TĨM TẮT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình trạng thiếu hụt lao động ngành da giày thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 95)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THU HÚT VÀ DUY TRÌ LAO ĐỘNG CHO NGÀNH DA GIÀY TPHCM

TĨM TẮT CHƯƠNG

Chương 4 đã đánh giá kết qủa khảo sát tại cơng ty TNHH Giày Da Huê Phong và cho thấy, yếu tố tiền lương là nhu cầu được người lao động đánh giá cao nhất. Những lý do khiến người lao động rời bỏ các doanh nghiệp ngành Da giày là vì lương thấp, chi phí sinh hoạt tại TPHCM đắt đỏ, họ phải sống xa gia đình…

Bên cạnh đĩ, chương 4 cũng đã trình bày một số giải pháp và kiến nghị giúp các doanh nghiệp ngành Da giày nâng cao khả năng thu hút và duy trì người lao động trong thời gian tới. Trong đĩ, bao gồm một số giải pháp và kiến nghị về phía doanh nghiệp ngành Da giày và một số giải pháp và kiến nghị về phía các cơ quan quản lý nhà nước.

KẾT LUẬN

Những kết quả đạt được của luận văn

Về mặt lý thuyết, luận văn dựa vào các lý thuyết về kinh tế lao động để phân tích tình trạng thiếu hụt lao động trong ngành Da giày TPHCM. Bên cạnh đĩ, luận văn cũng đã dựa trên các lý thuyết động viên để xây dựng bảng câu hỏi khảo, làm tiền đề cho việc hình thành các giải pháp và kiến nghị.

Về mặt thực tiễn, luận văn đã thực hiện việc phân tích ngun nhân tình trạng thiếu hụt lao động ngành Da giày TPHCM và Cơng ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giày Da Huê Phong; phân tích thống kê mơ tả mẫu khảo sát là người lao động hiện đang làm việc tại Cơng ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giày Da Huê Phong. Kết quả nghiên cứu cĩ thể dùng để tham khảo cho những ngành thâm dụng lao động nhập cư như Dệt may. Kết quả phân tích thống kê mơ tả cho thấy, tiền lương là yếu tố giữ vai trị quan trọng nhất trong các tiêu chí động viên, khuyến khích người lao động trong các doanh nghiệp ngành Da giày. Kết quả phân tích thống kê mơ tả cịn cho thấy lý do mà người lao động rời bỏ các doanh nghiệp da giày tại thành phố Hồ Chí Minh là chi phí sống và sinh hoạt ở đây quá đắt đỏ, họ khơng sống nổi bằng nghề.

Luận văn đã kết hợp giữa kết quả khảo sát và phỏng vấn chuyên gia để đề xuất một số giải pháp và kiến nghị giúp cho các doanh nghiệp Da giày trên địa bàn TPHCM cĩ thể thu hút và duy trì ổn định lao động trong tình hình cĩ nhiều biến động về nhân lực và việc làm như:

Trong ngắn hạn:Để cĩ thể thu hút và duy trì sự ổn định nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần trợ cấp tạm thời các khoản như lương, sinh hoạt phí ( chi phí ăn, ở, đi lại…) trong điều kiện và khả năng của doanh nghiệp, cải thiện mơi trường làm việc.

Trong dài hạn: Để cĩ thể phát triển bền vững và cải thiện tiền lương cho người lao động, các doanh nghiệp ngành Da giày TPHCM cần:

thiện tiền lương và cuối cùng là tăng khả năng cạnh tranh về thu hút và duy trì lao động cho ngành.

- Chăm lo đến điều kiện sống và sinh hoạt cho người lao động như: lo chỗ ở, nhà trẻ, trường học cho con em người lao động…

Ngồi ra luận văn cịn đưa ra một số kiến nghị về phía các cơ quan quản lý nhà nước.

Hạn chế của luận văn và kiến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo

Vì thời gian, trình độ nghiên cứu của tác giả cĩ giới hạn, nên đề tài nghiên cứu sẽ khơng tránh khỏi những hạn chế.

Hạn chế thứ nhất thuộc về mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ mới khảo sát người lao động tại một doanh nghiệp trong ngành Da giày, cỡ mẫu chỉ chiếm 6,62% đám đơng, nên tính đại diện chưa cao, chưa phản ánh đầy đủ nhận thức về mức độ thỏa mãn và nhu cầu của người lao động trong ngành.

Hạn chế thứ hai cĩ liên quan đến các câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu chỉ đưa ra một số lượng hạn chế các câu hỏi để đo lường mức độ hài lịng và gợi ý một số nhu cầu để người lao động ưu tiên chọn lựa. Vì vậy, các giải pháp và kiến nghị cĩ thể phản ánh chưa bao quát các vấn đề đang tồn tại trong việc duy trì lao động cho ngành Da giày TPHCM.

Hạn chế thứ ba thuộc về phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ sử dụng phương pháp thống kê mơ tả để phân tích dữ liệu khảo sát. Điều này cĩ nghĩa là nghiên cứu chỉ mới chỉ ra được các yếu tố để cĩ thể thu hút và duy trì nguồn nhân lực cho ngành Da giày TPHCM. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa cho thấy sự tác động ( mức độ ảnh hưởng ) của những yếu tố đĩ đến khả năng thu hút và duy trì lao động cho ngành.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI PHỎNG VẤN NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH GIAI ĐOẠN 1 Thời gian: Địa điểm: Người phỏng vấn: Người được phỏng vấn: Nội dung:

1. Theo Anh/ chị thực trạng nguồn nhân lực ngành Da giày TPHCM hiện nay như thế nào? Thuận lợi, khĩ khăn là gì?

2. Xin Anh/ chị cho biết đặc điểm lao động ngành Da giày TPHCM hiện nay ra sao?

3. Theo Anh/ chị người lao động tìm đến với ngành vì những lý do gì? Thơng qua hình thức nào?

4. Theo Anh/ người lao động cĩ đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng hay khơng?

5. Theo Anh/ chị nhu cầu, mong muốn của người lao động trong ngành Da giày hiện nay là gì ? Các doanh nghiệp trong ngành Da giày đã đáp ứng các nhu cầu của người lao động như thế nào?

PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI PHỎNG VẤN NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH GIAI ĐOẠN 3 Thời gian: Địa điểm: Người phỏng vấn: Người được phỏng vấn: Nội dung:

1. Theo Anh/ chị với thưc trạng thiếu hụt lao động và kết quả khảo sát trên, thì các doanh nghiệp ngành Da giày TPHCM cần cĩ những giải pháp gì để cĩ thể thu hút và duy trì lao động cho mình?

- Các giải pháp ngắn hạn ( giải pháp tình thế ) như: lương thưởng, đào tạo và phát triển, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần... cần cĩ thay đổi gì?

- Các giải pháp dài hạn như: Phát triển bền vững, tái cấu trúc phát triển theo chiều sâu, cải thiện mơi trường và nâng cao tay nghề cho người lao động, nâng cao năng suất, cải thiện tiền lương… cần cĩ thay đổi gì?

2. Theo Anh/ chị các cơ quan quản lý nhà nước cần cĩ các chính sách gì để giúp cho các doanh nghiệp ngành Da giày TPHCM thu hút và duy trì sự ổn định lao động trong thời gian tới?

- Các giải pháp ngắn hạn ( giải pháp tình thế ) là gì? - Các giải pháp dài hạn là gì?

PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình trạng thiếu hụt lao động ngành da giày thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)