Đo lường CCTCPS theo IFRS 09

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 30)

1.2. Kế toán CCTCPS

1.2.2.3. Đo lường CCTCPS theo IFRS 09

Theo Đoạn 5.1.1, IFRS 09, lúc ghi nhận ban đầu, doanh nghiệp sẽ đo lường Tài sản tài chính và Nợ phải trả tài chính theo giá trị hợp lý. Tuy nhiên nếu giá trị hợp lý của Tài sản tài chính hoặc Nợ phải trả tài chính lúc khác với giá giao dịch, doanh nghiệp phải áp dụng hướng dẫn tại Đoạn B5.1.2A.

Theo Đoạn 5.2.1 và 5.3.1, IFRS 09, sau khi ghi nhận ban đầu, doanh nghiệp sẽ đo lường Tài sản tài chính và Nợ phải trả tài chính theo giá trị hợp lý hoặc theo nguyên giá phân bổ, theo quy định của Đoạn 4.1.1–4.1.5 và Đoạn 4.2.1–4.2.2 về phân loại

CCTC.

Như vậy, theo các quy định trên, CCTC PS sẽ được ghi nhận ban đầu và sau đó theo giá trị hợp lý của nó, với chênh lệch giá trị hợp lý được ghi nhận vào kết quả kinh doanh.

1.2.2.4. Kế tốn phịng ngừa rủi ro theo IAS 39

Các điểm chính của kế tốn phịng ngừa rủi ro (nguyên tắc kế tốn cơng cụ phái sinh sử dụng cho mục đích phịng ngừa rủi ro, bao gồm phịng ngừa rủi ro giá trị hợp lý và phòng ngừa rủi ro luồng tiền) được quy định tại đoạn 71-102, IAS 39, bao gồm:

− Các thuật ngữ về phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý, phòng ngừa rủi ro luồng tiền;

− Các quy định về các công cụ phái sinh được sử dụng làm cơng cụ phịng ngừa rủi ro và các khoản mục được phòng ngừa rủi ro;

− Các điều kiện cần và đủ để được phép thực hiện kế tốn phịng ngừa rủi ro trên thực tế: (i) Quy định rõ ràng bằng văn bản về loại phòng ngừa rủi ro, cơng cụ phịng ngừa rủi ro, khoản mục được phịng ngừa rủi ro và bản chất của rủi ro cần phòng ngừa, (ii) Hiệu quả phòng ngừa rủi ro được đo lường một cách đáng tin cậy, cao và được đánh giá ngay từ đầu cũng như mỗi khi lập Báo cáo tài chính;

− Ngun tắc kế tốn đối với từng loại phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý và phòng ngừa rủi ro luồng tiền;

− Quy định về chấm dứt kế tốn phịng ngừa rủi ro.

1.2.2.5. Trình bày và thuyết minh CCTC PS theo IAS 32 và IFRS 07 1.2.2.5.1. Trình bày CCTC PS theo IAS 32 1.2.2.5.1. Trình bày CCTC PS theo IAS 32

IAS 32 quy định các nguyên tắc cơ bản về trình bày CCTC PS như sau:

− CCTC do chính tổ chức phát hành khi trình bày trên BCĐKT cần tuân thủ nguyên tắc tôn trọng nội dung hơn hình thức;

− Tài sản tài chính và Nợ phải trả tài chính chỉ được bù trừ cho nhau và ghi giá trị ròng trên Bảng cân đối kế tốn, khi và chỉ khi doanh nghiệp có quyền pháp lý bù trừ hoặc có ý định thanh tốn trên cơ sở ròng do tài sản và nợ phải trả được thanh toán

cùng lúc.

1.2.2.5.2. Thuyết minh CCTC PS theo IFRS 07

IFRS 7 yêu cầu thuyết minh đủ thông tin về CCTC PS để người sử dụng Báo cáo tài chính đánh giá được: (i)Tầm quan trọng của CCTC PS đối với tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và (ii)Bản chất, quy mô rủi ro phát sinh từ CCTC PS tác động đến doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh và vào ngày lập báo cáo, cùng với cách thức quản trị rủi ro của doanh nghiệp; cụ thể:

− Thuyết minh bổ sung thông tin để làm rõ các khoản mục CCTC PS đã trình bày trên Bảng cân đối kế tốn;

− Thuyết minh thơng tin về thu nhập lãi/chi phí lãi của CCTC PS hiện có của doanh nghiệp và lãi/lỗ phát sinh từ CCTC PS đã thanh lý trong kỳ;

− Thuyết minh thơng tin (định tính và định lượng) về rủi ro có thể phát sinh từ CCTC PS, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường;

− Với mỗi loại phịng ngừa rủi ro, cần thuyết minh thơng tin mơ tả từng loại phịng ngừa rủi ro, CCTC PS được chỉ định là cơng cụ phịng ngừa rủi ro và bản chất của rủi ro cần được phòng ngừa.

