KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI CÁC NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ có vấn đề tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 28)

5 .Kết cấu luận văn

1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI CÁC NHTM

NƢỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nợ có vấn đề của Vietinbank

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, hệ thống ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam có sự chuyển mình và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý các khoản nợ có vấn đề cũng ngày một nâng cao. Ở cấp quản lý vĩ mô, từ việc chỉ quan tâm đến các khoản nợ đã quá hạn, nợ tồn đọng, NHNN đã bắt đầu yêu cầu các tổ chức tín dụng phải phân loại nợ theo mức độ rủi ro từ năm 2005, từ việc phân loại định lƣợng theo số ngày quá hạn đã tiến dần đến yêu cầu các TCTD phải thực hiện xếp hạng tín dụng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Sự thay đổi này là một bƣớc quan trọng để ngân hàng nâng cao khả năng phát hiện, phòng ngừa các khoản nợ xấu. Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tiễn, các biện pháp xử lý thu hồi nợ cũng đƣợc chú trọng và đa dạng hơn thay vì chỉ tập trung vào việc xử lý TSBĐ hoặc bù đắp bằng ngân sách. Tại các ngân hàng thƣơng mại lớn, cơng tác quản lý các khoản nợ có vấn đề đƣợc xây dựng thành quy trình cụ thể để áp dụng trong toàn hệ thống.

Vietinbank là một trong những ngân hàng thƣơng mại lớn nhất tại Việt Nam với tổng dƣ nợ cho vay đến cuối năm 2012 là 329,6 ngàn tỷ đồng, xếp thứ 3 sau Agribank và BIDV. Với tỷ lệ nợ xấu 1,46%, Vietinbank là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất năm 2012 (theo thống kê tình hình nợ xấu do các ngân hàng do công bố trong BCTC năm 2012, xem chi tiết tại phần 2.3.1). Đạt đƣợc kết quả này có sự đóng góp rất lớn của cơng tác quản lý các khoản nợ có vấn đề.

Tại Vietinbank, công tác quản lý các khoản nợ có vấn đề đƣợc quy định chi tiết tại tại Sổ tay tín dụng của ngân hàng. Trong đó, Vietinbank đã quy hƣớng dẫn chi tiết các dấu hiệu nhận biết khoản vay có vấn đề, các bƣớc thực hiện khi phát hiện khoản vay có vấn đề, các biện pháp xử lý và vai trò của từng cấp trong quản lý các khoản nợ có vấn đề.

1.3.1.1 Quy trình quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank

* Bƣớc 1: Phân loại nợ - Nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của nợ có vấn đề

Thực hiện nghiêm túc công tác phân loại nợ, kiểm tra khách hàng thƣờng xuyên để phát hiện nhanh chóng những dấu hiệu nợ có vấn đề.

* Bƣớc 2: Kiểm ra hồ sơ khoản nợ có vấn đề

Ngay khi phát hiện dấu hiệu khoản nợ có vấn đề, CBTD phải lập tức thực hiện kiểm tra hồ sơ khoản nợ để chắc chắn rằng:

- Hồ sơ khoản vay mà ngân hàng lƣu là cập nhật nhất, đầy đủ, nguyên vẹn và lƣu giữ đúng cách thức; khơng có điều gì trong hồ sơ có thể gây nguy hại cho ngân hàng.

- Tất cả giấy tờ liên quan đến TSBĐ là hồn chỉnh và đầy đủ tính pháp lý.

* Bƣớc 3: Định giá lại TSBĐ

Chi nhánh Vietinbank cho vay tiến hành định giá lại TSBĐ theo quy trình nhận cầm cố, thế chấp tài sản, quy trình nhận bảo đảm bằng ts hình thành từ vốn vay của Vietinbank. CBTD cũng phải xem xét khả năng bổ sung TSBĐ, trình lãnh đạo phịng nếu giá trị TSBĐ suy giảm.

* Bƣớc 4: Gặp gỡ, làm việc với khách hàng

Tuỳ trình độ, tính cách của khách hàng và năng lực của CBTD, Vietinbank có thể cử riêng CBTD hoặc lãnh đạo Phòng quan hệ khách hàng, Phịng/tổ QLRR/Quản lý nợ có vấn đề và CBTD, hoặc Giám đốc/Phó giám đốc và lãnh đạo phịng khách hàng, Phịng/tổ QLRR/quản lý nợ có vấn đề trực tiếp gặp gỡ thảo luận với khách hàng. Các u cầu:

- Phải có chƣơng trình làm việc cụ thể

- Nếu cần thiết cần có ít nhất 2 ngƣời (CBTD và lãnh đạo ngân hàng) tham gia làm việc và thẩm tra lại những gì bên vay nói.

