Thống kê trình độ học vấn theo thơng tin nhu cầu tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người nghèo trên địa bàn quận 6 TPHCM (Trang 60)

Thơng tin nhu cầu tín dụng

Tổng Chưa vay Đã vay

Học vấn mã hóa

MC-TH-THCS Tần số 40 82 122 % bên trong thông tin nhu

cầu tín dụng 65,6% 82,8% 76,2% THPT Tần số 18 15 33

% bên trong thơng tin nhu

cầu tín dụng 29,5% 15,2% 20,6% THCN-ĐH Tần số 3 2 5

% bên trong thông tin nhu

cầu tín dụng 4,9% 2,0% 3,1% Tổng Tần số 61 99 160

% bên trong thơng tin nhu

cầu tín dụng 100,0% 100,0% 100,0% Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 1-2011

Như vậy, vấn đề tồn tại ở đây là cần tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn của người dân, tăng cường khả năng sử dụng vốn của người dân thì thị trường tín dụng từ phía người dân là một mảng lớn để các tổ chức tín dụng, các hệ thống ngân hàng có thể khai thác tốt trong thời gian đến. Kết quả khảo sát nhu cầu tín dụng của hộ dân theo trình độ học vấn đã chỉ ra những đối tượng đã tưng vay vốn chủ yếu có trình độ thấp (dưới THCS), và chiếm đến 82,8% số người đã từng vay vốn trong khi những người có trình đọ dưới THCS chưa từng vay vốn chỉ chiếm 65,6% tổng số trường hợp chưa từng vay vốn.

* Nhu cầu tín dụng – địa phương:

Khảo sát thơng tin nhu cầu tín dụng và địa phương cho thấy nhu cầu khá cao và phân bổ khá đồng đều ở hầu hết các phường đã khảo sát. Riêng trường hợp đặc biệt là phường 8, khả năng tiếp cận vốn của người dân chỉ chiếm 32,5% so với trung bình ba phường cịn lại là 72% và trung bình của bốn phường là 61,9%. Có thể thấy khả năng tiếp cận tín dụng của người dân phường 8 chỉ chiếm 32,5% của trung bình các khu vực khảo sát thì ở đây sẽ có những nhân tố tác động mạnh đến khả năng tiếp cận tín dụng của phường 8.

Bảng 24: Thống kê thông tin nhu cầu tín dụng theo phường

Thơng tin nhu cầu tín dụng

Tổng Khơng có nhu cầu Có nhu cầu

Phường

Tổng

1 Tần số 12 28 40 % bên trong phường 30,0 70,0 100 3 Tần số 9 31 40

% bên trong phường 22,5 77,5 100 8 Tần số 27 13 40

% bên trong phường 67,5 32,5 100 10 Tần số 13 27 40

% bên trong phường 32,5 67,5 100 Tần số 61 99 160

% bên trong phường 38,1 61,9 100

Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 1-2011

Vấn đề được đặt ra là yếu tố nào đã tác động làm cho khả năng tiếp cận tín dụng của người dân phường 8 thấp? Tác giả tiếp tục dựa vào những yếu tố cơ bản và mẩu khảo sát cùng với thực trạng đang diễn ra trong cộng đồng các khu vực nghiên cứu nhằm xác định được yếu tố đã làm cho khả năng tiếp cận tín dụng của người dân các phường có sự khác biệt, và một trong những yếu tố hàng đầu được chỉ ra đó là trình độ học vấn của hộ dân. Dưới đây là kết quả kiểm định mối liên hệ giữa khả năng tiếp cận tín dụng – địa phương đã cho thấy có sự liên hệ và sự khác biệt giữa từng phường trong khả năng tiếp cận vốn của người dân.

* Kiểm định mối liên hệ giữa từng phường với nhu cầu tín dụng:

Bảng 25: Kiểm định Chi-Square

Value Df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 20,427a 3 ,000 Likelihood Ratio 20,280 3 ,000 Linear-by-Linear Association 4,869 1 ,027 N of Valid Cases 160

Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 1-2011

Kết quả kiểm định khẳng định rằng có mối liên hệ một cách có ý nghĩa thống kê giữa hai yếu tố này. Vấn đề ở đây là tại sao tỷ lệ hộ dân đã từng vay vốn lại có sự

khác biệt ở những địa phương này5, kết quả tìm hiểu những nguyên nhân khác sẽ được xác định lại?