1.2.3. Đặc điểm kế toán CCTC PS tại các doanh nghiệp

1.2.3.1. Đặc điểm CCTC PS tại các doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sử dụng CCTC PS sẽ mang lại

nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như phòng ngừa rủi ro, chủ

động nguồn ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu, kinh doanh trên cơ sở chênh lệch

tỷ giá và là công cụ bảo hiểm rủi ro ngoại hối. Khi sử dụng phối hợp nhiều CCTC PS với đối tác khác nhau, trên những thị trường khác nhau có thể tạo lợi nhuận trên cơ sở không phải đối mặt với các trạng thái mở hoặc các rủi ro tài chính. Như vậy, hai đặc

điểm chính của CCTC PS tại các doanh nghiệp là:

Sử dụng cho mục đích kinh doanh, thương mại

Kinh doanh trên cơ sở chênh lệch tỷ giá: doanh nghiệp có thể khai thác chiều

hướng biến động có lợi của tỷ giá để thu lợi nhuận. Một quyền chọn mua hay bán (kiểu Mỹ) có thể được thực hiện trước ngày đáo hạn nếu tỷ giá giao ngay trên thị trường cao hơn hay thấp hơn tỷ giá quyền chọn với dự báo rằng tỷ giá có xu hướng biến động

ngược chiều trong tương lai.

Sử dụng cho mục đích phịng ngừa rủi ro

Phịng ngừa rủi ro tài chính về tỷ giá, lãi suất và giá cả hàng hóa: các biến động

trên thị trường có thể làm cho một khoản lỗ thương mại trở thành một khoản lợi nhuận và một khoản lợi nhuận có thể trở thành một khoản lỗ. Do vậy, phòng ngừa rủi ro là biện pháp tốt nhất để bảo toàn thu nhập. Với mức chi phí chấp nhận được, các giao

dịch phái sinh sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá, lãi suất và giá cả hàng hóa.

Chủ động nguồn ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu: đối với các doanh

nghiệp có hoạt động nhập khẩu, các doanh nghiệp cần ngoại tệ để thanh tốn tiền hàng. Nếu khơng chuẩn bị trước nguồn ngoại tệ thì doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng thiếu hụt ngoại tệ hoặc khơng có ngoại tệ để thanh tốn, kết quả là không nhận được

mua ngoại tệ với tỷ giá cao. Những nguy cơ đó doanh nghiệp đều có thể tránh được

bằng cách sử dụng các giao dịch ngoại hối phái sinh để chủ động nguồn ngoại tệ, đảm bảo có ngoại tệ để thanh tốn tiền hàng nhập khẩu.

Tạo công cụ bảo hiểm rủi ro ngoại hối cho các hoạt động kinh doanh đặc thù:

các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho thị trường thế giới thông qua hoạt động đấu thầu sẽ có nguồn thu ngoại tệ nhưng khơng chắc chắn vì cịn phụ thuộc vào kết quả đấu thầu. Trong trường hợp này, một giao dịch quyền chọn bán ngoại tệ sẽ rất thích hợp để bảo toàn khoản lợi nhuận nếu doanh nghiệp trúng thầu cung cấp sản phẩm.

1.2.3.2. Những vấn đề kế toán CCTC PS tại các doanh nghiệp

CCTC PS được sử dụng với mục đích phịng ngừa rủi ro và mục đích thương mại. Khi kế tốn CCTC PS, doanh nghiệp phải căn cứ vào mục đích sử dụng CCTC PS để áp dụng phương pháp kế toán một cách phù hợp:

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng CCTC PS với mục đích thương mại, thì CCTC

PS được phân loại vào nhóm Tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý với chênh lệch giá trị hợp lý được ghi nhận vào kết quả kinh donha. Doanh nghiệp phải ghi nhận ngay các khoản lãi, lỗ phát sinh từ việc thay đổi giá trị hợp lý của tài sản phái sinh hoặc nợ phải trả phái sinh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng CCTC PS với mục đích phịng ngừa rủi ro thì

doanh nghiệp phải áp dụng kế tốn phịng ngừa rủi ro.

Khi kế tốn CCTC PS, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận riêng rẽ các khoản phải thu, phải trả liên quan đến CCTC PS và các khoản thanh toán liên quan đến hợp đồng gốc. Các khoản phải thu, phải trả phát sinh từ việc thanh tốn hợp đồng gốc khơng được tính vào giá trị hợp lý tài sản hoặc nợ phải trả phái sinh.