- Khơng đƣợc làm việc một mình (khơng thơng báo, báo cáo cho lãnh đạo). - Khơng đƣợc chần chừ, thụ động, để tình cảm lấn át ý chí

Sau buổi làm việc CBTD lập báo cáo kết quả, đề xuất biện pháp xử lý trình lãnh đạo.

* Bƣớc 5: Xây dựng và phê duyệt phƣơng án xử lý nợ có vấn đề

Tuỳ khoản vay mà Phịng khách hàng chi nhánh hoặc Phịng Quản lý nợ có vấn đề/ Phòng Quản lý rủi ro sẽ xây dựng phƣơng án xử lý nợ có vấn đề trình ngƣời phê duyệt. Nội dung phƣơng án xử lý nợ phải có:

- Phân tích tình hình SXKD, tài chính của khách hàng; thực trạng khoản nợ, nguyên nhân phát sinh nợ có vấn đề; TSBĐ.

- Các biện pháp xử lý nợ và cách thức thực hiện; thời gian tiến độ thực hiện - Mức độ khắc phục, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, khả năng thu hồi nợ

* Bƣớc 6: Thực hiện phƣơng án xử lý nợ

Sau khi phƣơng án xử lý nợ đƣợc phê duyệt, cán bộ ngân hàng phải thực hiện các công việc sau:

- Cán bộ ngân hàng gặp gỡ khách hàng trao đổi, thống nhất về tiến độ thực hiện, số tiền trả nợ cụ thể. Trƣờng hợp hai bên không thể thống nhất, cán bộ ngân hàng cần báo cáo với Ngƣời có thẩm quyền để xem xét điều chỉnh hoặc thay đổi lại phƣơng án.

- Để hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch, CBTD cần tƣ vấn cho khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn nhất thời trong kinh doanh do cách điều hành, chiến lƣợc kinh doanh chƣa hợp lý, chậm thích nghi với sự thay đổi của thị trƣờng, mơ hình khơng cịn thích hợp.

- CBTD phải theo dõi tình hình SXKD, tài chính hàng tháng của khách hàng, đặc biệt lƣu ý về tình hình tồn kho, cơng nợ, doanh thu bán hàng.

1.3.1.2 Tổ chức nhân sự quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank:

Từ năm 2008, hoạt động quản lý rủi ro đƣợc Vietinbank nâng tầm với việc thành lập Khối Quản lý rủi ro tách riêng khỏi khối giao dịch trực tiếp và báo cáo lên Ban điều hành, gồm 5 phịng ban: Phịng rủi ro tín dụng và đầu tƣ; Phịng chế độ tín dụng và đầu tƣ; Phòng quản lý rủi ro thị trƣờng và tác nghiệp; Phịng quản lý nợ có vấn đề; Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ. Việc tách hoạt động quản trị rủi ro ra khỏi

hoạt động kinh doanh là một bƣớc quan trọng giúp nâng hiệu quả quản lý các khoản nợ của ngân hàng.

Các khoản nợ có vấn đề do các cán bộ tín dụng và lãnh đạo tại chi nhánh cho vay trực tiếp quản lý nhƣng sẽ chịu sự giám sát, hỗ trợ của Phịng quản lý nợ có vấn đề, Phịng Quản lý rủi ro tại Hội sở.

Phân công quản lý nợ có vấn đề:

- Phịng khách hàng:

+ Xây dựng phƣơng án xử lý nợ nhóm 2 trình Ngƣời có thẩm quyền phê duyệt;

+ Chuẩn bị hồ sơ, tờ trình đề nghị phê duyệt và trực tiếp thực hiện biện pháp xử lý nợ trong trƣờng hợp cho vay thêm; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; bổ sung TSBĐ của các nhóm nợ trình Ngƣời có thẩm quyền phê duyệt.

+ Phối hợp với Phịng Quản lý nợ có vấn đề thực hiện các biện pháp xử lý nợ: xử lý TSBĐ, đề nghị các cơ quan pháp luật hỗ trợ xử lý thu hồi nợ, khoanh nợ, chuyển nợ thành vốn góp, bán nợ, đề nghị Chính phủ hỗ trợ nguồn xử lý, XLRR, xố nợ, trình xét miễn giảm lãi gắn điều kiện thu nợ gốc....

- Phịng Quản lý rủi ro/Quản lý nợ có vấn đề:

+ Xây dựng phƣơng án xử lý nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5), nợ xử lý bằng dự phịng rủi ro, nợ Chính phủ xử lý trình Ngƣời có thẩm quyền phê duyệt.

