Các trường hợp nghi ngờ rửa tiền đã phát hiện trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 46)

2.2. Thực trạng phòng, chống rửa tiền ở các NHTM Việt Nam

2.2.1.1. Các trường hợp nghi ngờ rửa tiền đã phát hiện trong thời gian qua

Theo Cục phòng, chống rửa tiền thuộc NHNN, ở Việt Nam khó có thể thống kê chính xác thời điểm hành vi rửa tiền xuất hiện, nhƣng có những dấu hiệu cho thấy các nhóm tội phạm quốc tế đã nhắm đến Việt Nam để thực hiện hành vi rửa tiền. Cho đến nay, Việt Nam chƣa có vụ án rửa tiền nào bị khởi tố điều tra mà hành vi rửa tiền chỉ bị phanh phui, xử lý nhƣ một trong tổng thể các hành vi phạm tội của một vụ án. Bởi hoạt động rửa tiền diễn ra hết sức tinh vi, đa dạng, bọn tội phạm sử dụng các hoạt động nghiệp vụ kinh tế nhƣ tài chính, kế tốn, ngân hàng nên rất khó bị phát hiện.

Lực lƣợng cảnh sát quốc tế Interpol cũng đƣa ra cảnh báo trong những năm qua, đã xuất hiện một số vụ rửa tiền thơng qua việc chuyển tiền có nguồn gốc bất hợp pháp từ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt, một số đối tƣợng, băng nhóm tội phạm ngƣời gốc Phi vào Việt Nam sử dụng giấy tờ giả mở tài khoản tại các NHTM để đồng bọn ở nƣớc ngồi chuyển tiền vào, sau đó rút hết tiền trong các tài khoản này. Từ tháng 4/2004 đến tháng 7/2006, các cơ quan chức năng đã phát hiện James Edmund Corbett (công dân Australia, tạm trú tại phƣờng Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM) có dấu hiệu bất thƣờng nghi vấn là rửa tiền. James E.Corbett đã mở tài khoản vãng lai USD tại một số ngân hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh, thơng qua các tài khoản này, đã nhận hơn 3,2 triệu USD từ nƣớc ngoài chuyển vào Việt Nam, sau đó lần lƣợt chuyển cho một số cơng ty ở Việt Nam và ở nƣớc ngoài.

Điển hình là vụ rửa tiền xuyên quốc gia đã đƣợc Công an Đà Nẵng phát hiện vào tháng 10/2008, bắt đƣợc thủ phạm là Baggio Carlitos Linska, quốc tịch Mozambique khi đến chi nhánh một NHTM tại Đà Nẵng mở cùng lúc 2 tài khoản. Ngay sau khi mở đƣợc tài khoản, lập tức có hơn 4,1 tỷ đồng đƣợc chuyển vào. Điều đáng nghi ngờ là đối tƣợng này tức tốc làm thủ tục để rút tiền. Nhận thấy giao dịch bất thƣờng, cơ quan điều tra đã vào cuộc và xác minh số tiền trên là khoản tiền bọn tội phạm đánh cắp từ một tài khoản nƣớc ngồi. Sau đó chuyển vào Việt Nam qua hai chi nhánh NHTM tại Đà Nẵng và Bà Rịa – Vũng Tàu. Công an Đà Nẵng đã tiến hành tạm giữ Linska và Massamba Lendebe Vis (quốc tịch Mozambique). Đáng tiếc là Niaty Lokasso Djamba (quốc tịch Congo), ngƣời đã mở tài khoản và đƣợc chuyển số tiền hơn 3,34 tỷ đồng tại Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhanh chân tẩu thốt. Ngồi ra trong một số vụ án khác, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phát hiện hành vi rửa tiền hoặc có dấu hiệu rửa tiền. Điển hình là vụ việt kiều Lê Thị Phƣơng Mai đầu tƣ tiền từ hoạt động ma túy vào các dự án của công ty Viet – Can Resorts & Plannation Inc. Theo hồ sơ của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Lê Thị Phƣơng Mai là nhân vật đã đứng ra tổ chức một tập đoàn tội phạm quốc tế lớn tại Bắc Mỹ, hoạt động theo quy trình khép kín từ sản xuất, tiêu thụ ma túy đến rửa tiền.

Đầu năm 2004, trƣớc khi bị FBI bắt khoảng 3 tháng, Mai cùng một số ngƣời khác dƣới danh nghĩa ngƣời của Công ty Viet – Can Resorts & Plannation Inc, đã về Việt Nam tìm “cơ hội đầu tƣ”. Mai đã xin phép đầu tƣ 25 triệu USD vào dự án khu nghĩ mát và căn hộ cho thuê tại Dốc Lết, Ninh Hòa, Khánh Hòa. Cùng lúc, Công ty Viet – Can Resorts & Plannation Inc cũng lập một website trên mạng internet để quảng bá dự án du lịch cùng một dự án khác ở tỉnh Lâm Đồng. Tháng 2/2004, UBND tỉnh Khánh Hịa có văn bản đồng ý về mặt chủ trƣơng cho phép đầu tƣ khu nghỉ mát và căn hộ cho thuê với diện tích khoảng 70 ha tại Dốc Lết. Dự án chƣa kịp hồn thành thủ tục thì Mai bị bắt giữ.

Hoặc nhƣ vụ Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam nhận đƣợc email từ một số doanh nhân Nigeria yêu cầu mở tài khoản 28 triệu USD, hứa hẹn sẽ chi lại 15% tổng số tiền… Trong thời gian gần đây, lực lƣợng công an Việt Nam đã phối hợp với Cục Phòng, chống rửa tiền đã phát hiện nhiều giao dịch nghi vấn liên quan đến hoạt động này.

Các chuyên gia của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và quản lý chức vụ (Bộ công an) cũng cho rằng, việc rửa tiền qua chứng khoán là việc rất dễ dàng, do đặc thù của chứng khốn là mọi ngƣời đều có quyền mua đi bán lại cổ phiếu và tái đầu tƣ trong khi giá cổ phiếu lại lên xuống thất thƣờng. Rửa tiền qua đánh bạc chính là phƣơng pháp rửa tiền nhanh nhất, nhƣ trong một số vụ án thời gian qua đã bị phanh phui. Trƣớc đây, Công an Việt Nam phối hợp với phía Canada điều tra trùm cá độ bóng đá Ngơ Tiến Dũng có dấu hiệu mang hàng chục triệu USD từ nƣớc ngoài về “rửa tiền” ở Việt Nam. Ngô Tiến Dũng đƣợc xác định là ngƣời cầm đầu đƣờng dây cá độ bóng đá cực lớn, với số tiền luân chuyển 1- 2 triệu USD mỗi đêm. Vụ việc này cho thấy, mánh khóe của tội phạm rửa tiền là dùng “tiền bẩn” mở tài khoản ở ngân hàng, sau đó chúng sẽ dùng số tiền đó rót vào những trận cá độ bóng đá trên mạng. Nếu thắng, tiền thƣởng sẽ đƣợc thanh toán vào một tài khoản hợp pháp khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)