Tình hình tín dụng nói chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP nam việt theo chuẩn mực của hiệp ước basel (Trang 50 - 53)

2.3 Tình hình rủi ro tín dụng và thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng

2.3.1.1 Tình hình tín dụng nói chung

Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng và tổng TSC Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 2012 Dư nợ 9.959 10.766 12.915 12.886 Tổng TSC 18.689 20.016 22.496 21.585 %Dư nợ năm n/n+1 - 8,1 19,96 (0,22)

Biểu đồ 2.1: Dư nợ và tổng TSC

Tín dụng ln được đánh giá là mảng hoạt động nghiệp vụ quan trọng nhất và mang lại tỷ trọng thu nhập cao nhất cho Navibank. Hoạt động tín dụng chiếm tới hơn 50% trong tổng danh mục TSC.

Trong những năm gần đây, nhằm thực hiện đẩy mạnh phát triển tín dụng tồn hệ thống, quy mơ hoạt động tín dụng của Navibank khơng ngừng được mở rộng, thể hiện ở mức tăng trưởng đều đặn về Tổng dư nợ cho vay trên tổng TS có.

Qua biểu đồ 2.1 ta thấy, từ năm 2009 đến năm 2012, mức dư nợ tín dụng liên tục tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm.

 Năm 2009: Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng trên đã tạo đà cho tăng trưởng tín dụng “nóng” trở lại trong năm 2009. Tổng dư nợ của Navibank cuối năm 2009 đạt 9.957 tỷ đồng, tăng đến 81,92% so với năm 2008 (cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng bình quân của tồn ngành là 38%). Dư nợ tín dụng tăng mạnh một phần từ chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp trong gói kích cầu của Chính phủ.

 Bước sang năm 2010, dư nợ tín dụng của tồn Ngân hàng đạt 10.766 tỷ đồng, tăng 807 tỷ đồng (8,10%) so với năm 2009 và chỉ đạt 63,33% kế hoạch năm 2010. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Navibank thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng tồn ngành (29,81%) và so với các năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do huy động vốn trong năm gặp nhiều khó khăn, cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng, áp lực tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng cùng chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà

0 5000 10000 15000 20000 25000 Tỷ VND 2009 2010 2011 2012 Dư nợ Tổng TSC

nước và nâng cao chuẩn an tồn hoạt động cũng gây áp lực khơng nhỏ lên giá và nhu cầu vốn của ngân hàng.

 Trong năm 2011, dư nợ tín dụng của tồn ngân hàng đạt 12.915 tỷ đồng, tăng 149 tỷ đồng (19,96%) so với năm 2010. Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế vĩ mơ của NHNN nhằm kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới mức 20%. Năm 2011, hoạt động tiền tệ được điều hành theo chiều hướng thắt chặt và thận trọng nhằm hỗ trợ cho mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mơ. Dưới tác động của chính sách này năm tài chính 2011 được ghi nhận với mức tăng trưởng GDP cả nước chỉ tăng 5,89% nhưng lạm phát cả năm vẫn duy trì ở mức cao trên 18%, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 13% (thấp nhất trong lịch sử ngành ngân hàng) nợ xấu của các ngân hàng tăng mạnh so với 2010 và đang duy trì ở mức 3,4% trên tổng dư nợ, khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống NHTM vẫn chưa được giải quyết triệt để,… Trong bối cảnh đó, bằng những bước đi cẩn trọng và linh hoạt, Navibank đã đặt mục tiêu phát triển bền vững và an toàn trong năm 2011 để tạo tiền đề cho những mục tiêu dài hạn tiếp theo. Trong tình hình kinh tế khủng hoảng và gặp nhiều khó khăn như vậy, nhưng Navibank quyết tâm thực hiện mục tiêu chiến lược trở thành NHTM bán lẻ chuẩn mực, hiện đại và hàng đầu Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2020 và cũng trong năm 2011 Navibank đã thành công trong việc nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.

 Năm 2012 là một năm sa sút nhiều mặt đối với ngành ngân hàng và Navibank cũng không ngoại lệ. Mở đầu bằng sự kiện ồn ào với phân nhóm giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Bốn nhóm ứng với các giới hạn khác nhau và quan trọng hơn hết đó như là kết quả xếp hạng mà các ngân hàng phải lo ngại. Cùng với khó khăn chung của tồn ngành ngân hàng với mức tăng trưởng tín dụng chỉ đạt dưới 5% thấp hơn nhiều so với dự kiến tăng trưởng tín dụng cả năm của NHNN là 15%- 17%, thì tốc độ tăng trưởng của Navibank đã giảm 0,22% so với năm 2011. Tổng dư nợ đạt 12.886 tỷ đồng giảm 29 tỷ đồng so với năm 2011 là 12.915 tỷ đồng. Năm 2012 cũng là một năm được kỳ vọng về sự đổi mới trong ngành ngân hàng với tiến trình tái cơ cấu.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2009 2010 2011 2012 Dài hạn Trung hạn Ngắn hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP nam việt theo chuẩn mực của hiệp ước basel (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)