2.2 Khả năng đáp ứng yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước
2.2.2.2 Những khó khăn
Theo đánh giá chung, các ngân hàng Việt Nam sẽ gặp khơng ít khó khăn và thách thức khi dự thảo Hiệp ước Basel II được chính thức thơng qua, quản trị RRTD tại Navibank nhằm đáp ứng yêu cầu của Hiệp ước này cũng có một số trở ngại như sau:
Khách quan
Quản trị RRTD theo Basel II chưa phổ biến tại Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Nam Việt nói riêng
Khái niệm quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế tương đối mới mẻ tại Việt Nam. Các NHTM Việt Nam từ trước đến nay kinh doanh đều đã có những biện pháp phịng ngừa, hạn chế các rủi ro, nhưng việc rủi ro được đặt trong sự quản lý, quản trị thì chỉ mới xuất hiện một cách chính thống trong vài năm gần đây. Đó là điều có thể lí giải một phần lý do tại sao Hiệp ước Basel II về vấn đề quản trị rủi ro, trong đó tập
trung vào RRTD lại chưa được áp dụng chính thức tại bất cứ một NHTM Việt Nam nào.
Một lý do khác nữa là Hiệp ước Basel II mới chỉ chính thức có hiệu lực từ tháng 01/2007,và bản thân Hiệp ước khi được đưa ra cũng không đặt ra mục tiêu áp dụng cho tất cả các ngân hàng trên thế giới mà chỉ tập trung vào các ngân hàng ở các nước thuộc khối G10. Đồng thời, Navibank cũng chỉ là một ngân hàng TMCP quy mô nhỏ nên việc áp dụng Hiệp ước Basel vào việc quản trị ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Hệ thống thơng tin phục vụ hoạt động tín dụng cịn thiếu, chưa đồng bộ
Thơng tin tín dụng là một trong những nhân tố quan trọng được đề cập đến trong hiệp ước Basel II. Thơng tin tín dụng giúp ngân hàng nhận biết, phân tích, đo lường RRTD. Tại Navibank cũng như các NHTM khác, thông tin tín dụng được cung cấp bởi Trung tâm thơng tin tín dụng (Credit Information Center- CIC) của NHNN [5]. Tuy nhiên, hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) còn chưa đạt yêu cầu: dù được thành lập từ năm 1992 và đã có nhiều cải tiến trong hoạt động những năm gần đây nhưng đến nay CIC vẫn chưa đáp ứng tốt những nhu cầu của các NHTM, thơng tin cung cấp cịn nghèo nàn về số lượng cả chất lượng. Hoạt động của trung tâm cịn khá thụ động, thường chỉ cung cấp thơng tin về những trường hợp được các NHTM yêu cầu. Độ tin cậy của hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cịn thấp gây khó khăn cho việc quyết định tín dụng của các ngân hàng.
Hầu hết các doanh nghiệp đều chưa được XHTD
Một trong những yêu cầu của Hiệp ước Basel II trong việc sử dụng các phương pháp tính tốn RRTD , cụ thể là theo phương pháp chuẩn hóa (Standardized) là địi hỏi phải sử dụng hệ số tín nhiệm đáng tin cậy của một cơng ty xếp hạng có uy tín như Moody’s, S&P (Standard and Poor)...
Khách hàng doanh nghiệp của Navibank, hầu hết đều không được xếp hạng theo hệ số tín nhiệm. Điều này dẫn tới bất lợi cho Navibank vì tất cả các khoản vay khách hàng không được xếp hạng sẽ bị áp dụng mức độ rủi ro là 100%. Thêm vào đó, việc Basel II cho rằng những cơng ty khơng xếp hạng ít rủi ro hơn những công
ty được xếp hạng là khơng hồn tồn chính xác.
