Chính sách quảng cáo khuyến mãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng liên doanh việt nga (Trang 40)

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân tại VRB trong giai đoạn

2.2.2.3 Chính sách quảng cáo khuyến mãi

Khi lãi suất huy động bị khống chế bởi mức trần lãi suất theo quy định của NHNN, VRB cũng đã triển khai nhiều chƣơng trình khuyến mãi để tăng cƣờng huy động vốn từ khách hàng cá nhân. Cụ thể, VRB đã triển khai đƣợc một số chƣơng trình nhƣ: “Đón thu sang, ngập tràn may mắn”, “Đón thu vàng, nhận ngàn giải thƣởng”, “May mắn nhân ba, sung túc mọi nhà”,…với giá trị của các giải thƣởng là thẻ cào, quà tặng, tiền mặt. Tuy nhiên, các chƣơng trình này cịn mang tính thời vụ, tình thế để đáp ứng nhu cầu vốn trong những thời điểm nhất định mà chƣa có sự đầu tƣ lâu dài để giữ chân khách hàng.

Và qua thăm dò nhiều khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, họ cho biết thƣơng hiệu VRB cịn chƣa quen thuộc, chƣa đƣợc biết đến đối với nhiều khách hàng. Nguyên nhân chính là mạng lƣới cịn khá mỏng, hoạt động quảng bá thƣơng hiệu tại VRB chƣa mạnh, phạm vi quảng bá chƣa rộng rãi. Hoạt động quảng bá thƣơng hiệu rất ít đƣợc thực hiện qua các kênh thơng tin đại chúng nhƣ: ti vi, báo chí, …

2.2.2.4 Chính sách hạ tầng, cơng nghệ

Trong thời gian qua, VRB đã và đang tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật và công nghệ ngân hàng. Công nghệ hiện đại đã tạo điều kiện cho VRB từng bƣớc phát triển sản phẩm, hồn thành tự động hố, điện tử hoá các giao dịch và hệ thống quản trị điều hành.

Để gia tăng tiện ích cho khách hàng, VRB đã chú trọng đầu tƣ vào công nghệ, hồn thiện cơng tác chuyển đổi hệ thống sang phần mềm cốt lõi Core Banking Flexcube hiện đại. Kết hợp công nghệ thông tin và đa dạng hóa sản phẩm, VRB đã phát hành thẻ ATM và VISA Debit, VISA Credit, cung cấp ổn định dịch vụ SMS Banking, Internet Banking và Mobile Banking để thu hút khách hàng.

Thêm vào đó, hệ thống kênh thanh toán liên tục đƣợc mở rộng. Bên cạnh việc kết nối với hệ thống ngân hàng trong nƣớc nhƣ CITAD, Homebanking, VCB Money và Swift quốc tế, VRB đang tích cực triển khai kênh thanh toán song phƣơng riêng biệt giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

VRB đã thực hiện thành công việc kết nối các thẻ thanh tốn, giúp khách hàng có tài khoản tại VRB có thể giao dịch đƣợc trên hệ thống ATM, POS của các ngân hàng thuộc liên minh mạng Banknetvn và Smartlink, bao gồm 43 ngân hàng.

Tuy nhiên, so với các ngân hàng thƣơng mại khác, đặc biệt là các ngân hàng có quy mơ lớn thì cơng nghệ tại VRB vẫn còn khá đơn giản, trong khi các ngân hàng đối thủ đã ứng dụng công nghệ cho ra nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử để phục vụ khách hàng. Hiện tại, các sản phẩm tại VRB chƣa có hàm lƣợng cơng nghệ cao, VRB đã triển khai dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking nhƣng chỉ mới dừng lại ở chức năng truy vấn thông tin tài khoản cá nhân, thông tin lãi suất, tỷ

giá của ngân hàng. Vì vậy, cơng nghệ cũng chƣa phải là yếu tố mang tính chất cạnh tranh so với các ngân hàng đối thủ.

Ngoài ra, mạng lƣới giao dịch của VRB còn khá mỏng, chỉ tập trung ở các khu kinh tế trọng điểm của đất nƣớc với sáu chi nhánh, Sở giao dịch và chín phịng giao dịch trong cả nƣớc nên việc tiếp cận và phát triển khách hàng cá nhân còn khá khó khăn. Trong khi đó, trong những năm qua, nhiều ngân hàng thƣơng mại cổ phần ra đời cùng với việc phát triển và mở rộng nhanh hệ thống mạng lƣới càng làm cho VRB kém cạnh tranh hơn trong việc thu hút khách hàng, phát triển hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân.

