Dự báo tình hình rửa tiền trong thời gian tới và định hƣớng phòng chống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66)

rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

3.1.1. Dự báo tình hình rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

3.1.1.1. Dự báo tình hình quốc tế

Tình trạng rửa tiền qua các ngân hàng trên thế giới ngày càng gia tăng. Hàng năm có tới nhiều tỷ USD tiền bất hợp pháp từ các vụ gian lận trong xây dựng, kinh doanh bất hợp pháp, buôn bán ma túy, vũ khí, cá cƣợc thể thao, cờ bạc và nguồn tài chính của các tổ chức khủng bố… đƣợc chuyển qua ngân hàng để đƣợc hợp pháp hóa. Ngân hàng dần dần trở thành nơi bọn tội phạm tìm đến rửa tiền với các ƣu điểm nhƣ chi phí thấp, số lƣợng tiền rửa lớn, tiền đảm bảo sạch hơn so với các hệ thống khác. Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, các giao dịch tài chính, mua bán hàng hóa, thanh tốn các hợp đồng hầu hết sẽ đƣợc thực hiện thơng qua hệ thống tài chính ngân hàng. Qua đó, có thể nói hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt với những nguy cơ rất lớn, nguy cơ bị bọn tội phạm tìm đến để rửa tiền.

3.1.1.2. Dự báo tình hình Việt Nam

- Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, ngày càng có nhiều cơng ty nƣớc ngồi đến Việt Nam làm ăn, sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt là từ năm 2007, nƣớc ta trở thành thành viên chính thức của WTO, các giao dịch về thƣơng mại, tài chính, xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Chuyển tiền kiều hối của bà con Việt kiều định cƣ nƣớc ngoài và của những lao động Việt Nam xuất khẩu lao động đƣợc khuyến khích ngày càng nhiều về số lƣợng và giá trị. Thị trƣờng du lịch ngày càng mở rộng, lƣợng khách quốc tế ra vào Việt Nam ngày càng nhiều. Mở rộng ra thế giới, chúng ta đón đƣợc ngọn gió lành nhƣng cùng có những ngọn gió độc vào, ảnh hƣởng đến sức khỏe của nền kinh tế, đó là các giao dịch tài chính “bẩn” trong đó có các vụ bn bán ma túy xuyên quốc gia, hoặc các đối tác nƣớc

ngoài sử dụng nguồn tiền bất hợp pháp và đầu tƣ, kinh doanh ở nƣớc ta với mục tiêu rửa tiền hoặc chuyển tiền cho các tổ chức, cá nhân trong nƣớc với âm mƣu lật đổ chế độ, làm mất ổn định chính trị nƣớc ta. Cịn trong nƣớc tình trạng trốn thuế, bn lậu, tham nhũng, sản xuất và buôn bán hàng giả, các vụ đầu cơ trên thị trƣờng chứng khoán, bất động sản, vàng ngày càng gia tăng. Các đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi cũng đã thông qua các hoạt động hợp pháp nhƣ gửi tiền vào ngân hàng, đầu tƣ vào chứng khoán, vàng, bất động sản, một số khác chuyển tiền gửi sang các nhà băng nƣớc ngồi nơi có luật bí mật ngân hàng… Tình trạng đó đã đe dọa an ninh chính trị, kinh tế trong nƣớc và đặc biệt làm giảm uy tín của nƣớc ta trƣớc con mắt của bạn bè quốc tế.

- Theo nhận định của Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm Liên Hợp Quốc (UNODC), Việt Nam dễ bị tội phạm rửa tiền tìm đến do nền kinh tế sử dụng nhiều tiền mặt, cùng với hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ ngày càng gia tăng. Cơ quan này cảnh báo, nếu khơng có biện pháp nhanh và hiệu quả để đối phó với rửa tiền thì tội phạm và tham nhũng sẽ gia tăng, ảnh hƣởng đến lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nếu để cho dịng tài chính phi pháp này chảy vào, sớm muộn gì nền kinh tế và hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia cũng sẽ bị ảnh hƣởng xấu. Ngồi ra, nó cịn làm mất uy tín của quốc gia và do đó làm giảm đi những cơ hội tăng trƣởng từ nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài và các nhà đầu tƣ khơng cịn thấy cơ hội để đầu tƣ vào quốc gia đó nữa.

