Xây dựng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, thành lập bộ phận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ có vấn đề tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 91 - 92)

5 .Kết cấu luận văn

3.2.10 Nâng cao vai trị quản lý rủi ro tín dụng, thực hiện quản lý rủi ro tín

3.2.10.1 Xây dựng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, thành lập bộ phận

phận quản lý rủi ro

Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn ngày càng cao đối với công tác quản lý rủi ro tín dụng và thực hiện theo khuyến cáo của Uỷ ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, Saigonbank nên tiến tới áp dụng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung.

Trƣớc mắt, Saigonbank nên lập bộ phận quản lý rủi ro tại hội sở. Bộ phận này sẽ thực hiện thƣờng xuyên việc phân loại, đánh giá mức độ của từng loại rủi ro; phân tích nguyên nhân, hậu quả của rủi ro tín dụng, đề xuất biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Việc thành lập bộ phận quản lý rủi ro sẽ giúp Saigonbank thực hiện đầy đủ, chuyên nghiệp hơn các yêu cầu của quản lý rủi ro, đồng thời đảm bảo đƣợc một nguyên tắc rất quan trọng giúp quản lý rủi ro hiệu quả đó là sự độc lập của bộ phận quản lý rủi ro đối với các bộ phận kinh doanh.

Về lâu dài, để thực hiện đầy đủ mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, Saigonbank cần thực hiện chuyển đổi cơ cấu tổ chức nhƣ sau:

- Tại Hội sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng.

- Tại chi nhánh: Tiến hành tách các bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị…), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng…) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…).

Chức năng của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức mới nhƣ sau:

- Bộ phận quan hệ khách hàng sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển và chăm sóc khách hàng.

- Bộ phận phân tích tín dụng: kiểm tra thông tin, thu thập các thông tin bổ sung, thực hiện phân tích, đánh giá hồ sơ vay và đề xuất phê duyệt. Kết quả phê duyệt đƣợc chuyển cho bộ phận quan hệ khách hàng để thực hiện các khâu tiếp theo trong quy trình tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ có vấn đề tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)