Nhóm giải pháp về chiến lược, chính sách quản trị RRTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP nam việt theo chuẩn mực của hiệp ước basel (Trang 79 - 83)

3.2 Các giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín

3.2.1.1 Nhóm giải pháp về chiến lược, chính sách quản trị RRTD

Giải pháp đầu tiên mà Navibank cần áp dụng đối với công tác quản trị rủi ro ngân hàng mình chính là điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Hoạt động quản lý tín dụng phải bảo đảm các tỷ lệ an tồn, cơ cấu tín dụng phải phù hợp với chiến lược khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực, quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Navibank cần điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an tồn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Cụ thể là:

 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trước khi cho vay

 Tuân thủ theo đúng quy trình, tiêu chuẩn thẩm định mà Navibank đã ban hành. Tuyệt đối khơng vì cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau, chạy theo chỉ tiêu mà hạ thấp, bỏ bớt quy trình, tiêu chuẩn thẩm định tín dụng để đáp ứng theo yêu cầu

của khách hàng. Đây là một trong những nguyên nhân khởi đầu dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng và cả cho khách hàng.

 Thẩm định TSBĐ khoản vay: Tuyệt đối không được định giá tài sản cao hơn thực tế thị trường, lưu ý đến tính thanh khoản, khả năng bảo quản của từng loại tài sản (tài sản là nơng sản), sự hao mịn vơ hình (tài sản là hàng cơng nghệ, điện tử), hao mịn hữu hình khi doanh nghiệp đưa tài sản vào phục vụ sản xuất kinh doanh (phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị), tuân thủ đúng quy định về các tài sản thuộc diện không được nhận hoặc hạn chế nhận. Đối với những tài sản đảm bảo mà ngân hàng khơng có đủ điều kiện và khả năng thẩm định thì có thể mời các chun gia bên ngồi tiến hành đánh giá. Thực hiện tốt các điều kiện về TSBĐ giúp khi phải xử lý nợ sẽ thu được cả gốc, lãi và các chi phí khác có liên quan đến quá trình xử lý tài sản.

 Sớm nhận biết các dấu hiệu cảnh báo khoản vay có vấn đề

Việc đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xử lý những khoản vay có vấn đề chính là nhận biết vấn đề. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất. Các dấu hiệu cần lưu ý gồm:

 Khách hàng có số dư tài khoản giảm.

 Vay đáo hạn quá nhiều hoặc không theo kế hoạch.

 Các nhà cung cấp hiện tại, tương lai của khách hàng liên lạc với ngân hàng

để hỏi thăm những thơng tin về tín dụng của khách nợ.

 Không thực hiện những nghĩa vụ cá nhân, những cam kết đúng hạn.

 Thay đổi về quản lý, chủ sở hữu hoặc các nhân sự chủ chốt; các nhân sự chủ

chốt qua đời hoặc đau ốm, khơng có sự kế thừa trong ban lãnh đạo.

 Cơng tác báo cáo và kiểm sốt tài chính yếu kém. Khơng có bản báo cáo tài

chính đúng thời hạn.

 Vốn sở hữu thấp so với các khoản nợ vay.

 Báo cáo tài chính thể hiện các điểm: Doanh thu bán hàng giảm; Doanh thu

gộp và doanh thu ròng khác nhau quá lớn; Phần trăm chi phí tăng đột biến, mức lợi nhuận bị giảm sút; Doanh thu tăng, lợi nhuận giảm; Tăng đột biến lỗ

do nợ khó địi; Tổng tài sản tăng đột biến so với doanh thu, lợi nhuận; Có quá nhiều các khoản phải thu không thu hồi được.

 Điều chỉnh hệ thống chấm điểm cho phù hợp thực tế

Cần điều chỉnh các chỉ tiêu chấm điểm khách hàng cho phù hợp thực tế và có tính khả thi (xem phụ lục 2).

 Các chỉ tiêu phi tài chính như trình độ học vấn, năng lực điều hành của người lãnh đạo: Các tiêu chí này khi triển khai thực tế chuyên viên không thể lấy được thông tin cũng như chứng từ chứng minh cụ thể vì đó là những thơng tin khá tế nhị nên chuyên viên không dám hỏi hoặc yêu cầu khách hàng đưa bằng cấp ra chứng minh. Do đó, đối với các tiêu chí này các chun viên thường cho điểm tùy ý làm sai lệch kết quả chấm điểm khách hàng. Vì vậy, đối với các tiêu chí này khơng nên đưa vào thang điểm khi chấm điểm xếp hạng khách hàng mà chỉ là các thông tin phụ thêm.

