Các giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ trong xử lý nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ có vấn đề tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 86 - 88)

5 .Kết cấu luận văn

3.2.7 Các giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ trong xử lý nợ có vấn đề

3.2.7.1 Đối với các khoản nợ có dấu hiệu rủi ro

- Cho vay thêm đối với khách hàng đang gặp vấn đề trong kinh doanh để khách hàng khắc phục khó khăn là biện pháp cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng vì rất có thể ngân hàng sẽ phải gánh chịu một rủi ro lớn hơn. Nguyên tắc cho vay là khơng cung cấp thêm vốn cho ngƣời vay đã có rắc rối, tổn thất đầu tiên là tổn thất ít nhất. Vì vậy, việc cho vay thêm chỉ là một ngoại lệ, chỉ nên thực hiện khi phƣơng án đầu tƣ đã hoàn thành đến 90% và phải chắc rằng khách hàng đã sử dụng hết tiền của mình.

- Ngân hàng phải tuân thủ nguyên tắc tỷ lệ nghịch giữa rủi ro và thu nhập. Giải quyết nợ có vấn đề địi hỏi nhiều thời gian, cơng sức nên cũng là hợp lý nếu ngân hàng kỳ vọng đƣợc bù đắp cho công sức và rủi ro gánh chịu thêm. Lƣu ý rằng, việc giảm lãi suất và dễ dãi cơ cấu nợ sẽ có thể khuyến khích ngƣời vay đem tiền vay đi đầu tƣ chỗ khác thay vì trả nợ cho ngân hàng

- Khi xem xét khoản nợ có vấn đề cần xác định những tài sản của ngƣời vay có thể quy ra tiền và làm tất cả những gì cần thiết để thu khoản tiền đó trƣớc khi chủ nợ khác kịp làm. Một sai lầm thƣờng mắc phải trong xử lý nợ là cho rằng ngƣời vay cần nhiều thời gian hơn để trả nợ, nghĩa là rắc rối của họ chỉ là tạm thời. Nếu đánh giá sai trong trƣờng hợp này và gia hạn nợ dòng tiền từ tài sản của doanh nghiệp sẽ tập trung trả cho các chủ nợ khác đang quyết liệt thu nợ và kết quả là ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro lớn hơn khi tài sản của doanh nghiệp khơng cịn.

- Việc yêu cầu bổ sung TSBĐ, quản lý tài sản của khách hàng có vấn đề cần đƣợc thực hiện quyết liệt. Ngân hàng cần xác định những tài sản nào của khách hàng có thể tạo ra đủ thu nhập hoặc có thể bán lấy đủ tiền mặt để trả nợ. Sau đó ngân hàng thực hiện một trong 2 phƣơng án: thƣơng lƣợng việc nhận những tài sản này làm bảo đảm tiền vay; hoặc theo đuổi mọi phƣơng tiện pháp lý khả dụng để bảo đảm rằng số tiền có đƣợc đó đến với ngân hàng trƣớc tiên, trƣớc khi chủ nợ khác kịp xiết nợ hoặc ngƣời vay chuyển tiền đi nơi khác. Tóm lại, nếu ngƣời vay không muốn tài sản thế chấp của mình chịu rủi ro để đổi lấy thời gian gia hạn của ngân hàng thì ngân hàng khơng có lý do gì để tiền vay của mình chịu rủi ro.

- Quy tắc vàng trong xử lý nợ có vấn đề là hành động sớm và quyết đốn. Việc chờ đợi mà khơng hành động gì thƣờng dẫn đến tình trạng xấu hơn do nguồn lực của ngƣời vay càng ngày càng vơi đi, khi mức độ nghiêm trọng của những vấn đề của ngƣời vay đƣợc các chủ nợ khác biết đến thì nguồn trả nợ sẽ bị phân tán. Nếu phát hiện và hành động sớm, ngân hàng cịn có thể thực hiện từng bƣớc để dịch chuyển nợ sang ngân hàng khác trƣớc khi họ nhận ra vấn đề của ngƣời vay.

- Ngân hàng luôn phải chuẩn bị một kế hoạch dự phòng để xử lý những biến cố xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch xử lý nợ. Kế hoạch dự phòng phải mang tính thực tiễn thay vì nặng về hình thức.

3.2.7.2 Đối với những khoản nợ xấu

Xử lý TSBĐ, khởi kiện đòi nợ là những biện pháp mà Saigonbank đang dùng để thu hồi những khoản nợ xấu từ khách hàng của mình. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp này đều đang diễn ra chậm chạp, khơng hiệu quả. Để giải quyết tình

trạng này về phía mình, trong q trình xử lý thu hồi nợ xấu, Saigonbank cần thực hiện các việc sau:

- Tăng cƣờng việc kiểm tra hồ sơ tín dụng của khoản nợ xấu: Hồ sơ những khoản nợ xấu thƣờng ẩn chứa những điểm bất nhất giữa nội dung duyệt vay và quá trình giải ngân, sử dụng vốn nên NVTD khơng đƣợc chủ quan, phỏng đốn khi kiểm tra. Qua đó, ngân hàng nắm đƣợc những điểm yếu của ngân hàng khi kiện tụng, xử lý TSBĐ để có phƣơng án gia cố hồ sơ trƣớc.

- Tăng cƣờng vai trò của tƣ vấn pháp lý để giúp việc xác định những thiếu xót của hồ sơ. Chuyên gia pháp lý có thể giúp ngân hàng đánh giá sát thực tế về những phƣơng án pháp lý khả thi, xác định chiến lƣợc pháp lý có lợi nhất. Bên cạnh việc thuê luật sƣ tƣ vấn dạng hợp tác nhƣ hiện nay, ngân hàng cần có cán bộ pháp lý thƣờng trực để hỗ trợ trong suốt quá trình kiện tụng, xử lý tài sản cũng nhƣ tƣ vấn cho việc xây dựng, thực hiện phƣơng án quản lý nợ có vấn đề.

- Phát huy tối đa tính tập thể, tinh thần hợp tác bên trong và bên ngoài ngân hàng trong quá trình xử lý nợ xấu: Thơng thƣờng những giải pháp thành công để xử lý nợ có vấn đề là kết quả của những nỗ lực tập thể. Ngoài nhiều nguồn lực bên trong nội bộ hệ thống Saigonbank, ngân hàng còn phải quan tâm đến những nguồn lực chuyên môn từ bên ngồi nhƣ các cơng ty kiểm tốn, cơng ty thẩm định; cơ quan thi hành án, trung tâm đấu giá; các nhà môi giới, chuyên gia tƣ vấn...

- Giữ gìn hình ảnh của ngân hàng trong quá trình xử lý nợ xấu: việc xử lý nợ xấu cần nhanh chóng và quyết liệt nhƣng ngân hàng phải lƣu ý khi thực hiện các biện pháp mạnh tay là khơng để ảnh hƣởng đến uy tín của ngân hàng đối với cộng đồng, xã hội. Điều này sẽ giúp Saigonbank tránh tình trạng nhƣ một số ngân hàng bị báo chí đƣa tin về việc siết nợ, thu nợ kiểu "xã hội đen". Khi có kế hoạch tịch thu tài sản siết nợ thì ngân hàng phải nắm rõ trách nhiệm pháp lý mà ngân hàng phải gánh khi trở thành chủ sở hữu tài sản đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ có vấn đề tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)