2.2.2.5 Chính sách nhân sự

VRB ln coi nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để đạt đƣợc thành cơng trong hoạt động của mình. VRB có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, VRB vẫn chƣa thực sự khai thác hết tiềm năng của nguồn nhân lực. VRB vẫn chƣa có cơ chế, chính sách cụ thể trong việc quản lý hiệu quả hoạt động của nhân viên cũng nhƣ chính sách phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể là bộ phận huy động vốn vẫn chƣa đƣợc đào tạo bài bản về quy trình nghiệp vụ, về các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng. Nhân viên xử lý nghiệp vụ còn chậm, chƣa chuyên nghiệp, chƣa chủ động tìm kiếm khách hàng, trong khi đó, nhân viện các ngân hàng thƣơng mại khác đều có phong cách phục vụ rất hiện đại, chuyên nghiệp.

Mặt khác, chính sách lƣơng , thƣởng, phúc lợi vẫn chƣa thực hiện theo hiệu quả làm việc thực sự của mỗi nhân viên, chỉ áp dụng mức lƣơng theo ngạch, bâc, số năm cơng tác. Do đó, VRB chƣa phát huy đƣợc sức mạnh của nguồn nhân lực.

2.2.3 Thực trạng hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân qua các chỉ tiêu đo lƣờng sự phát triển trong giai đoạn 2009-2012

2.2.3.1 Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân

Số liệu trên Bảng 2.1 cho thấy trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn huy động dƣới hình thức nhận tiền gửi từ các TCKT, TCTD và cá nhân luôn chiếm tỷ

trọng lớn qua các năm, nguồn huy động từ phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng khá thấp.

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động từ năm 2009 đến 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tiền gửi KHCN 1,291 23.94% 1,776 20.76% 806 12.28% 2,576 32.95% Tiền gửi TCKT (không phải là TCTD) 2,434 45.12% 1,176 13.76% 870 13.25% 1,468 18.78% Tiền gửi của TCTD 1,630 30.23% 4,692 54.88% 3,526 53.73% 3,741 47.86% Phát hành giấy tờ có giá 38 0.71% 907 10.61% 1,361 20.74% 31 0.41% Tổng vốn huy động 5,393 100% 8,551 100% 6,563 100% 7,816 100%

Nguồn: Báo cáo tài chính của VRB năm 2009-2012

Bảng trên cũng cho thấy nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân tại VRB trong thời gian qua vẫn còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ, chƣa phải là nguồn chính trong cơ cấu huy động vốn của VRB .

Nhƣ đã phân tích trong chƣơng 1, nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân nói chung có tính chất ít biến động, đa dạng về kỳ hạn và loại tiền tệ nhƣng tỷ lệ nguồn vốn huy động từ đối tƣợng khách hàng này tại VRB còn khá thấp so với các ngân hàng khác.

Bảng sau cho ta thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân tại một số ngân hàng thƣơng mại.

Bảng 2.2 Tỷ trọng vốn huy động từ khách hàng cá nhân tại một số NHTM

Đơn vị tính: phần trăm

Nguồn vốn huy động từ KHCN / Tổng vốn huy

động Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

NH liên doanh Việt-nga 24.11% 23.23% 15.49% 33.09% NH TMCP Phƣơng Nam 44.22% 44.91% 59.95% 83.72% NH TMCP Á Châu 72.39% 66.42% 57.93% 82.10% NH TMCP Phát triển

TP.HCM 35.44% 38.52% 36.43% 66.90%

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM năm 2009-2012 và tính tốn của tác giả.

Đồ thị 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động từ năm 2009 đến 2012

Đồ thị 2.2 Xu hƣớng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ KHCN giai đoạn 2009-2012

Nguồn: Báo cáo tài chính của VRB năm 2009-2012

Đồ thị trên cho thấy nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng khá thấp và có xu hƣớng giảm qua các năm, chỉ tăng trở lại trong năm 2012. Năm 2009 đạt 23.94%, năm 2010 đạt 20.76% , thấp nhất là vào năm 2011 đạt 12.28%. Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và TCTD khác luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động của VRB. Năm 2009 là 75.35% , năm 2010 chiếm 68.64% , năm 2011 chiếm tỷ lệ 66.98% và đạt 66.64% trong năm 2012 .