- Trƣớc tình hình đó, ngành ngân hàng gặp nhiều cơ hội nhƣ có thể nâng cao tính cạnh tranh, nâng cao trình độ quản trị điều hành ở các ngân hàng…và cũng phải đối mặt với khơng ít những khó khăn, thách thức nhƣ: cơng nghệ cịn tƣơng đối lạc hậu, hiệu quả điều hành thấp, năng lực cạnh tranh yếu, tạo nhiều khe hở cho bọn tội phạm tấn cơng vào hệ thống tài chính ngân hàng cịn non yếu để thực hiện hành vi rửa tiền thơng qua: hoạt động đầu tƣ nƣớc ngồi, thanh tốn bằng hình thức thƣ tín dụng, kiều hối, chuyển tiền…

- Việc tăng vốn điều lệ đối với các NHTM theo quy định của NHNN, cùng với xu hƣớng cổ phần hóa tại các ngân hàng trong nƣớc ngày càng tăng cao, tạo nhiều kẻ

hở cho các nhà đầu tƣ có nguồn vốn bất hợp pháp thực hiện đầu tƣ với mục đích rửa tiền. Điều này tạo ra một rủi ro rất lớn cho các ngân hàng đối với nguy cơ bị liên lụy trong các vụ án kinh tế, ảnh hƣởng đến uy tín ngân hàng. Bên cạnh đó, nguồn gốc thu nhập để mua cổ phiếu của khách hàng trên thị trƣờng chứng khoán chƣa đƣợc các ngân hàng quan tâm đúng mức. Do vậy, việc “tiền bẩn” đƣợc tẩy rửa trên thị trƣờng chứng khốn thơng qua ngân hàng là hồn tồn có thể, và rủi ro về uy tín xảy ra đối với ngân hàng là tất yếu. Hầu hết các NHTM trong nƣớc có quy mơ nhỏ chƣa nhận thức hết đƣợc tác hại của rửa tiền đối với ngân hàng mình và nếu nhận ra đƣợc vấn đề thì cũng hết sức boăn khoăn về biện pháp phòng, chống rửa tiền nên những ngân hàng này hồn tồn có khả năng bị bọn tội phạm tìm đến rửa tiền. Từ những dự báo trên, chúng ta đã có một bức tranh tổng thể về nguy cơ rửa tiền xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tới là rất cao. Để đẩy lùi nguy cơ này, cần phải có một hệ thống giải pháp thích hợp dựa trên chiến lƣợc phát triển dịch vụ ngân hàng và dự báo tình hình rửa tiền ở Việt Nam.

3.1.2. Định hƣớng phòng, chống rửa tiền qua hệ thống NHTM Việt Nam

Việt Nam trở thành thành viên thứ 33 của APG, Chính phủ Việt Nam cam kết thi hành theo đúng các điều khoản phòng, chống rửa tiền, đặc biệt là phải thực thi 40 khuyến nghị của FATF. Điều này có nghĩa là Việt Nam vừa tuân thủ theo các quy định quốc tế vừa phải để cho FATF giám sát và theo dõi cơ chế chống rửa tiền một cách chặt chẽ và cũng nhƣ phải đƣợc các cơ quan độc lập khác đánh giá, xem xét. Nhƣ vậy, hoạt động phòng, chống rửa tiền hiện nay cần phải theo định hƣớng phát triển sau:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống rửa tiền theo tiêu chuẩn quốc tế. Có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tội phạm lợi dụng hệ thống tài chính, nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro của các định chế tài chính. Tăng cƣờng sự phát triển hệ thống tài chính Việt Nam và hội nhập toàn cầu.

- Phát triển một hệ thống giám sát các dòng vốn, cải thiện các báo cáo vƣợt ngƣỡng và các báo cáo giao dịch đáng ngờ, tăng cƣờng hợp tác và chia sẻ thơng tin giữa các cơ quan phịng, chống rửa tiền và nâng cao năng lực của các cơ quan điều tiết tài chính, lập pháp, hành pháp trong việc phát hiện, điều tra và chống tội phạm. - Ngăn chặn, chống tội phạm rửa tiền bằng cách tham gia hiệu quả hơn trong hợp tác quốc tế với mục tiêu xây dựng một mạng lƣới quốc tế phòng chống rửa tiền hiệu quả hơn, đặc biệt là trong mục tiêu chống rửa tiền xuyên quốc gia và các hoạt động tài trợ khủng bố.

