8 0,484

Nguồn: Dữ liệu điều tra tháng 1 - 2011

Với 3 kiểm định trên đều đi đến kết luận, việc sử dụng mơ hình logit để đánh giá tác động của từng nhân tố đến khả năng vay vốn của người dân là hồn tồn có cơ sở chấp nhận được. Cụ thể, theo kết quả từ bảng phân loại (Classification table) cho thấy, mơ hình dự báo về khả năng khơng vay được vốn của người dân chính xác 37,7% và khả năng có thể vay được vốn của người dân chiếm 88 %. Xét đối với tổng thể mơ hình, mơ hình có thể dự đốn chính xác 68,8%. Đây là chỉ số khá cao trong việc dự báo.

Bảng 50: Bảng phân loại dự đoán so sánh giá trị so sánh và giá trị thực tế

Thực tế

Dự đoán Thơng tin nhu cầu tín dụng

Phần trăm dự đốn Chưa vay Đã vay

Step 1 Thơng tin nhu cầu tín

dụng Chưa vay 23 38 37,7 Đã vay 12 87 87,9 Phần trăm dự đốn tổng thể mơ hình 68,8

Nguồn: Dữ liệu điều tra tháng 1 - 2011

Từ những phân tích trên, tác giả xác định sự tác động của từng nhân tố tác động và khả năng vay vốn của người dân địa phương được mô tả qua bảng các nhân tố trong phương trình hồi quy sau (Variable in the equation).

Năm nhân tố được hình thành từ q trình phân tích nhân tố (EFA) có thể được phân thành hai nhóm: (1) nhóm nhân tố có sự tác động mạnh vào khả năng vay vốn của người dân gồm nhân tố thứ ba (Nhân tố trở ngại từ các tổ chức cho vay), nhân tố thứ tư (Nhân tố sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội). Vì căn cứ vào các giá trị sig của các nhân tố đều nhỏ hơn mức ý nghĩa α=10% (nghĩa là những nhân tố này có sự tác động tốt đến khả năng vay vốn của người dân. (2) nhóm nhân tố có sự tác động khơng rõ ràng gồm nhân tố thứ nhất (Nhân tố trở ngại từ phong tục tập quán), nhân tố thứ hai (Nhân tố năng lực, trình độ, điều kiện gia đình), nhân tố thứ năm (Nhân tố sự phối hợp giữa cơ quan tổ chức và nhà nước). (vì giá trị sig của ba nhân tố này đều lớn hơn so với mức ý nghĩa α=10%).

Xét trong nhóm thứ nhất: gồm những nhân tố có sự tác động khá rõ lên khả năng vay vốn của người dân ta có thể thấy rõ nhân tố thứ ba (Nhân tố trở ngại từ các tổ chức cho vay) có ảnh hưởng mạnh nhất đến người khả năng vay vốn của người dân (vì hệ số hồi quy đã chuẩn hóa đối với nhân tố này là lớn nhất (-0,426). Sau đó là nhân tố thứ tư (Nhân tố sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội) có sự tác động mạnh thứ 2 trong nhóm 5 nhân tố.

Bảng 51: Các nhân tố bên trong mơ hình hồi quy

Từ kết quả phân tích mơ hình logit về khả năng vay vốn và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của người dân tại địa phương. Tác giả có một số nhận định như sau:

Cần đặc biệt chú trọng vào nhân tố thứ ba (Nhân tố trở ngại từ các tổ chức cho vay). Ít thơng tin về việc vay vốn, các thủ tục cho vay phức tạp, lượng vốn cho vay ít, thời gian cho vay ngắn, lãi suất cao không trả được tiền lãi, thái độ của cán bộ tín dụng khơng nhiệt tình. Quan trọng thứ hai là nhân tố thứ tư (Nhân tố sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội) thiếu sự hỗ trợ, hướng dẫn cũng sẽ gây khó khăn, trở ngại lớn cho người dân trong q trình tiếp cận tín dụng.

Riêng với ba nhân tố cịn lại mặc dù có sự tác động đến khả năng tiếp cận, vay vốn của người dân như sự tác động này chưa được rõ ràng nên cần có những chính sách ưu tiên vào ba nhân tố vừa được đề cập ở trên. Tuy nhiên, đều này khơng có nghĩa là khơng cần quan tâm đến ba nhân tố này. Bởi vì mơ hình trên chỉ nghiên cứu sự tác động dưới góc độ tác động trực tiếp vào khả năng vay vốn của người dân, đặc biệt đối với nhân tố sự hỗ trợ của chính quyền, tổ chức xã hội. Thông thường, nhân tố này không thể hiện ở sự hỗ trợ trực tiếp mà dưới dạng gián tiếp như các chủ trương, hệ thống chính sách hỗ trợ cho người dân,…

B S.E. Wald df Sig. Exp(B) Step 1a F1 ,251 ,170 2,198 1 ,138 1,286 F2 -,128 ,170 ,569 1 ,451 ,880 F3 -,426 ,171 6,180 1 ,013 ,653 F4 ,325 ,173 3,517 1 ,061 1,384 F5 ,189 ,171 1,226 1 ,268 1,208 Hằng số ,526 ,171 9,407 1 ,002 1,692

Chương 4:

CÁC GỢI Ý GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA NGƯỜI NGHÈO QUẬN 6 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cần đặc biệt chú trọng vào nhân tố thứ ba (Nhân tố trở ngại từ các tổ chức cho vay). Ít thơng tin về việc vay vốn, các thủ tục cho vay phức tạp, lượng vốn cho vay ít, thời gian cho vay ngắn, lãi suất cao không trả được tiền lãi, thái độ của cán bộ tín dụng khơng nhiệt tình. Quan trọng thứ hai là nhân tố thứ tư (Nhân tố sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội) thiếu sự hỗ trợ, hướng dẫn cũng sẽ gây khó khăn, trở ngại lớn cho người dân trong q trình tiếp cận tín dụng.

Riêng với ba nhân tố cịn lại mặc dù có sự tác động đến khả năng tiếp cận, vay vốn của người dân như sự tác động này chưa được rõ ràng nên cần có những chính sách ưu tiên vào ba nhân tố vừa được đề cập ở trên. Tuy nhiên, đều này khơng có nghĩa là khơng cần quan tâm đến ba nhân tố này. Bởi vì mơ hình trên chỉ nghiên cứu sự tác động dưới góc độ tác động trực tiếp vào khả năng vay vốn của người dân, đặc biệt đối với nhân tố sự hỗ trợ của chính quyền, tổ chức xã hội. Thông thường, nhân tố này không thể hiện ở sự hỗ trợ trực tiếp mà dưới dạng gián tiếp như các chủ trương, hệ thống chính sách hỗ trợ cho người dân,…

Từ kết quả phân tích mơ hình nêu trên, có thể thấy mức độ các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của người nghèo và tác giả nêu ra một số gợi ý, đề xuất về mặt chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người nghèo trên địa bàn quận 6 - Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người nghèo trên địa bàn quận 6 TPHCM (Trang 85 - 89)