GIÀY DA HUÊ PHONG
2.1.3 Tình trạng thiếu hụt lao động của ngành Da giày TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của khu vực, tập trung nhiều đơn vị kinh tế lớn của cả nước, cùng với nguồn lao động tại chỗ, thành phố đĩn nhận một lượng lớn lao động từ các tỉnh, thành phố khác đến học tập và làm ăn sinh sống. Với hơn 60.000 doanh nghiệp và hơn 360.000 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, thị trường lao động thành phố bước đầu phát triển mạnh, hội nhập khu vực và quốc tế với tư cách một hệ thống động và mở.
Theo thống kê của Sở Lao động – Thương binh & Xã hội về tình hình sử dụng lao động hàng năm của các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM, người lao động và chỗ làm việc biến động rất cao, tập trung các ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ thơng ( đặc biệt là lao động từ các tỉnh, thành phố khác đến làm việc chiếm trên 50% số lao động trong doanh nghiệp ) như Dệt may, Da giày chiếm tỉ trọng cao nhất. Tại các ngành này thường xuyên xảy ra biến động lao động tại một số thời điểm trong năm, nhất là thời điểm đầu năm.
Theo số liệu khảo sát về cầu lao động và kết qủa giải quyết việc làm hàng năm trên địa bàn TPHCM của Sở Lao động – TBXH trong năm 2010 cho thấy, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp Da giày trong nước chiếm tỷ trọng 30% tổng số lao động đang làm việc và các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi chiếm trên 80% số lao động đang làm việc. Bên cạnh đĩ, kết quả thống kê của trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thơng tin thị trường lao động TPHCM tại biểu đồ 2.1 cũng cho thấy, nhu cầu lao động của ngành Da giày trong năm tháng đầu năm 2012 khoảng 11.000 lao động, trong khi đĩ cung lao động chỉ đáp ứng được khoảng 7.200 lao động.
Biểu đồ 2.1 Cung, cầu lao động ngành Da giày năm tháng đầu năm 2012 ( Đơn vị tính: 1.000 )
Nguồn: Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thơng tin thị trường lao động TPHCM.
Điều này cho thấy, hiện tại các doanh nghiệp ngành Da giày vẫn đang trong tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng. Từ đầu năm 2010 đến nay, các doanh nghiệp trong ngành Da giày luơng trong tình tạng khĩ khăn trong việc tuyển dụng lao động vì:
( 1 ) Do sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007 - 2009, ngành Da giày và Dệt may đã cho thơi việc trên 20.000 lao động vì thiếu đơn hàng, hiện nay các doanh nghiệp trong ngành Da giày đang hồi phục cĩ nhu cầu tuyển dụng lao động (bổ sung cho số lao động thơi việc trước đây). Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp ngành Da giày, số lao động tuyển được chỉ đáp ứng trên 50% nhu cầu ngay cả khi các doanh nghiệp này mạnh dạn đưa ra nhiều chính sách mới để thu hút lao động.
( 2 ) Người lao động trong ngành Da giày bỏ nghề ngày càng phổ biến do thu nhập thấp so với nhu cầu sinh hoạt, thêm vào đĩ cường độ lao động cao ( hơn 10
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04 Tháng 05 Cung Cầu
giờ/ngày ). Do đĩ, đã tạo ra sự dịch chuyển lao động từ ngành này sang một số ngành nghề đỡ vất vả và cĩ thu nhập cao hơn.
( 3 ) Việc cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành đang sử dụng nhiều hình thức để lơi kéo lao động về với mình dẫn đến tình trạng người lao động sẵn sang nghỉ việc ở doanh nghiệp này để sang doanh nghiệp khác cĩ thu nhập cao hơn.
( 4 ) Chính sách về tiền lương, đặc biệt là thu nhập của người lao động trong ngành hiện nay là rất thấp, với mức lương từ 2,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng /tháng cho lao động cĩ tay nghề thì đời sống và sinh hoạt của người lao động trong ngành sẽ gặp rất nhiều khĩ khăn.
( 5 ) Ngồi ra, với tình hình giá cả sinh hoạt trong nước đã tăng khá cao, tiền điện, nước, nhà trọ cũng tăng đã tác động xấu đến sự ổn định đội ngũ lao động. Nếu nhìn chỉ số giá tiêu dùng tăng 18,12% trong năm qua sẽ thấy việc cải thiện thu nhập từ 10% - 15% cho cơng nhân chỉ đủ bù tốc độ tăng giá tiêu dùng. Trên thực tế là giá những mặt hàng thiết yếu tăng đến 20% - 30%, nên người lao động cũng khơng thốt khỏi khĩ khăn, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực Da giày chủ yếu là lao động ở tỉnh nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những tỉnh thành cĩ chi phí sinh hoạt cao nhất cả nước.
( 6 ) Mặt khác, nguồn lao động của các doanh nghiệp Da giày phụ thuộc lớn vào số lao động phổ thơng từ các địa phương khác đến, sau những ngày lễ tết họ thường ở lại quê rất lâu và một số ở lại quê luơn hoặc kiếm những cơng việc khác cĩ thu nhập cao hơn. Do đĩ, đã tạo nên tình trạng thiếu hụt lao động trong ngành, đặc biệt là thời điểm đầu năm.
(7 ) Với việc các tỉnh hiện nay đang mở rộng các khu cơng nghiệp đã dịch chuyển một lượng lớn lao động nhập cư trong ngành đang làm việc tại TPHCM quay về làm việc cho doanh nghiệp của địa phương. Bởi lẽ cũng với mức thu nhập tương
Hiện tượng dịch chuyển và thiếu hụt lao động của ngành Da giày trong thời gian vừa qua suy cho cùng là vì người lao động ( đặc biệt là lao động nhập cư ) trong ngành họ khơng sống nổi bằng nghề do lương thấp, chi phí sinh hoạt tại TPHCM quá đắt đỏ, tình hình giá cả sinh hoạt tăng cao... Điều này cĩ nghĩa là mức lương thực tế mà người lao động nhận được đang giảm dần. Vì vậy, người lao động trong ngành Da giày đang cĩ xu hướng dịch chuyển sang những ngành nghề khác và trở về lại quê làm ăn sinh sống. Theo các lý thuyết về kinh tế lao động thì đây chính là kết quả của q trình phát triển, vận động của lực lượng lao động và cải thiện tình hình kinh tế của người lao động trong ngành Da giày nĩi riêng và lực lượng lao động nĩi chung.