- Tham gia các tổ chức quốc tế về chống rửa tiền một cách tích cực hơn, nhằm phát triển và cải thiện các khn khổ phịng, chống rửa tiền quốc tế.

3.2. Các nhóm giải pháp phịng, chống rửa tiền qua hệ thống NHTM Việt Nam

Qua nghiên cứu cho thấy, hoạt động rửa tiền qua ngân hàng của bọn tội phạm rất đa dạng, phức tạp, qua nhiều công đoạn. Vì vậy, vấn đề phịng, chống rửa tiền không chỉ là hoạt động riêng của bất kỳ ngân hàng nào mà là sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ngành, giữa NHNN và các NHTM, giữa các phòng ban trong nội bộ NHTM. Để cơng tác phịng, chống rửa tiền ở Việt Nam qua hoạt động ngân hàng một cách hiệu quả, cần chú ý một số giải pháp sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp đối với Nhà nƣớc

3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp

Để nâng cao toàn diện chất lƣợng cơng tác phịng, chống rửa tiền, hƣớng tới đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực này, một trong những nhiệm vụ cấp bách cần đƣợc triển khai ngay chính là việc hồn thiện khung pháp lý về phòng, chống rửa tiền. Khung pháp lý này cần tập trung vào một số lĩnh vực nhƣ:

- Triển khai các biện pháp ngăn chặn có hiệu lực

- Gia tăng hiệu lực của các báo cáo về giao dịch đáng ngờ - Tăng cƣờng công tác quản lý và giám sát.

Việt Nam đã ban hành Luật phòng, chống rửa tiền từng bƣớc đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập và tuân thủ các cam kết quốc tế. Từ đó nâng cao đƣợc uy tín của Việt Nam, tránh tâm lý e ngại cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nƣớc kinh doanh ở nƣớc ngồi.

Tuy nhiên cơng tác triển khai luật đến nay chƣa đạt hiệu quả vì chƣa có nghị định, thơng tƣ mới hƣớng dẫn. Do đó hoạt động phòng, chống rửa tiền vẫn đƣợc thực hiện dựa vào Nghị định 74 và thông tƣ 22 ban hành trƣớc đó. Với các quy định mang tính định tính nhƣ hiện nay nên việc giám sát, báo cáo các giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu rửa tiền trong hoạt động ngân hàng đang trở nên khó thực hiện, mỗi nơi thực hiện một kiểu. Vì vậy, để ngăn chặn hành vi rửa tiền, NHNN cần phối hợp với các bộ, ngành nhanh chóng trình nghị định hƣớng dẫn Luật phịng, chống rửa tiền để Chính phủ ban hành.

3.2.1.2. Hạn chế thanh tốn tiền mặt

Ở Việt Nam, thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong nền kinh tế. Tiền mặt vẫn là phƣơng tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cƣ. Việc sử dụng tiền mặt quá lớn trong thanh toán ở nƣớc ta hiện nay là điều kiện lý tƣởng của tội phạm rửa tiền. Vì vậy, vấn đề hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán là yêu cầu bức thiết đặt ra để hạn chế nạn rửa tiền. Khuyến khích sử dụng thanh tốn bằng tiền điện tử, mọi hoạt động tài chính của mỗi ngƣời sẽ đƣợc quản lý chặt chẽ và dễ dàng hơn. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, Nhà nƣớc cũng đã đƣa ra nhiều biện pháp để hạn chế lƣợng tiền mặt trong thanh toán nhƣng vẫn chƣa đem lại kết quả nhƣ mong đợi. Sau đây là một đề xuất đối với Chính phủ trong việc khuyến khích phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt:

- Bổ sung, hồn thiện khn khổ pháp lý và các cơ chế chính sách hạn chế thanh toán tiền mặt. Các cơ chế, chính sách thanh tốn không dùng tiền mặt phải đƣợc chỉnh sửa, thay thế cho đồng bộ, đầy đủ đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh tốn điện tử và thƣơng mại điện tử để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu ngƣời sử dụng.

- Nâng cao chất lƣợng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Xây dựng các phƣơng án miễn, giảm thuế nhập khẩu để giảm nhẹ gánh nặng đầu tƣ cho các đơn vị đầu tƣ trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh toán.

