2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân tại VRB trong giai đoạn
2.2.4.2 Những tồn tại, hạn chế
Hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại VRB trong các năm qua chƣa thực sự lớn mạnh, quy mơ cịn nhỏ và chƣa đạt đƣợc sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn.
So với các ngân hàng thƣơng mại cổ phần khác, nguồn vốn huy động của khách hàng cá nhân tại VRB còn chiếm tỷ trọng khá thấp trong cơ cấu vốn huy động và biến động mạnh theo diễn biến của nền kinh tế. Ngoài ra, phân tích trên cũng cho thấy nguồn vốn huy động của VRB chủ yếu phụ thuộc vào thị trƣờng liên ngân hàng.
Cơ cấu vốn huy động từ khách hàng cá nhân theo loại tiền tệ và kỳ hạn là chƣa có sự cân xứng với hoạt động tín dụng trong các năm qua. Tín dụng trung dài hạn gia tăng trong khi nguồn vốn huy động trung, dài hạn từ khách hàng cá nhân lại có xu hƣớng giảm đi.
Thành lập vào năm 2006, VRB còn là một ngân hàng khá non trẻ. Thƣơng hiệu cũng chƣa thực sự có chỗ đứng trên thị trƣờng nên chƣa đƣợc nhận biết rộng rãi và phổ biến nhƣ các ngân hàng thƣơng mại khác.
Bên cạnh đó, cơng tác marketing ngân hàng chƣa đƣợc chú trọng, chƣa có chính sách hậu mãi, chăm sóc khách hàng.
Mạng lƣới mỏng, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn nên việc thu hút khách hàng còn rất nhiều hạn chế, trở ngại.
Các sản phẩm, dịch vụ tƣơng đối đơn điệu, truyền thống, chƣa thực sự thỏa mãn đƣợc nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Các sản phẩm dự thƣởng thƣờng ở mức tiền gửi cao nên khó thu hút đƣợc đối tƣợng khách hàng có thu nhập thấp. Việc phát triển các sản phẩm cũng nhƣ chính sách khuyến mãi đi kèm cịn mang tính tình thế, ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thiếu vốn tức thời.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 đã nêu lên những kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân nói riêng mà VRB đạt đƣợc trong những năm qua. Đồng thời chƣơng này cũng đã chỉ ra những thành tựu và hạn chế của VRB trong hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân.
Qua chƣơng này, ta thấy hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân của VRB là còn khá yếu. Nguồn vốn huy động đƣợc từ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng khá thấp trong cơ cấu huy động vốn và biến động mạnh theo sự diễn biến của nền kinh tế. Thêm vào đó, cơ cấu của nguồn vốn này theo loại tiền và kỳ hạn là chƣa có sự cân xứng với hoạt động tín dụng trong các năm qua.
Các phân tích về các chính sách lãi suất, sản phẩm, dịch vụ ,… liên quan đến hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân của VRB trong chƣơng này cũng đã cho ta thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của VRB đối với hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân hiện nay. Đây là cơ sở để tác giả đƣa ra các giải pháp nhằm phát triển nguồn vốn này cho VRB trong chƣơng 3.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT-NGA