* Thông tin nhu cầu tín dụng của những hộ dân:

Bảng 26: Thơng tin nhu cầu tín dụng ảnh hưởng đến hộ dân

Nghèo – Không nghèo

Tổng Nghèo Không nghèo

Thơng tin nhu cầu tín dụng

Chưa từng vay vốn Count 15 46 61 % vay vốn 18,8 57,5 38,1 Đã từng vay vốn Count 65 34 99 % vay vốn 81,2 42,5 61,9 Tổng Count 80 80 160 % vay vốn 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 1 -2011

Theo khảo sát 160 hộ dân của tác giả có tổng cộng 99 hộ dân chiếm 61.9% tổng số hộ đã từng vay vốn trong đó có 65 hộ thuộc diện nghèo, 34 hộ khơng nghèo bao gồm cả một số hộ dân vừa thoát khỏi chuẩn nghèo. Trong tổng số 80 hộ nghèo có 65 hộ nghèo đã từng vay vốn chiếm 81,2% và 15 hộ nghèo chưa từng vay vốn chiếm 18,8% . Như vậy có thể thấy được rằng vấn đề sử dụng vốn vay trong dân cư là phổ biến theo khảo sát mẫu có đến 62% những người dân trong địa bàn đã từng vay vốn (đặc biệt là những hộ dân nghèo và cận nghèo).

* Thơng tin về tình trạng cuộc sống sau khi vay vốn:

Bảng 27: Tình trạng cuộc sống của hộ dân đã từng vay vốn

Tình trạng cuộc sống sau khi vay

Tổng Khơng cải thiện Có cải thiện

Khơng nghèo – nghèo

nghèo Tần số 1 64 65 % bên trong giàu – nghèo 1,5 98,5 100,0 Không

nghèo

Tần số 0 34 34 % bên trong giàu – nghèo 0 100,0 100,0 Tổng Tần số 1 98 99

% bên trong giàu – nghèo 1,0 99,0 100,0 Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 1 -2011

Để đánh giá về chất lượng của việc sử dụng vốn vay hiệu quả tác giả dựa vào tiêu chí “tình trạng cuộc sống so với trước khi vay vốn”, một kết quả hết sức ấn tượng khi hầu hết các hộ dân được khảo sát đều cho rằng mức sống được cải thiện sau khi được tiếp cận vốn vay. Trong tổng số 65 hộ nghèo đã từng vay vốn có đến 64 hộ cho rằng cuộc sống được cải thiện (chiếm 98,5%) và con số 100% đối với những hộ khơng nghèo. Nhìn chung trong tổng số 99 hộ dân đã từng vay vay vốn có đến 98 hộ dân (99%) khẳng định mức sống được cải thiện. Từ kết quả trên cho thấy cơng cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn quận 6 đã đạt kết quả khá cao. Tuy nhiên còn một bộ phận người dân chưa từng vay vốn do không tiếp cận được vốn vay vì khơng có tài sản thế chấp hoặc khơng có cơ quan chức năng đồng ý bảo lãnh, một số hộ thốt nghèo khơng được giải quyết cho vay lại vì vướng việc ưu tiên nguồn vốn của các tổ chức cho vay dành cho các hộ nghèo và các đối tượng nhập cư cũng chưa được giải quyết vì khơng phải người có hộ khẩu ở địa phương.

3.1.4. Những trở ngại trong việc tiếp cận vốn tín dụng của người dân

3.1.4.1. Những trở ngại từ phong tục, tập quán

Đánh giá về những trở ngại của người dân trong q trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất tập trung vào các nhân tố chính như: (1) những trở ngại do phong tục tập quán từ suy nghĩ bản thân của người dân, (2) những trở ngại từ năng lực, trình độ, điều kiện gia đình ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của người dân như: tài sản thế chấp, khả năng lập kế hoạch sử dụng vốn theo yêu cầu của ngân hàng, (3) các yếu tố từ bên ngồi ảnh hưởng đến người dân trong q trình vay vốn như: từ phía các tổ chức cho vay, sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, sự phối hợp giữa các tổ chức cho vay và các cơ quan nhà nước

Về nhân tố phong tục tập quán từ suy nghĩ bản thân của người dân cản trở họ tiếp cận nguồn vốn tín dụng, tác giả đưa ra nhiều giả thiết cho rằng: (i) lao động thủ công không cần vay vốn, (ii) từ trước đến nay sống dựa vào cộng đồng, (iii) người dân không quen, ngại vay vốn và (iv) do giữa hai vợ chồng không thống nhất vay vốn.