- Phát triển thanh toán điện tử với nhiều sản phẩm, dịch vụ mới đa dạng, an toàn, thuận tiện. Xây dựng các phƣơng án miễn giảm thuế giá trị gia tăng đối với các thanh toán qua ngân hàng, xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý đối với các giao dịch thanh toán liên ngân hàng. Trên cơ sở đó tác động tới tồn bộ cơ cấu tính phí của các tổ chức tín dụng nhằm tạo lập một mức phí hợp lý cho khách hàng, nhằm khuyến khích sử dụng các dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng, dần dần thay đổi thói quen thanh tốn tiền mặt trong dân cƣ.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hƣớng dẫn trong toàn xã hội. Đối với một số giao dịch có giá trị lớn nhƣ: chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, mua bán ô tô…Khi tiến hành đăng ký chuyển quyền sử dụng, sở hữu thì bắt buộc phải có chứng từ thanh tốn qua ngân hàng.

- Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ khác nhƣ đẩy mạnh hợp tác quốc tế để nhận đƣợc sự hỗ trợ, tƣ vấn kỹ thuật; tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan, ngành trong việc triển khai các giải pháp; tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng cán bộ, đặc biệt là cán bộ tham gia xây dựng chính sách, tăng cƣờng kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế.

3.2.1.3. Tăng cường công tác phòng, chống các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm tham nhũng phạm tham nhũng

Để cơng tác phịng, chống rửa tiền đạt hiệu quả thì việc phịng, chống các loại tội phạm nguồn nhƣ: ma túy, buôn lậu, trốn thuế… và đặc biệt là tham nhũng cần phải đƣợc quan tâm đúng mức. Sau đây là một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, qua đó đẩy lùi hoạt động rửa tiền:

- Thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc. Tăng cƣờng cải cách hành chính thơng qua việc đơn giản hóa, cơng khai hóa các thủ tục hành chính, áp dụng phƣơng thức quản lý theo cơ chế “một cửa”.

- Cần có những cơ chế kiểm sốt chặt chẽ nguồn thu nhập của cơng chức, nhất là đối với số cơng chức có vai trị lãnh đạo, quản lý. Quy định công chức phải kê khai tài sản, nhằm giúp các cơ quan chức năng kiểm sốt đƣợc tài sản của cán bộ, cơng chức. Trong trƣờng hợp xảy ra tham nhũng, nếu công chức không chứng minh đƣợc nguồn gốc tài sản của mình thì đó là tài sản do tham nhũng mà có.

- Coi trọng cơng tác giáo dục nhận thức, đạo đức liêm chính cho mọi ngƣời dân, nhất là đội ngũ cán bộ công chức. Đƣa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy trong các trƣờng học để giáo dục ngay từ nhỏ về đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, cách ứng xử văn minh, lịch thiệp đối với thế hệ trẻ; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tham nhũng cũng nhƣ hậu quả, tác hại của nó đến mọi ngƣời dân để ngƣời dân nhận diện đƣợc các hành vi tham nhũng, có thái độ lên án và tinh thần kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Ban hành các văn bản quy định cụ thể về đạo đức của cán bộ công chức đặc biệt là những viên chức cao cấp trong từng ngành, từng lĩnh vực, qua đó nâng cao hiệu quả của cơng tác phịng, chống tham nhũng.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu cho hoạt động phòng, chống tham nhũng: Những cán bộ phòng, chống tham nhũng phải tinh thông nghiệp vụ, có phƣơng pháp, cách thức tổ chức phù hợp; thƣờng xuyên học tập, trao đổi, tích lũy kinh

nghiệm. Đặc biệt, cán bộ phòng, chống tham nhũng phải có bản lĩnh vững vàng, dám đƣơng đầu với những thế lực bao che cho tham nhũng; phải kiên nhẫn, đừng để mất tinh thần sớm. Đảm bảo mức thu nhập cao cho cán bộ, cơng chức để hạn chế tình trạng tham nhũng.

- Sử dụng sức mạnh của ngƣời dân, các tổ chức xã hội trong việc phát hiện, tố giác các hành vi tham nhũng. Cơng tác phịng, chống tội phạm chỉ thành cơng khi có sự tham gia đông đảo của quần chúng bởi quần chúng luôn là các nguồn thông tin vô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)