+ Chuẩn bị hồ sơ, tờ trình (phối hợp với Phịng Khách hàng) đề nghị Ngƣời có thẩm quyền phê duyệt và làm đầu mối thực hiện các biện pháp xử lý nợ: xử lý TSBĐ, đề nghị các cơ quan pháp luật hỗ trợ xử lý thu hồi nợ, khoanh nợ, chuyển nợ thành vốn góp, bán nợ, đề nghị Chính phủ hỗ trợ nguồn xử lý, XLRR, xố nợ, trình xét miễn giảm lãi gắn điều kiện thu nợ gốc....

1.3.1.3 Một số biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả tại Vietinbank:

Trong giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế năm 1997, Vietinbank đã trải qua thời kỳ khủng hoảng với tỷ lệ nợ xấu cao ngất ngƣởng. Đây là ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc có số vốn nợ đọng lớn nhất liên quan đến các vụ án Epco - Minh Phụng, Tamexco và nhiều vụ án lớn khác, với tổng số nợ lên tới gần 9.000 tỷ đồng. Ngồi ra, do tình hình sản xuất kinh doanh trì trệ, số nợ có vấn đề tại các chi nhánh

đều ở mức báo động, có chi nhánh tỷ lệ nợ xấu lên đến trên 30%, tỷ lệ nợ có vấn đề lên trên 50%. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng tại Việt Nam còn non yếu, hành lang pháp lý cịn thiếu và yếu, Vietinbank đã có những biện pháp quyết liệt và nhiều sáng kiến trong xử lý nợ có vấn đề. Kết quả đến nay ngân hàng đã xử lý gần hết số nợ đọng của các vụ án kinh tế lớn (hiện còn khoảng 540 tỷ đồng) và đƣợc đánh giá là ngân hàng thành công nhất trong xử lý nợ đọng. Một số biện pháp mang tính đột phá giúp Vietinbank đạt đƣợc kết quả này là:

* "Lấy nợ nuôi nợ":

Ngân hàng không lấy việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ làm biện pháp đầu tiên khi phát hiện khoản nợ có vấn đề. Ngƣợc lại, cán bộ ngân hàng trƣớc tiên phải tìm cách tháo gỡ khó khăn để khôi phục khả năng trả nợ cho khách hàng. Trƣờng hợp cụ thể là khoản nợ vay của Nhà máy Bia Hƣơng Sen tại chi nhánh Vietinbank Thái Bình. Với dƣ nợ vay 87 tỷ đồng vào thời điểm năm 1999, đây là khách hàng lớn nhất tại chi nhánh. Nhà máy đƣợc đầu tƣ hiện đại nhƣng sản phẩm không tiêu thụ đƣợc, nợ gốc quá hạn, nợ lãi treo ngoại bảng ngày một lớn.

Trong tình huống này, nếu ngân hàng ngƣng cho vay thì cơng ty chắc chắn phải đóng cửa và ngân hàng phải phát mãi tài sản để thu nợ. Tuy nhiên, đánh giá đƣợc khả năng phục hồi của công ty, giám đốc chi nhánh thông qua các mối quan hệ với lãnh đạo tỉnh đã làm đầu mối và cùng công ty vào tận TP.HCM để làm việc với Tổng cơng ty bia Sài Gịn tìm đầu ra cho nhà máy Hƣơng Sen.

Sau khi cơng ty có hợp đồng đầu ra, Vietinbank Thái Bình bơm thêm tiền vốn lƣu động cho Bia Hƣơng Sen với hạn mức khoảng 25 tỷ đồng rồi cử cán bộ ngân hàng xuống làm kế toán tại doanh nghiệp để giám sát chặt dịng tiền ra vào của nhà máy.

Từ đó, Vietinbank đã giúp Cơng ty Hƣơng Sen không những trả hết nợ vay trung dài hạn cũ trong gần 5 năm mà còn tiếp tục mở rộng đầu tƣ thêm nhà máy mới, vƣơn lên thành Tập đoàn Hƣơng Sen chuyên kinh doanh nƣớc giải khát, mỗi năm đóng góp cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng tiền thuế.

Hƣớng xử lý kiện tụng phải tính đến khi khách hàng bất hợp tác nhƣng thƣờng đòi hỏi ngân hàng mất nhiều thời gian, nhân lực. Một trong những chiến thuật giúp Vietinbank xử lý nợ xấu nhanh chóng là đánh vào điểm yếu của khách hàng, biến bất lợi thành có lợi, giành thế chủ động trong đàm phán, để buộc họ phải hợp tác xử lý với ngân hàng. Điển hình là trƣờng hợp khoản nợ 90 tỷ đồng của 1 nhóm cơng ty nhập khẩu ơtơ tải Trung Quốc, khách hàng không hợp tác trong việc trả nợ. Sau khi xem lại tồn bộ hồ sơ và phân tích kỹ lƣỡng, giám đốc chi nhánh đã quyết định thông báo đến các chủ tài sản thế chấp về việc sẽ xử lý các căn nhà thế chấp để thu nợ. Các chủ tài sản đều là ngƣời nhà của các thành viên trong nhóm cơng ty này, do đó, quyết định của ngân hàng đã làm cuộc đấu tranh nội bộ trong nhóm khách hàng trở nên mạnh mẽ. Cuối cùng các doanh nghiệp này phải quay lại hợp tác với ngân hàng dƣới áp lực của chủ tài sản và để tránh rơi vào vòng lao lý. Kết quả là số nợ xấu của 3 công ty này đã đƣợc xử lý với tỷ lệ thu hồi gần 93%.