Khảo sát những giả thiết trên ở các hộ dân cho các kết quả như sau:

Hình 1: Tỷ lệ phần trăm quan điểm lao động thủ công không cần vay vốn

Với giả thiết cho rằng lao động thủ công không cần vay vốn có 83,8% người dân khơng đồng ý hoặc hồn tồn khơng đồng ý với giả thiết. Điều này cho thấy trong thực tế người dân đã có nhận thức về sự cần thiết phải có sự hỗ trợ của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng vào quá trình lao động sản xuất của mình. Số lượng khơng có ý kiến và đồng ý với giả thiết trên chiếm một tỷ lệ rất thấp cho thấy số hộ dân vẫn cịn trung thành với hình thái sản xuất cũ vẫn tồn tại nhưng rất ít. Với kết quả này, các ngân hàng hồn tồn có thể mở rộng thị trường cho vay tín dụng đối với đối tượng lao động thủ công tại địa phương.

Bảng 28: Thống kê quan điểm hộ dân cho rằng trước nay sống dựa vào cộng đồng

Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Phiếu hợp lệ Hồn tồn khơng đồng ý 41 25,6 25,6 25,6 Không đồng ý 96 60,0 60,0 85,6 Khơng có ý kiến 19 11,9 11,9 97,5 Đồng ý 4 2,5 2,5 100,0 Tổng 160 100,0 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 1-2011

Với giả thiết cho rằng từ trước đến nay sống dựa vào cộng đồng khơng cần vay vốn thì hầu hết người dân đều khơng đồng ý với giả thiết này. Số người được khảo sát không đồng ý đối với quan điểm này là 85,6%. Như vậy, hầu hết người dân đều cho rằng đời sống phải có sự độc lập nhất định. Mỗi người dân đều có lối sống riêng. Trong trường hợp này, quan điểm của các hộ dân là trong cuộc sống cần có

sự tự chủ độc lập. Đa số các hộ dân muốn thể hiện sự chủ động và không muốn phụ thuộc vào những hộ dân khác. Điều này cũng cho thấy có sự thay đổi trong quan niệm của người dân trong quá trình sống và sản xuất, sự chủ động này hình thành nên những nhu cầu về vốn. Đây là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy người dân có những nhu cầu nhất định đối với sự hỗ trợ từ các tổ chức tài chính, ngân hàng.

Hình 2: Tỷ lệ phần trăm quan điểm hộ dân cho rằng không quen, e ngại vay vốn

Đối với giả thiết cho rằng người dân chưa quen với hình thức vay vốn từ ngân hàng phục vụ cho sản xuất kinh doanh có đến 83,8% hộ dân cho thấy khơng đồng ý hoặc hồn tồn khơng đồng ý. Điều này cho thấy người dân đã hình thành nên những mong muốn, nhu cầu được vay vốn phục vụ cho đời sống và tâm lý e ngại khi tiếp xúc với các tổ chức ngân hàng đối với các hộ dân khơng cịn là một trở ngại lớn. Như vậy vấn đề ở đây là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cần có những chính sách, biện pháp phù hợp tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận được nguồn vốn phục vụ cho đời sống và sản xuất kinh doanh.

Bảng 29: Thống kê thái độ người dân với quan điểm cho rằng vợ chồng không thống nhất trong vay vốn

Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần tích lũy trăm Phiếu hợp lệ Hồn tồn khơng đồng ý 46 28,8 28,8 28,8 Không đồng ý 81 50,6 50,6 79,4 Khơng có ý kiến 10 6,2 6,2 85,6 Đồng ý 23 14,4 14,4 100,0 Tổng 160 100,0 100,0

Một trở ngại khác cũng được quan tâm, đó là giả thiết cho rằng trong quá trình tiếp cận nguồn vốn nếu chỉ riêng một người hoặc vợ, hoặc chồng đồng ý, người cịn lại khơng đồng ý thì q trình tiếp cận nguồn vốn cũng sẽ gặp trở ngại. Kết quả khảo sát cho thấy 79,4% các hộ dân khơng đồng ý hoặc hồn tồn khơng đồng ý với giả thiết này, nghĩa là trong quá trình tiếp cận nguồn vốn hoặc là sự không thống nhất này không là trở ngại đối với các hộ gia đình hoặc là vợ chồng ln thống nhất trong q trình vay vốn. Nói cách khác, theo các hộ dân trong việc vay vốn thì sự thống nhất giữa vợ và chồng không là trở ngại lớn.