 Các chỉ tiêu tài chính dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, đối với các báo cáo có độ tin cậy thấp như báo cáo nội bộ sẽ có tình trạng khách hàng khai báo số liệu đẹp, khơng phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó làm sai lệch kết quả xếp hạng khách hàng. Do đó, cần điều chỉnh thang điểm ứng với mỗi loại báo cáo khách hàng cung cấp theo hướng nếu báo cáo nội bộ thì tính điểm giảm trừ thật cao trong các chỉ tiêu tính tốn được dựa trên báo cáo này để tạo sự công bằng đối với khách hàng cung cấp báo cáo kiểm toán hoặc báo cáo thuế.

 Hiện tại Navibank chỉ thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng thành 3 cấp độ là AA, A và BB với cơng dụng chính là áp dụng mức lãi suất cho vay, nhưng đôi khi do nguồn vốn khan hiếm nên có nhiều thời điểm tồn bộ khách hàng vay buộc phải chấp thuận mức lãi suất cao nhất ứng với khách hàng BB nên việc xếp hạng không cịn ý nghĩa. Để đảm bảo hạn chế RRTD có thể tham khảo thêm cách chấm điểm và đánh giá đánh giá mức độ tổn thất ước tính tương ứng với từng mức độ rủi ro khác (xem phụ lục 2):

 Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt

 Ngân hàng phải quản lý được nguồn doanh thu của khách hàng. Trong hợp đồng tín dụng phải thỏa thuận được với khách hàng việc chuyển doanh thu và sử dụng các dịch vụ tại đơn vị cho vay qua đó vừa kiểm sốt được nguồn trả nợ, vừa tăng thêm phí dịch vụ thu được. Hạn chế tối đa việc giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi để khách hàng rút tiền tự do nhằm tránh cho khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích.

 Trong thời hạn khoản vay, cần phải theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, việc thực thi các phương án, kế hoạch trả nợ, rà soát bổ sung hồ sơ đảm bảo và đầy đủ. Mục đích nhằm giúp phát hiện kịp thời nhanh chóng những dấu hiệu cảnh báo sớm, những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp ngăn chặn, khắc phục, phòng ngừa.

 Thực hiện kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất sau cho vay nếu phát hiện có những dấu hiệu khơng bình thường.

 Đối với các hồ sơ vay bổ sung vốn luân chuyển phải trình tái xét cấp hạn mức đúng thời hạn (thường tái xét hạn mức sau mỗi năm) để có những quyết định kịp thời khi tình hình khách hàng xấu đi.

 Lãnh đạo phòng cũng nên tham gia vào việc theo dõi các khoản nợ sắp đến hạn để nhắc nhở chuyên viên quan hệ khách hàng đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ, tránh tình trạng phát sinh nợ quá hạn do không thông báo kịp. Trong trường hợp khách hàng xin cơ cấu lại nợ thì việc cơ cấu phải thực hiện trên cơ sở đánh giá đúng khả năng trả nợ, tránh việc cơ cấu chỉ để che giấu tạm thời nợ quá hạn.

 Tăng cường công tác xử lý RRTD

 Giai đoạn thu hồi và xử lý nợ cũng vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc rà soát lại hồ sơ, nhân viên ngân hàng cũng phải thường xuyên theo dõi việc trả nợ của khách hàng. Tiến độ trả nợ một phần đánh giá nên tiềm lực của khách hàng, cũng như thái độ cộng tác, nguy cơ rủi ro trong tương lai...Nếu việc trả nợ thường xuyên chậm và để quá hạn nhiều kỳ, ngoài việc theo dõi, tìm hiểu ngun nhân, đơn đốc

khách hàng trả nợ, nhân viên ngân hàng cần phải tiến hành rà soát hồ sơ, thẩm định lại khả năng trả nợ và chuyển qua xử lý nợ.

 Sau khi rà soát thẩm định lại khoản vay, khả năng trả nợ của khách hàng, nếu khoản vay vẫn cịn có khả năng thu hồi, bộ phận xử lý nợ hoạch định kế hoạch và biện pháp thu hồi; nếu các khoản vay có nguy cơ mất khả năng thu hồi nợ, bộ phận xử lý nợ sẽ chuẩn bị phương án xử lý nội bộ, sau đó chuyển hồ sơ sang các cơ quan hữu quan có thẩm quyền thụ lý.

 Phải lập lộ trình thu hồi nợ cụ thể trên cở sở đánh giá khả năng trả nợ thực tế khách hàng. Lộ trình này sẽ được theo dõi hàng tháng và cập nhật để đảm bảo việc thu hồi nợ được thực hiện theo đúng kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP nam việt theo chuẩn mực của hiệp ước basel (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)