Đối với Nhà nước và các Ban, Ngành có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP nam việt theo chuẩn mực của hiệp ước basel (Trang 88 - 89)

3.2 Các giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín

3.2.3.1 Đối với Nhà nước và các Ban, Ngành có liên quan

Nhằm hạn chế RRTD và tạo sân chơi lành mạnh cho các TCTD nói chung và NHTM nói riêng, Nhà nước cần có một hệ thống pháp lý đầy đủ, chặt chẽ và phù hợp với xu hướng hội nhập tồn cầu. Hình thành đồng bộ khn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ, ngân hàng. Cụ thể là:

 Hệ thống lại các văn bản pháp luật chồng chéo, thiếu đồng bộ để kịp thời sửa chữa, bồ sung nhằm tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động ổn định và hiệu quả, tránh gây cản trở, khó khăn và vướng mắc về pháp lý trong hoạt động và quá trình xử lý tài sản.

 Phân tích và nắm bắt kịp thời các biến động và xu hướng phát triển của thế giới tác động đến Việt Nam để có thể nhanh chóng chỉ thị, hướng dẫn các TCTD trong nước kịp thời ứng phó tránh thế bị động gây ra thiệt hại lớn.

 Phổ biến và nâng cao tầm quan trọng của việc tìm hiểu và áp dụng các chuẩn mực quốc tế phù hợp với xu hướng hội nhập tài chính tồn cầu đối với các NHTM.

 Chính phủ cần hồn thiện quy trình xử lý TSBĐ, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ để các ngân hàng nhanh chóng thu hồi nợ. Đây là một trong những nội dung rất cần thiết để giúp các NHTM có thể giải quyết tình trạng nợ xấu để từng bước đáp ứng các yêu cầu của Hiệp ước Basel II về an toàn vốn tối thiểu, tăng khả năng quản trị RRTD.

 Nhà nước cần phải có chính sách thơng tin minh bạch và có cơ sở chắc chắn, đáng tin cậy đối với cả NHTM và các doanh nghiệp. Điều này bắt buộc phải công khai các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính và quan trọng hơn hết là các chỉ số liên quan đến nợ xấu, nợ quá hạn một cách chính xác thơng qua các Cơng ty Kiểm tốn đáng tin cậy để có thể nắm bắt kịp thời khả năng tài chính của NHTM và doanh nghiệp nhằm có hướng xử lý kịp thời.

 Đẩy mạnh hoạt động của Công ty mua bán và xử lý nợ tồn đọng của Bộ tài chính nhằm hỗ trợ NHTM tháo gỡ khó khăn trong việc xử lý những khoản nợ tồn đọng gây ách tắc trong việc sử dụng vốn của NHTM.

 Tăng cường sự hợp tác, sử dụng thơng tin CIC từ NHNN: NHNN cần phải có những biện pháp khuyến khích cũng như quy định bắt buộc các ngân hàng hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời cho trung tâm CIC. Tuy nhiên, về phía trung tâm cũng phải không ngừng nâng cao chất lượng và độ tin cậy của thông tin do trung tâm cung cấp. Ngồi ra, cũng cần có những quy định rõ ràng về việc cung cấp, sử dụng thông tin, người cung cấp thông tin sai lệch sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và có quy định khen thưởng đối với các TCTD chấp hành tốt quy chế hoạt động thơng tin tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP nam việt theo chuẩn mực của hiệp ước basel (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)