Điều này xuất phát từ thực tế là với số vốn điều lệ nhỏ và mạng lƣới còn khá mỏng, chỉ tập trung tại các trung tâm kinh tế trọng điểm của đất nƣớc nhƣ Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hịa, Hải Phịng, Vũng Tàu, nên trong thời gian qua hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân của VRB chƣa thực sự lớn mạnh.

Hơn nữa, giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với sự thăng trầm của lãi suất huy động. Hàng loạt các văn bản điều chỉnh trần lãi suất huy động của NHNN cộng với tình trạng căng thẳng thanh khoản của các NHTM đã làm cho tỷ trọng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân vào VRB

giảm đáng kể trong giai đoạn 2009-2011, qua đến năm 2012 tỷ trọng này mới có sự tăng trƣởng trở lại.

2.2.3.2 Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động từ KHCN

Bảng 2.3 Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động của KHCN giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Vốn huy động từ KHCN 1,291 1,776 806 2,576 Chỉ tiêu Năm 2010/2009 Năm 2011/2012 Năm 2012/2011 Tốc độ tăng trƣởng 37.57% -54.62% 219.60%

Nguồn: Báo cáo tài chính của VRB năm 2009-2012

Xét về giá trị, nguồn vốn huy động từ KHCN tại VRB có xu hƣớng tăng qua các năm. Từ 1,291 tỷ đồng năm 2009 tăng lên 1,776 tỷ đồng , đạt mức tăng trƣởng là 37.57%, đến năm 2012 đã tăng lên 2,576 tỷ đồng, tăng 219.60% so với 2011. Riêng trong năm 2011, nguồn huy động này giảm mạnh, đạt tỷ lệ -54.62% so với năm 2010.

Nguồn huy động này của VRB giảm mạnh do năm 2011 là một năm khá khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Trong năm này, tình trạng thiếu hụt thanh khoản ở các ngân hàng thƣơng mại rất căng thẳng. Chính điều này đã tạo nên những cuộc chạy đua khốc liệt trong hệ thống ngân hàng để thu hút vốn nhằm bù đắp tình trạng thiếu hụt thanh khoản của mình. Cũng chính trong thời gian này, tình trạng khó khăn về thanh khoản đã làm cho lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn lãi suất huy động dài hạn. Trƣớc khó khăn chung của ngành, VRB cũng bị ảnh hƣởng. Nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế (không phải là TCTD) và TCTD đều gảm xuống làm cho tổng nguồn vốn huy động giảm,

trong đó nguồn vốn huy động của KHCN giảm mạnh nhất (giảm 54.62% so với năm 2010).

Đến năm 2012, sau khi có Chỉ thị 02/CT-NHNN của Thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc, với việc xử lý nghiêm các ngân hàng vi phạm trần lãi suất huy động vốn, hầu hết các tổ chức tín dụng đã nghiêm túc chấp hành, thực hiện đúng mức trần lãi suất huy động. Hiện tƣợng chạy đua lãi suất của các ngân hàng, khách hàng mặc cả lãi suất với ngân hàng trƣớc đây đã giảm đáng kể. Và với nhiều chƣơng trình khuyến mãi nhƣ: “Đón thu vàng - nhận ngàn giải thƣởng”, “may mắn nhân ba sung túc mọi nhà”,…, chƣơng trình liên kết huy động vốn với BIDV đƣợc tung ra thị trƣờng thì nguồn huy động này đã có sự tăng trƣởng trở lại.

2.2.3.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động từ KHCN theo kỳ hạn

Trong nguồn vốn huy động của KHCN thì tiền gửi ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng lớn và có xu hƣớng tăng lên. Từ giá trị 1,040 tỷ đồng (tƣơng ứng 80.56%) trong năm 2009, tăng lên 1,423 tỷ đồng năm 2010 (tƣơng ứng 80.12%) và tăng đến 1,715 tỷ đồng (tƣơng ứng 66.58%) năm 2012 .

Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động của KHCN theo kỳ hạn giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tiền gửi ngắn hạn 1,040 80.56% 1,423 80.12% 699 86.72% 1,715 66.58% Tiền gửi trung, dài hạn 251 19.44% 353 19.88% 107 13.28% 861 33.42% Tổng 1,291 100% 1,776 100% 806 100% 2,576 100%

