Về phía các doanh nghiệp ngành Da giày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình trạng thiếu hụt lao động ngành da giày thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 89)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THU HÚT VÀ DUY TRÌ LAO ĐỘNG CHO NGÀNH DA GIÀY TPHCM

4.2.1 Về phía các doanh nghiệp ngành Da giày

( 1 ) Bài học thực tế trong thời gian vừa qua của hàng loạt các doanh nghiệp ngành Da giày cho thấy, do thiếu đơn hàng trong đợt suy thối kinh tế 2007 – 2009, mà các doanh nghiệp trong ngành phải cắt giảm hàng loạt lao động. Tuy nhiên, khi cĩ đơn hàng trở lại, cần tuyển lao động thì gặp khĩ khăn khơng tuyển được theo nhu

cầu. Điều này cho thấy rằng, các doanh nghiệp ngành Da giày cần nghiên cứu và

hoạch định nhu cầu lao động một cách cĩ hệ thống ( cĩ kế hoạch trung và dài hạn ) để giảm tối đa các bấc trắc, rủi ro khi nhu cầu tuyển dụng tăng cao.

( 2 ) Kết quả khảo sát cho thấy, nhu cầu của người lao động về tiền lương vẫn được đánh giá là quan trọng nhất. Mặt khác, khi người lao động đi tìm việc thường họ khơng thể biết chính xác mức lương cho những cơng việc tương tự ở các doanh nghiệp khác và khơng thể so sánh tất cả những lợi ích từ cơng việc như phúc lợi, khen thưởng, cơ hội thăng tiến trong các doanh nghiệp khác nhau… Vì vậy, mức lương doanh nghiệp đề nghị thường là một trong những yếu tố cơ bản nhất cho người lao động quyết định vào làm việc, doanh nghiệp nào trả lương càng cao thì càng cĩ khả năng thu hút được lao động trên thị trường địa phương. Do đĩ, để cĩ thể thu hút lao động cho ngành, các doanh nghiệp trong ngành Da giày cần điều chỉnh thang bảng lương sao cho phù hợp với tình hình và đặc điểm của lao động tuyển dụng ( đa số lao động trong ngành là lao động phổ thơng từ các địa phương khác chuyển đến ). Để làm được điều này, các doanh nghiệp trong ngành Da giày cần tái cấu trúc phát triển theo chiều sâu như: đầu tư đổi mới cơng nghệ sản xuất, nâng cao tay nghề cho người lao động. Từ đĩ, sẽ giúp cho doanh nghiệp cĩ thể tăng

năng suất, kế đến là tăng lương cho người lao động và cuối cùng là tăng khả năng

cạnh tranh trong việc thu hút lao động cho ngành.

( 3 ) Thực tế và kết quả khảo sát cho thấy, cơng tác đào tạo và phát triển khơng giữ vai trị quan trọng trong các doanh nghiệp của ngành Da giày. Tuy nhiên, người lao động làm việc trong những doanh nghiệp này vẫn cĩ nhu cầu được đào tạo và phát triển. Ở Việt Nam nơi mà trình độ văn hĩa, giáo dục của người lao động cịn rất thấp, thì nhu cầu đào tạo và nâng cao trình độ càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn nữa. Nếu xét về mặt xã hội,khi người lao động được giáo dục, đào tạo và phát triển thì sẽ điều chỉnh hành vi xã hội theo hướng tích cực. Điều này sẽ cĩ ảnh hưởng

cơng việc và thực hiện cơng việc tốt hơn. Từ đĩ sẽ tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp theo, khi hoạt động kinh doanh tốt thì doanh nghiệp sẽ cĩ điều kiện nâng lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động và cuối cùng là tăng khả năng thu hút lao động cho doanh nghiệp.Vì vậy, các doanh nghiệp ngành Da giày cần quan tâm hơn nữa cho mục tiêu đào tạo và phát triển cho người lao động, cụ thể là các doanh nghiệp nên trích một phần lợi nhuận từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để thành lập các quỹ đào tạo và phát triển nhân viên.

( 4 ) Một vấn đề nữa cần quan tâm trong lĩnh vực đào tạo của các doanh nghiệp trong ngành Da giày là đa số cơng nhân làm viêc tại các doanh nghiệp trong ngành Da giày khơng cĩ trình độ kỹ thuật lành nghề, chủ yếu họ chỉ được doanh nghiệp đào tạo ngắn hạn để tiếp cận cơng việc. Chính vì vậy, năng suất, chất lượng, khả năng sáng tạo đổi mới cơng nghệ của người lao động cịn thấp. Bên cạnh đĩ, ngành Da giày hiện nay cịn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước nĩi chung và của thành phố Hồ Chí Minh nĩi riêng, đĩng gĩp một phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Do đĩ, để cĩ thể nâng cao tay nghề cho nguồn nhân lực của ngành một cách chính quy, để từ đĩ cĩ thể tăng năng suất và hiệu quả cơng việc thì việc thành lập một trung tâm đào tạo nghề cho ngành Da giày là vấn đề cần được quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa cĩ trung tâm đào tạo lao động lành nghề để cung ứng cho ngành Da giày trong khi nhu cầu về lao động của ngành này vẫn đang gia tăng. Vì vậy, hiệp hội ngành Da giày thành phố nên phối hợp cùng cơ quan quản lý về lao động như Sở Lao động Thương Binh và Xã hội thành phố liên kết thành lập trung tâm cĩ nhiệm vụ tìm kiếm, đào tạo và cung ứng lao động cho ngành.