3.1.4.2. Trở ngại từ năng lực, trình độ, điều kiện gia đình ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của người dân:

Đặc điểm chung của các hộ dân khảo sát nói chung là trình độ học vấn thấp, tập qn sản xuất cịn nặng về tính truyền thống, nên khi tiếp cận với những chính sách, quy định mới của Nhà nước và yêu cầu của các ngân hàng thì các hộ dân nói chung hồn tồn thiếu các kỹ năng cơ bản để có thể đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng, đây chính là các trở ngại lớn của các hộ dân và là nguyên nhân chính làm cho năng lực tiếp cận vốn tín dụng của các hộ dân bị hạn chế. Những kỹ năng hạn chế có thể được nêu ra như: (i) không biết lập kế hoạch sử dụng vốn, (ii) quản lý vốn khơng hiệu quả, (iii) có nhu cầu về vốn nhưng chưa chủ động tìm nguồn vốn; bên cạnh đó một nguyên nhân nữa cũng có thể làm cho năng lực tiếp cận vốn của người dân bị hạn chế là do (iv) điều kiện đi lại nhiều lần gây khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.

Bảng 30: Thống kê thái độ người dân với quan điểm cho rằng không biết lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nên ngại vay vốn

Tần số Phần trăm Phần hợp lệ trăm Phần tích lũy trăm Phiếu hợp lệ Hồn tồn khơng đồng ý 31 19,4 19,4 19,4 Không đồng ý 76 47,5 47,5 66,9 Khơng có ý kiến 15 9,4 9,4 76,2 Đồng ý 34 21,2 21,2 97,5 Hoàn toàn đồng ý 4 2,5 2,5 100,0 Tổng 160 100,0 100,0

Với trình độ học vấn thấp, kiến thức còn hạn chế, điều kiện để được vay vốn là người đi vay (lao động thủ công) phải biết lập kế hoạch sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh. Đây là yêu cầu mà người lao động thủ cơng nói chung rất khó thực hiện. Với giả thiết này có đến 66,9% người dân được phỏng vấn cho rằng không đồng ý hoặc hồn tồn khơng đồng ý với quan điểm cho rằng người dân khơng biết lập kế hoạch là trở ngại chính đến q trình tiếp cận vốn tín dụng. Điều này có thể dẫn đến những giả thiết sau: (i) người dân đã có lập kế hoạch trong q trình sản xuất kinh doanh, nhưng những kế hoạch này chỉ là những tính tốn sơ bộ về thời gian, chi phí dành cho sản xuất và những lợi nhuận kỳ vọng, mong muốn đạt được. Tuy nhiên, những kế hoạch này có thể chưa được xây dựng một cách bài bản, chi tiết cụ thể theo yêu cầu nghiệp vụ của ngân hàng. Vì thế, có thể nói đây là một trở ngại của người dân trong quá trình tiếp cận vốn, (ii) thực tế người dân có thể lập kế hoạch tốt theo yêu cầu của ngân hàng. Với hai giả thiết trên so với thực tế của người dân tại địa phương, có thể nói giả thiết (i) có sự phù hợp hơn so với năng lực và trình độ của người dân. Như vậy theo giả thiết này các ngân hàng cần có đội ngũ nhân viên tín dụng tận tình, hướng dẫn cụ thể để người dân lập kế hoạch sử dụng vốn tín dụng theo những biểu mẫu đơn giản, rõ ràng nhằm giúp người dân có thể đạt được nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng.

Hình 3: Tỷ lệ phần trăm quan điểm cho rằng người dân quản lý vốn không hiệu quả

Tương tự như trên, giả thiết cho rằng người dân quản lý vốn không hiệu quả cũng không được người dân đồng ý. Kết quả khảo sát cho thấy có 60,6% người dân không đồng ý với giả thiết này.

Phân tích về tâm lý người dân khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng, hầu hết họ đều cho rằng khơng e ngại khi tiếp cận với các ngân hàng. Tuy nhiên với kết quả phân tích về việc người dân có chủ động tìm nguồn vốn vay hay khơng có khoản 55% người dân khơng chủ động tìm nguồn vốn vay, cịn lại gần 45% cho rằng họ có chủ động tìm nguồn vốn vay. Như vậy có thể khẳng định tâm lý e ngại của người dân khi tiếp cận các ngân hàng đang dần được khắc phục. Tuy nhiên, một bộ phận lớn người dân mặc dù có những mong muốn đối với việc vay vốn nhưng chưa chủ động đối với việc tiếp cận các ngân hàng. Đây chính là trở ngại lớn đối với các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người nghèo trên địa bàn quận 6 TPHCM (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)