Những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP nam việt theo chuẩn mực của hiệp ước basel (Trang 68 - 70)

2.3 Tình hình rủi ro tín dụng và thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng

2.3.3.2 Những tồn tại và hạn chế

 Quy định về vốn an toàn tối thiểu

 Trên tất cả các báo cáo về tình hình tài chính và cả hoạt động kinh doanh cũng như trong công tác quản trị RRTD, Navibank đều chưa thể hiện được sự quan tâm

đến các chỉ số về an toàn sử dụng vốn của Hiệp ước Basel. Đồng thời, đối với cấp quản trị, quản lý vẫn còn xa lạ với các chuẩn mực của Hiệp ước Basel cũng như việc áp dụng những chuẩn mực này vào việc quản trị RRTD là một việc còn chưa quan tâm tới. Vì là một ngân hàng TMCP với quy mơ nhỏ, hoạt động kinh doanh cịn nhiều khó khăn và phải cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng khác, trong khi đó chi phí cho việc áp dụng các chuẩn mực của quốc tế lại cao nên vẫn chưa chú trọng đến các chuẩn mực này trong công tác quản trị RRTD. Vì thế, Navibank vẫn chưa thực sự quan tâm đến các chuẩn mực an toàn về vốn của Hiệp ước Basel cũng như áp dụng nó vào quản trị RRTD trong tình hình hiện nay nhưng sẽ là dự án trong tương lai để hướng tới các chuẩn mực quốc tế.

 Tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong tổng dư nợ ở mức cao

Mặc dù đã cố gắng kiểm soát, kiềm hãm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn xuống thấp trong năm 2012 so với năm 2011, nhưng đây là những con số được cơng bố cịn thực tế tỷ lệ này ở mức nào thì khơng thể nói trước được là tốt hay xấu hoặc cao hay thấp. Với sự yếu kém và tha hóa về đạo đức trong đội ngũ cán bộ ngân hàng đã làm cho tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn về hàng hóa, động sản tăng cao thể hiện là lợi nhuận trong năm 2012 chỉ đạt khoảng 3 tỷ đồng. Đây quả thực là một con số đáng báo động cho lợi nhuận của một tổ chức tài chính kinh doanh tiền tệ. Trong những năm gần đây, tình hình tín dụng nhận TSBĐ là động sản tăng cao, các dư nợ từ động sản, hàng hóa lên đến hàng trăm tỷ đồng. Nhưng chưa lường trước được những rủi ro sẽ xảy ra, đồng thời cũng không chú trọng đến công tác quản lý, kho bãi lưu giữ đã gây ra tình trạng thất thốt, khó xử lý khi nợ q hạn, nợ xấu xảy ra.

 Xây dựng hệ thống

 Hệ thống XHTD

Chưa xây dựng được hệ thống XHTD đáp ứng các chuẩn mực của Hiệp Basel II. Vì thế, việc phân tích, đánh giá rủi ro từ phía khách hàng cịn nhiều bất cập. Nhân viên tín dụng Navibank cịn gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá tài chính của khách hàng vay. Việc đánh giá nhầm, đánh giá khơng chính xác tình hình tài chính khách hàng vẫn cịn xảy ra tại nhiều chi nhánh. Cịn có tình trạng một khách hàng

vay vốn tại nhiều NHTM nhưng khơng có sự kiểm tra, đánh giá về mức độ rủi ro. Qua đó có thể thấy, vẫn còn nhiều “lỗ hổng” trong công tác thẩm định tư cách người vay, thẩm định TSBĐ của Navibank tại Sở giao dịch và các chi nhánh.

 Hệ thống quản lý TSBĐ

Một TCTD có thể giảm RRTD bằng nhận cầm cố, thế chấp khi cho vay tuy nhiên việc xác định giá trị của các TSBĐ cũng như việc phát mại chúng khi khách hàng vỡ nợ không phải là điều đơn giản. Để làm được điều này mỗi ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một hệ thống quản lý TSBĐ. Hệ thống này sẽ đưa ra căn cứ để xác định xác suất mất vốn do vỡ nợ; đồng thời cũng cho phép áp dụng các nghiệp vụ bù trừ giá trị TSBĐ hay nghiệp vụ chiết khấu giá trị TSBĐ trong trường hợp xảy ra vỡ nợ.

Mặc dù đã ý thức được tầm quan trọng của TSBĐ trong việc giảm thiểu rủi ro khoản cho vay và đã có những chuyển biến tích cực về cơ cấu dư nợ có TSBĐ như đã đề cập ở trên, song tại Navibank vẫn chưa có một hệ thống quản lý TSBĐ. Hệ thống này nhằm đảm bảo khả năng kiểm sốt tồn bộ TSBĐ, đảm bảo rằng sẽ không xảy ra rủi ro pháp lý đối với hồ sơ cũng như khả năng linh hoạt trong việc đánh giá giá trị hiện thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP nam việt theo chuẩn mực của hiệp ước basel (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)