Khi đó, điểm xếp hạng sẽ do những công ty này cung cấp sẽ khơng chính xác do thơng tin về doanh nghiệp chưa đầy đủ và như vậy sẽ bất lợi cho doanh nghiệp. Mặt khác, trong phương pháp đánh giá rủi ro hoạt động cũng còn nhiều vấn đề như phương pháp ngân hàng tự đánh giá quá phức tạp, phương pháp chuẩn hóa với các chỉ tiêu cơ bản khơng gắn chặt với rủi ro, đem cộng gộp RRTD với rủi ro hoạt động.
Chủ quan
Quy mô ngân hàng tương đối nhỏ, hoạt động kinh doanh cịn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao nên còn nhiều bất cập cho việc hồn thiện cơng tác quản trị RRTD toàn hệ thống theo chuẩn mực của Hiệp ước Basel.
Một trong các tiêu chí cần đạt tới khi ứng dụng các “trụ cột” của Hiệp ước Basel II vào công tác quản trị RRTD là phải triển khai được một cách toàn diện trên toàn bộ hệ thống hoạt động của tổ chức Tài chính- Ngân hàng có quy mơ lớn nhằm hạn chế, giảm thiểu rủi ro xảy ra do tính chất phức tạp, giá trị lớn của các thương vụ. Tuy nhiên, Navibank chỉ là một ngân hàng TMCP nhỏ, chính đặc điểm này lại tạo ra khó khăn cho việc hồn thiện cơng tác quản trị RRTD trên toàn hệ thống một cách đồng bộ, thống nhất, và đòi hỏi ngân hàng phải dành thời gian cũng như tốn một mức chi phí đáng kể để thực hiện.
Nguồn lực còn hạn chế
Thực tế, trong giai đoạn hiện nay Navibank đang cùng lúc thực hiện rất nhiều chương trình cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động ngân hàng như: Đề án tự tái cấu trúc lại ngân hàng, Chương trình trở thành ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp nhất Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và cùng với mỗi chương trình này lại có vơ số cơng việc cần phải thực hiện để hoàn thành tốt các mục tiêu của các chương trình. Trong đó, quản trị rủi ro, dù rất quan trọng, cũng chỉ là một phần nội dung trong các nhiệm vụ mà Navibank cần thực hiện để cải tổ triệt để các tồn tại, bất cập trong hoạt động của ngân hàng này. Do vậy, với nguồn lực tài chính và con người có hạn và sự dàn trải của các nhiệm vụ sẽ có thể dẫn đến tình trạng việc hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro, trong đó có quản trị RRTD sẽ khơng hội đủ
các nguồn lực cần có, hoặc khơng thể thực hiện được một cách xát xao, triệt để như mục tiêu đề ra.
Trình độ quản trị rủi ro của cán bộ ngân hàng chưa đạt tiêu chuẩn
Trên thực tế, mặc dù có một đội ngũ lao động có trình độ cao, giỏi nghiệp vụ giúp hạn chế rủi ro xảy ra trong các hoạt động tác nghiệp nhưng xét riêng về hoạt động quản trị rủi ro thì đây lại là một lĩnh vực tương đối mới mẻ đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Navibank nói riêng, nên khơng tránh khỏi tình trạng khơng có các cán bộ được đào tạo chun mơn chính thức về nghiệp vụ quản trị rủi ro ngân hàng, am hiểu công tác quản trị rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế. Điều này gây khó khăn cho cơng tác quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị RRTD do yêu cầu của các chuẩn mực Hiệp ước Basel II tương đối khắt khe, đòi hỏi các cán bộ tham gia quản trị rủi ro nắm vững cơ sở lý luận cũng như các kiến thức căn bản nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ. Vì lý do này, trong một số tình huống Navibank cịn phải đầu tư th chun gia tư vấn quản trị rủi ro nước ngồi với chi phí rất tốn kém. Đây thực sự là một trở ngại lớn cho ngân hàng trong q trình hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro, trong đó đầu tiên và quan trọng nhất là quản trị RRTD, đáp ứng các yêu cầu, chuẩn mực của Hiệp ước Basel II.