Các phương thức, thủ đoạn rửa tiền chủ yếu qua hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 51)

2.2. Thực trạng phòng, chống rửa tiền ở các NHTM Việt Nam

2.2.1.3. Các phương thức, thủ đoạn rửa tiền chủ yếu qua hệ thống ngân hàng

gần đây

Theo Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, bọn tội phạm rửa tiền đã lạm dụng hệ thống ngân hàng Việt Nam để tiến hành rửa tiền thông qua các phƣơng thức sau:

- Phương thức thứ nhất: bọn tội phạm tiến hành chia nhỏ tiền và chuyển dần ra nước ngoài, qua mặt hệ thống kiểm soát của các ngân hàng và các định chế tài chính. Đã từng có hiện tƣợng rửa tiền bằng cách thuê ngƣời khác đứng tên chủ tài

khoản, sau đó chủ sở hữu bàn giao mã số pin để ngƣời thuê thực hiện việc chuyển tiền vào tài khoản trong nƣớc và rút ngoại tệ tại nƣớc ngồi. Trƣớc đây, có nhóm tội phạm quốc tế thuê một số ngƣời Việt Nam mở 12 thẻ debit của các ngân hàng trong nƣớc. Các chủ thẻ nhận ít thù lao rồi giao thẻ cho ngƣời đặt hàng. Sau đó, nhóm tội phạm này sang Campuchia (quốc gia không quản lý ngoại hối) để rút tiền mặt. Hằng ngày, tiền đƣợc chuyển vào cả 12 tài khoản ở Việt Nam và rút sạch từ Campuchia.

- Phương thức thứ hai: một số đối tượng nước ngoài dùng các chứng từ giả để mở tài khoản tại các NHTM Việt Nam để nhận các khoản tiền có giá trị lớn được chuyển từ nước ngồi về. Khi có tiền chuyển về, các chủ tài khoản này thực hiện

giao dịch rút tiền ra khỏi tài khoản, một thời gian sau NHTM nhận đƣợc thơng báo từ nƣớc ngồi gửi về đề nghị thu lại số tiền đã rút với lý do giao dịch bị giả mạo.

Tuy nhiên, khi liên hệ với chủ tài khoản thì khơng liên lạc đƣợc vì các dữ liệu liên quan cũng đều là giả mạo. Công an Hà Nội đã bắt giữ một trƣờng hợp sử dụng hộ chiếu giả mở tài khoản để rút tiền tại các ngân hàng Việt Nam. Đó là tên Musasa Paul- quốc tịch Dămbia, nhập cảnh vào Việt Nam ngày 07/08/2005, có tất cả 9 hộ chiếu khác nhau và đã mở 4 tài khoản cá nhân tại các ngân hàng ở Hà Nội, trong đó đã thực hiện rút tiền trót lọt tại Ngân hàng Ngoại thƣơng số tiền 35.000 Euro và 13.200 USD.

- Phương thức thứ ba: các đối tượng thông qua ngân hàng để thực hiện lừa đảo tín dụng. Bọn tội phạm thƣờng giả danh các tập đoàn hay các khách hàng nƣớc ngoài

đến các ngân hàng đề nghị cho ngân hàng vay khoản tiền lớn với lãi suất ƣu đãi hơn lãi suất thị trƣờng nhiều lần, thời gian vay dài hạn nhƣng yêu cầu “lại quả” trƣớc cho chúng một khoản tiền tƣơng đƣơng 5-10%. Với hình thức này, bọn tội phạm thông qua ngân hàng để biến những đồng tiền bất hợp pháp thành tiền hợp pháp. Nguyên thống đốc NHNN Việt Nam, ông Lê Đức Thúy cho hay đã từng biết và xử lý một vài vụ khi đối tác nƣớc ngoài vào Việt Nam với ý định lừa đảo. Năm 1998, một nhân vật ngƣời Đức vào Ngân hàng Nông nghiệp xin mở tài khoản và nói rằng nếu cho mở tài khoản thì trong một tuần sẽ chuyển vào 100 triệu USD cho vay trong 30 năm với lãi suất ƣu đãi 2%/năm. Có những cán bộ cũng đã phấn khởi theo đuổi việc này, kể cả lãnh đạo. Nhƣng sau khi tìm hiểu mới biết đây là hành vi lợi dụng việc mở tài khoản để lừa đảo. Nhân vật này không mở đƣợc tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp đã đến xin mở tài khoản tại Deutsch Bank ở Việt Nam. Khi mở tài khoản rồi khơng có tiền nhƣng đến xin vay trƣớc 5.000 USD và nói rằng cho vay thì vài hơm nữa sẽ chuyển vào Việt Nam vài triệu USD. Ngân hàng này lập tức đóng ngay tài khoản này lại. Đặc biệt có một số trƣờng hợp đề nghị cho các ngân hàng vay 20 tỷ USD trong 20 năm với lãi suất ƣu đãi và sau 10 năm cũng xóa ln khoản nợ chỉ với điều kiện có 5% “lại quả”. Khơng ít các ngân hàng cũng nhận đƣợc những lời chào mời có tính chất lừa đảo qua thƣ tín dụng (L/C). Bọn tội phạm có thể dùng L/C đã có xác nhận để đi lừa đảo trên thị trƣờng quốc tế và ngân hàng sẽ phải là ngƣời thanh toán cuối cùng.

