của Hiệp ước Basel
3.1.1 Định hướng của Nhà nước
Trước xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, nhận thức được tầm quan trọng trong việc hoàn thiện và phát huy nội lực cũng như sự cần thiết của việc nâng cao năng lực quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, chủ trương của Nhà nước đối với mục tiêu nâng cao năng lực quản trị RRTD là từng bước hoàn thiện hoạt động này trên cơ sở hướng tới các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro, trong đó đặc biệt nhấn mạnh là Hiệp ước Basel II. Chủ trương trên tạo tiền đề cho các NHTM Việt Nam đảm bảo tăng trưởng tín dụng an tồn, hiệu quả và bền vững, góp phần tăng trưởng kinh tế, phù hợp với thơng lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu của Uỷ ban Basel (Basel II) về quản trị rủi ro trong hoạt động Ngân hàng. Chủ trương trên cũng được thể hiện trong việc NHNN ban hành một số văn bản liên quan đến công tác quản trị RRTD nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, như:
Quyết định 783/2005/QĐ- NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc NHNN sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay của NHTM đối với khách hàng. Các nội dung được sửa đổi quy định theo hướng trao nhiều quyền phán quyết, hoặc tạo cơ sở Pháp lý cho TCTD chủ động thực hiện theo đặc thù kinh doanh- Ví dụ: việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ là do NHTM tự xem xét, quyết định trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Quyết định số 457/2005/QĐ- NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của NHTM.
Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý RRTD trong hoạt động Ngân hàng của NHTM.
Chỉ thị số 02/2005/CT- NHNN ngày 20/4/2005 yêu cầu các NHTM tuân thủ đúng các quy định về cho vay, bảo lãnh, cho th tài chính, bao thanh tốn và bảo đảm tiền vay, bảo đảm tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, đảm bảo chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, kiểm tra, kiểm sốt nội bộ.
Ngồi ra, thơng qua NHNN, định hướng hồn thiện quản trị RRTD theo quan điểm của Nhà nước được xác định như sau [7]:
Một là, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cần được xem là một biện pháp then chốt để phát triển thị trường tiền tệ, tín dụng một cách bền vững theo định hướng phát triển hệ thống tài chính tiền tệ của Đảng và Nhà nước.
Hai là, vấn đề về phòng ngừa và hạn chế RRTD cần được nhận thức và xử lý trên cơ sở toàn diện, nhất quán và đồng bộ.
Ba là, trong xu thế hội nhập quốc tế nhanh chóng và sâu sắc về hoạt động tiền tệ, tín dụng, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ở Việt Nam cần được thực hiện tiếp cận với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế thông qua ứng dụng các chuẩn mực Hiệp ước Basel II; đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc các cơng nghệ , thiết chế và kinh nghiệm quốc tế phù hợp vào công tác này.
3.1.2 Định hướng của các Ngân hàng TMCP ở Việt Nam
Theo đánh giá chung về công tác quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng trong khu vực, so sánh với một số nước điển hình như Malaysia, Singapore, Hàn quốc, và các ngân hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế thì các NHTM Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của công tác quản trị rủi ro.
Trước nhu cầu cấp thiết của việc nâng cao năng lực quản trị RRTD đáp ứng các chuẩn mực quốc tế mà điển hình là Hiệp ước Basel II trong bối cảnh hội nhập, để quy trình quản trị RRTD đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả thực sự , chủ trương của các NHTM Việt Nam là từng bước hồn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng mình theo các yêu cầu của Basel II và hướng tới các tiêu chí như sau:
Xây dựng được chiến lược quản trị RRTD phù hợp với yêu cầu của ngân hàng mình.
Phải thiết lập một cơ cấu tổ chức quản trị RRTD và đào tạo cán bộ vận hành; đặc biệt phải có những chuyên gia giỏi về quản trị rủi ro, vì việc xếp loại tín dụng bao giờ cũng phải thực hiện song song bằng máy tính và phương pháp chuyên gia để đưa ra kết luận cuối cùng chuẩn xác nhất.
Phải có một hệ thống máy móc thiết bị tin học và truyền thơng thích hợp. Phải xây dựng được các bài toán xếp loại, chấm điểm tín dụng phù hợp với cơ cấu khách hàng hiện tại và dự kiến tương lai của mình; từ đó xây dựng các phần mềm xếp loại và chấm điểm tín dụng phù hợp với các đối tượng xếp loại khác nhau như đã đề cập.
Phải có một hệ thống TTTD hiệu quả trong nội bộ để tự thu thập thông tin và nối mạng với hệ thống TTTD chung.
Đây chính là những căn cứ cơ bản định hướng cho các NHTM Việt Nam trong q trình hồn thiện cơng tác quản trị RRTD đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của chuẩn mực Basel II cũng như yêu cầu cấp thiết của thực tiễn hoạt động và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình hội nhập với thế giới. Tiêu chí hành động của các NHTM Việt Nam là: “An toàn- Hiệu quả- Phát triển bền vững- Hội nhập quốc tế” [7].
3.1.3 Định hướng của Ngân hàng TMCP Nam Việt
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh và có tác động trực tiếp đến sự thành bại của hoạt động cấp tín dụng, Navibank ln dành sự quan tâm và chi phí đầu tư để hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro hướng đến các chuẩn mực quốc tế. Không dừng lại ở cấp quản trị mà tất cả các cấp lãnh đạo đến nhân viên đều sẽ được trang bị các kiến thức về RRTD để có thể nhận diện, kiểm soát và hạn chế RRTD ở mức mà Navibank có thể chấp nhận được. Navibank đang dày công xây dựng các chiến lược quản trị rủi ro dựa trên những định hướng sáng suốt và có tính chất quyết định đến thành cơng, đó là:
Khơng ngừng nâng cao nguồn lực con người. Quản lý rủi ro là một công việc liên quan đến nhiều lĩnh vực chun mơn nghiệp vụ nên địi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia giỏi về nhiều mặt. Theo đó Navibank sẽ cử cán bộ của mình
tham gia các chương trình đào tạo về quản trị rủi ro trong và ngoài nước, tham dự các khoá đào tạo và trao đổi kinh nghiệm thực tế với các ngân hàng nước ngoài. Đồng thời, ngân hàng cũng sẵn sàng mời các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro làm tư vấn cho ngân hàng.
Liên tục nâng cấp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, cơng nghệ thơng tin. Từ đó có thể cung cấp kịp thời chính xác các thơng tin theo u cầu cũng như phần mềm hỗ trợ cho việc tính tốn, đo lường, phân tích...
Tăng cường hơn nữa việc phối hợp giữa Phòng Quản lý rủi ro với các phòng ban đặc biệt là với các bộ phận tác nghiệp trực tiếp tạo ra rủi ro bởi công tác quản trị rủi ro muốn thành công phải dựa vào sự tuân thủ quy chế phối hợp.