1.3.1.4 Bài học kinh nghiệm từ Vietinbank:

- Để đảm bảo chất lƣợng tín dụng, phịng ngừa phát sinh nợ có vấn đề, ngân hàng cần có sự tách bạch giữa hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý rủi ro.

- Việc thành lập một bộ phận chuyên trách quản lý nợ có vấn đề là cần thiết để xử lý các khoản nợ có vấn đề lớn, phức tạp và hỗ trợ cho các bộ phận kinh doanh trong xử lý nợ có vấn đề.

- Ngân hàng thƣơng mại cần có một quy trình quản lý nợ có vấn đề nội bộ để cơng tác này đƣợc thực hiện một cách khoa học, thống nhất, chuyên nghiệp.

- Quản lý và xử lý nợ có vấn đề là cơng tác khơng chỉ địi hỏi cán bộ ngân hàng có trình độ chun mơn mà cịn cần có sự nhạy bén, khéo léo, có quan hệ xã hội tốt.

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý nợ có vấn đề của Malaysia

1.3.2.1 Vai trị của nhà nƣớc trong quản lý nợ có vấn đề của NHTM

Khi nợ có vấn đề gia tăng xảy ra đồng loạt tại nhiều ngân hàng và dẫn đến nguy cơ sụp đổ của hệ thống ngân hàng quốc gia thì việc xử lý nợ địi hỏi phải có sự

can thiệp của chính phủ. Các chính sách của Chính phủ liên quan đến việc xử lý nợ xấu có thể đƣợc chia thành 3 loại:

(i) Nợ xấu đƣợc loại bỏ ra khỏi bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, và các ngân hàng đƣợc kỳ vọng là có thể tự giải quyết các khoản nợ này;

(ii) Nợ xấu đƣợc chuyển giao cho một định chế đặc biệt, khi các ngân hàng khơng thể tự mình giải quyết các khoản nợ xấu;

(iii) Nợ xấu đƣợc xóa bỏ hồn tồn;

Một trong những mơ hình xử lý nợ thành cơng là thành lập "ngân hàng tốt" - "ngân hàng xấu". Các khoản nợ xấu từ nhiều ngân hàng đƣợc chuyển về một ngân hàng xấu để quản lý, nợ tốt đƣợc chuyển tới một ngân hàng đã sáp nhập. Mơ hình "ngân hàng xấu" điển hình các công ty quản lý tài sản - Asset management companies (AMC). Các AMC là những định chế có trách nhiệm tiến hành các thủ

tục cần thiết để bán lại các khoản nợ này và chuyển chúng thành tài sản mới, sau khi kết thúc việc mua nợ tại các ngân hàng.

Nhiều quốc gia Châu Á và cả những nƣớc phát triển nhƣ Mỹ và các nƣớc Châu Mỹ đồng thời với việc thƣơng lƣợng với các doanh nghiệp nhằm mục tiêu tái cấu trúc lại các khoản nợ, đã lựa chọn việc thành lập các công ty quản lý tài sản nhƣ một “lối thoát” cho các ngân hàng trong việc xử lý một cách triệt để các khoản nợ xấu. Malaysia là một trƣờng hợp thành cơng điển hình trong việc xử lý nợ qua AMC.

Do những nguyên nhân nội tại của thị trƣờng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu ở Malaysia năm 1998 đã tăng hơn gấp đôi cuối năm 1996, đạt mức tƣơng đƣơng 8,5%. Điều này đã đặt hệ thống tài chính Malaysia rơi vào vị thế rủi ro khi nền kinh tế nƣớc này bƣớc vào chu kỳ đi xuống đồng thời phải chịu tác động từ sự sụp đổ của thị trƣờng bất động sản và thị trƣờng chứng khoán khi khủng hoảng tài chính Châu Á diễn ra vào năm 1997.

Trong tình huống này, Malaysia chủ động đặt ra các chính sách đối phó với khủng hoảng mà mục tiêu cuối cùng là tăng tính cạnh tranh của các ngân hàng thông qua việc tăng cƣờng các quy định thận trọng, đặc biệt chú trọng vào việc tái xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ có vấn đề tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)