- Phương thức thứ tư: các cơng ty tại nước ngồi dùng tiền bất hợp pháp phân chia lịng vịng để xóa dấu vết, sau đó dùng số tiền này để mua cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Sau một thời gian chuyển lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này ra nước ngoài.

- Phương thức thứ năm: rửa tiền thông qua nghiệp vụ chuyển tiền của NHTM.

Việt Nam hiện có hơn 4 triệu kiều bào đang sinh sống ở trên 100 quốc gia. Hằng năm, số kiều bào này chuyển về nƣớc một lƣợng lớn ngoại tệ trợ cấp thân nhân trong nƣớc và đầu tƣ kinh doanh. Lƣợng kiều hối đổ về nƣớc tăng đều qua các năm và ngày càng trở thành nguồn lực đáng kể cho nền kinh tế. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt Nam là một trong 10 nƣớc nhận chuyển tiền lớn nhất thế giới trong năm 2012.

Biểu đồ 2.1: Danh sách 10 quốc gia nhận chuyển tiền lớn nhất thế giới năm 2012

Nguồn: World Bank (2013), Migration and Development Brief 20 Theo số liệu báo cáo, lƣợng kiều hối năm 2012 của Việt Nam đạt 10 tỷ đô la, đứng thứ hai Đông Nam Á và đứng thứ 9 thế giới. Phần lớn lƣợng kiều hối này đƣợc gửi về nƣớc thông qua hệ thống ngân hàng do các dịch vụ ngân hàng đƣợc cải tiến. Điều này trái ngƣợc hoàn toàn với những năm trƣớc khi đa phần kiều hối đƣợc

giao dịch ở chợ đen. Bên cạnh những mặt tích cực của kiều hối nhƣ hỗ trợ cán cân thanh tốn, làm gia tăng đầu tƣ trong nƣớc, đóng góp xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống ngƣời lao động…thì nó cũng có những mặt trái nhƣ: bọn tội phạm lợi dụng chính sách kiểm sốt kiều hối nới lỏng của nhà nƣớc, để chuyển tiền về Việt Nam phục vụ các hoạt động phạm pháp, cũng nhƣ là thực hiện các hoạt động rửa tiền.

- Phương thức thứ sáu: thông qua việc mở tài khoản tiền gửi tại các NHTM để phục vụ việc giao dịch chứng khoán. Hiện nay ở Việt Nam, các ngân hàng đều thực hiện

mở tài khoản chứng khoán cho nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, nguồn gốc của tiền đƣợc dùng để chơi chứng khoán chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Việc rửa tiền qua chứng khoán là việc rất dễ dàng do đặc thù của chứng khốn là mọi ngƣời đều có quyền mua đi bán lại cổ phiếu và tái đầu tƣ trong khi giá cổ phiếu lại lên xuống thất thƣờng. Do đó khơng thể kiểm soát nổi tài sản của ngƣời chơi chứng khoán, đặc biệt trong bối cảnh hệ thống kiểm soát rửa tiền qua hệ thống ngân hàng còn khá sơ khai.

Bảng 2.2: Số lƣợng báo cáo giao dịch đáng ngờ thống kê theo phƣơng thức rửa tiền

Phƣơng thức rửa tiền 2009 2010 2011 2012

Phƣơng thức thứ nhất 7 21 22 16 Phƣơng thức thứ hai 18 34 35 21 Phƣơng thức thứ ba 11 32 38 19 Phƣơng thức thứ tƣ 3 38 29 11 Phƣơng thức thứ năm 48 166 156 80 Phƣơng thức thứ sáu 6 35 24 18 Tổng cộng 93 326 304 165

Theo bảng tổng hợp trên, trong tổng số 888 báo cáo giao dịch đáng ngờ mà Cục phòng, chống rửa tiền nhận đƣợc từ năm 2009 đến năm 2012, thì có đến 450 báo cáo giao dịch đáng ngờ đƣợc thực hiện thông qua nghiệp vụ chuyển tiền giữa các ngân hàng, chiếm 50.68% số lƣợng báo cáo các giao dịch đáng ngờ. Điều đó cho thấy hoạt động rửa tiền đƣợc phát hiện chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng. Hiện nay, ở Việt Nam ngân hàng vẫn là cửa ngõ chính của hoạt động rửa tiền, việc phát hiện và xử lý hành vi rửa tiền chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)