( 5 ) Ngồi ra, các doanh nghiệp và hiệp hội ngành Da giày TPHCM cần nghiên cứu các mơ hình, các hình thức tuyển dụng lao động như: doanh nghiệp liên kết với địa phương ( xã, phường ), mơ hình người lao động trong doanh nghiệp giới thiệu người thân, bạn bè đến làm việc, mơ hình liên kết trung tâm giới thiệu việc làm các tỉnh để thu hút lao động, mơ hình ký kết hợp tác về lao động và đào tạo nghề với các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh bạn.

( 6 ) Kết quả khảo sát cho thấy, nhu cầu của người lao động về tiền lương vẫn được đánh giá là quan trọng nhất. Tuy nhiên, thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong ngành Da giày ở thành phố Hồ Chí Minh bị đánh giá là cịn thấp. Điều này đã triệt tiêu tác dụng kích thích về tiền lương của ngành đối với người lao động. Do đĩ, nếu các doanh nghiệp trong ngành Da giày khơng thực hiện tốt vấn đề này sẽ gây nên tâm lý bất an cho người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là đối với người lao động nhập cư. Ngồi các khoản chi phí cho sinh hoạt hằng ngày, người lao động ở các tỉnh khác đến thành phố Hồ Chí Minh làm việc cịn phải chi phí thêm khoản chi thuê nhà trọ, cộng thêm chi phí sinh hoạt đắt đỏ như ở thành phố Hồ Chí Minh thì cuộc sống của họ lại càng khĩ khăn hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần cĩ nhận thức đúng đắn về tiền lương thơng qua các tiêu thức:

- Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc, điều này cĩ nghĩa là tiền lương sẽ

được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả cơng việc.

- Tiền lương, thu nhập cần được trả cơng bằng, tuy nhiên mức lương bình quân

hàng tháng của người lao động trong ngành da giày thời điểm hiện nay chỉ từ 2 triệu đến 3 triệu đồng. Trong khi đĩ, họ thường xuyên phải làm việc tăng ca, căng thẳng, làm việc quá sức, thiếu sân chơi bổ ích, khơng sống nổi bằng nghề. Bằng chứng là lao động trong ngành đã dịch chuyển sang những ngành nghề nhàn hơn như siêu thị. Vì vậy, để khắc phục cho vấn đề này ngành Da giày cần xem xét và

điều chỉnh thang bảng lương cho hợp lý hơn.

- Theo quan điểm của cải cách tiền lương năm 1993, “ tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”. Xem xét quan điểm này dưới gĩc nhìn kinh tế học, thì rõ ràng trong điều kiện cầu

( 7 ) Hiện nay, đa số người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong ngành Da giày là lao động đến từ các tỉnh khác. Vì vậy, họ gặp rất nhiều khĩ khăn trong điều kiện sống và sinh hoạt. Do đĩ, để cĩ thể duy trì họ gắn bĩ với cơng ty một cách hiệu quả trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành Da giày cần cĩ các chính sách hỗ trợ kịp thời như: hỗ trợ chỗ ở, chi phí thuê nhà, chi phí đi lại, nâng

cao chất lượng bữa ăn giữa ca…, đặc biệt là lo nhà trẻ, trường học cho con người lao động, đây cũng là cách thể hiện sự quan tâm đến lao động nữ. Đây là lực lượng

lao động bị chi phối rất nhiều vào việc chăm sĩc và nuơi dạy con cái, chiếm đến 80% lực lượng lao động trong ngành Da giày.

( 8 ) Với chi phí sinh hoạt đắt đỏ như thành phố Hồ Chí Minh cùng với thời buổi lạm phát và mức lương cịn thấp so với chi phí sinh hoạt, thì việc hổ trợ thu nhập cho người lao động là cần thiết để cĩ thể giữ chân người lao động ngành da giày gắn bĩ với nghề. Vì vậy, để giải quyết cho vấn đề này các doanh nghiệp cĩ thể trích

một phần quỹ dự phịng để trợ cấp thu nhập tạm thời cho người lao động trong điều kiện và khả năng của doanh nghiệp.

( 9 ) Một giải pháp khác cho các doanh nghiệp trong ngành Da giày TPHCM, để cĩ thể tìm kiếm được lao động là di dời các nhà máy, cơ sở sản xuất da giày ra vùng nơng thơn để giảm chi phí, tận dụng lượng cơng nhân trở về quê để cĩ chi phí sinh hoạt thấp và được sống gần gia đình.

( 10 ) Trong thời gian gần đây, hiện tượng đình cơng, bãi cơng của cơng nhân xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là ở các doanh nghiệp trong ngành Dệt may và Da giày ở phía Nam và đang gia tăng về quy mơ và tính chất. Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu là thu nhập mà doanh nghiệp trả cho người lao động chưa thỏa đáng, người lao động bị chủ doanh nghiệp ngược đãi và thiếu tơn trọng. Để khắc phục cho vấn đề này, thì vai trị của tổ chức Cơng đồn trong doanh nghiệp cần phải được nâng cao và phát huy tác dụng để cĩ thể thực sự là cầu nối giữa người lao động và chủ doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

một số nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động tập thể, tổ chức Cơng đồn và chủ doanh nghiệp nên rút kinh nghiệm từ các cuộc bãi cơng, đình cơng trước đĩ và đưa một số nội dung vào thỏa ước lao động tập thể để cĩ thể hạn chế những vấn đề đĩ trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình trạng thiếu hụt lao động ngành da giày thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)