Đồ thị 2.3 Tỷ trọng nguồn vốn huy động của KHCN theo kỳ hạn giai đoạn 2009-2012

Nguồn: Báo cáo tài chính của VRB năm 2009-2012

Tiền gửi trung, dài hạn chỉ tăng nhẹ trong năm 2010 và giảm mạnh nhất là vào năm 2011. Từ giá trị 251 tỷ đồng (tƣơng ứng19.44%) tăng lên mức 353 tỷ đồng (tƣơng ứng 19.88%) và giảm mạnh còn 107 tỷ đồng (tƣơng ứng 13.28%) trong năm 2011. Điều này cũng phù hợp với tình hình kinh tế, tài chính giai đoạn này. Những năm 2010, 2011 và đầu 2012 là giai đoạn mà do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, rất nhiều các ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn về thanh khoản. Các ngân hàng đua nhau tranh giành nguồn vốn huy động ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt thanh khoản của mình, làm cho lãi suất huy động vốn ngắn hạn cao hơn dài hạn. Do đó, phần lớn khách hàng gửi tiền với kỳ hạn ngắn. Đến nửa cuối năm 2012, hàng loạt các văn bản của NHNN về trần lãi suất huy động đƣợc ban hành lúc này lãi suất huy động dài hạn mới trở lại cao hơn lãi suất huy động ngắn hạn. Và chính vì vậy, nguồn huy động từ KHCN trung, dài hạn đã có sự tăng trƣởng trở lại, đạt đƣợc giá trị cao nhất trong những năm qua là 861 tỷ đồng (tƣơng ứng tăng 33.42%) trong năm 2012.

Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn huy động của KHCN theo loại tiền tệ giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tiền gửi bằng VND 923 71.49% 1,043 58.76% 453 56.20% 2,184 84.78% Tiền gửi bằng ngoại tệ 368 28.51% 733 41.24% 353 43.80% 392 15.22% Tổng 1,291 100% 1,776 100% 806 100% 2,576 100%

Nguồn: Báo cáo tài chính của VRB năm 2009-2012

Đồ thị 2.4 Tỷ trọng nguồn vốn huy động của KHCN theo loại tiền tệ giai đoạn 2009-2012

Nguồn: Báo cáo tài chính của VRB năm 2009-2012

Trong nguồn vốn huy động từ KHCN thì tiền gửi bằng VND ln chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ. Năm 2009 tỷ lệ này là 71.49%, năm 2010 là 58.76%, năm 2011 là 56.20%, cao nhất đạt 84.78% trong năm 2012.

Xét về tỷ trọng, nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ có tăng mạnh trong năm 2010 (đạt 41.24%) và 2011 (đạt 43.80%) nhƣng có sự biến động về tỷ trọng nhƣ vậy chủ yếu là do nguồn tiền gửi bằng nội tệ biến động. Nếu xét về giá trị thì nguồn huy động từ tiền gửi bằng ngoại tệ chỉ tăng mạnh trong năm 2010, các năm còn lại biến động nhẹ, không đáng kể.

Năm 2010, lãi suất VND lên cao từ đầu năm, trung bình 12% (huy động) và 15-17% (cho vay) khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn. Trong khi đó, dƣới tác động của hàng loạt chính sách kinh tế, hành chính, ngoại tệ USD lại tìm đƣợc một khoảng thời gian ổn định đáng kể.

Chênh lệch lớn giữa lãi suất VND và USD đã khiến doanh nghiệp chọn giải pháp vay USD. Trƣớc nhu cầu vay USD lớn nhƣ vậy đồng thời lãi suất huy động USD đối với tổ chức kinh tế lại bị áp trần theo thơng tƣ 03/2010/TT-NHNN, do đó VRB đã nâng mức lãi suất huy động USD đối với khách hàng cá nhân lên cao đến 5,5%/năm. Điều này đã làm cho nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ tăng mạnh trong năm 2010. Tuy nhiên, sau đó NHNN đã ra nhiều văn bản quy định mức sàn huy động USD cho cả cá nhân nên nguồn huy động ngoại tệ này đã giảm xuống trong năm 2011, 2012.

Bảng 2.6 Tỷ trọng Vốn huy động của KHCN /Dƣ Nợ cho vay nền kinh tế giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dƣ nợ cho vay 4,674 6,285 5,662 6,323 Vốn huy động từ KHCN / Dƣ nợ cho vay 27.63% 28.25% 14.24% 40.73% Vốn huy động từ TCKT (không phải là TCTD) /Dƣ nợ cho vay 52.07% 18.72% 15.36% 23.22% Vốn huy động từ TCTD / Dƣ nợ cho vay 34.88% 74.66% 62.27% 59.16%

Nguồn: Báo cáo tài chính của VRB năm 2009-2012

Bảng trên cho thấy tỷ lệ Vốn huy động của KHCN /Dƣ Nợ cho vay là thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng liên doanh việt nga (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)