Việc phân loại CCTC PS sử dụng cho mục đích kinh doanh hoặc mục đích phịng ngừa rủi ro được thực hiện tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Doanh nghiệp phải kế

thời gian hiệu lực của CCTC PS trừ khi CCTC PS sử dụng cho mục đích phịng ngừa

rủi ro khơng cịn đáp ứng các điều kiện để áp dụng kế tốn phịng ngừa rủi ro theo quy

định.

1.3. Những kinh nghiệm vận dụng các chuẩn mực quốc tế để xây dựng kế toán

CCTC (PS) của các nước trên thế giới

Hiện nay, các IAS và IFRS đang ngày càng được chấp nhận rộng rãi vì hơn 100 nước trên thế giới đang áp dụng hoặc quyết định sẽ sử dụng các chuẩn mực này

(Bhattacharjee, 2009). Ngay cả Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) cũng đang cân nhắc

việc cho phép các công ty Mỹ lập Báo cáo tài chính theo quy định của IFRS.

EU đã yêu cầu các cơng ty niêm yết trên thì trường chứng khốn phải lập Báo cáo tài chính theo quy định của IFRS từ năm tài chính bắt đầu ngày 01 tháng 01 năm 2005. Từ những năm 1990, các công ty ở một số nước Châu Âu đã được phép sử dụng IAS

để thay tế các chuẩn mực kế toán trong nước (Soderstrom và Kevin, 2007). Một số

nước có thị trường vốn nổi bật như Úc, Hồng Kơng, và Nam Phi cũng quyết định áp dụng IFRS hoặc áp dụng một chế độ kế toán tương đương với IFRS. Hiện nay SEC

cũng đang lên kế hoạch áp dụng IFRS đối với các công ty muốn lập Báo cáo tài chính theo IFRS (Horton et at., 2008). Nhiều nước đã sử dụng IFRS để thay thế cho các

chuẩn mực trong nước và áp dụng cho một số hoặc tồn bộ các cơng ty. Trong khi đó, một số nước cân nhắc việc áp dụng nguyên văn các IFRS hoặc áp dụng với một số điều chỉnh cho phù hợp.

Các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng đã áp dụng IFRS hoặc có kế hoạch

chuyển đổi sang IFRS như: Singapore gần như áp dụng toàn bộ IFRS, Malaysia đã áp dụng cho các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, phần cịn lại dự tính áp dụng từ tháng 1 năm 2012, Philippines áp dụng IFRS có điều chỉnh cho phù hợp, Thái lan chuyển đổi sang IFRS giai đoạn 2011 và 2013, Campuchia áp dụng IFRS từ 2012, Indonesia có kế hoạch chuyển đổi sang IFRS từ 2012, Lào sẽ áp dụng IFRS nếu được chấp thuận bởi

Dựa vào những bài học kinh nghiệm của các nước, có thể rút ra một số vấn đề

liên quan đến việc vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán của

các quốc gia như sau:

1.3.1. Kinh nghiệm của các nước Châu Âu

Vào tháng 03/2002, Nghị viện châu Âu đã thông qua Nghị quyết yêu cầu tất cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của các quốc gia thành viên châu Âu áp dụng IFRS khi lập Báo cáo tài chính cho năm tài chính bắt đầu từ hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2005. Khoảng 7.000 công ty đã bị ảnh hưởng.

Việc áp dụng IFRS sẽ làm thay đổi đáng kể trong Báo cáo tài chính của các cơng ty châu Âu vì nhiều u cầu trong IFRS khác với các tiêu chuẩn trong nước của các nước châu Âu. Ngoài ra, việc áp dụng IFRS ở châu Âu phản ánh mục tiêu của EU là hội nhập thị trường vốn; đây là một bước cần thiết đối với sự hội tụ của Báo cáo tài

chính khơng chỉ trên khắp châu Âu, mà còn giữa châu Âu và phần còn lại của thế giới. Mặc dù độ Nghị quyết yêu cầu các công ty sử dụng IFRS, do IASB ban hành, một cơ quan tư nhân làm ra các chuẩn mực, Ủy ban châu Âu (EC) phải xác nhận các chuẩn mực này trước khi áp dụng.

Một trong những vấn đề gây tranh cãi khi áp dụng chuẩn mực quốc tế ở Châu Âu là việc áp dụng IAS 39 và IAS 32. Những quy định trong hai chuẩn mực này, nhất là IAS 39, có khả năng làm ảnh hưởng đáng kể đến các con số trên Báo cáo tài chính của các cơng ty có nhiều CCTC, đáng kể là các ngân hàng. Những tranh cãi liên quan đến IAS 39 cuối cùng cũng dẫn đến việc sửa đổi IAS 39 để áp dụng ở Châu Âu. Tuy nhiên,

những điểm sửa đổi này của IAS 39, hoặc là các chuẩn mực khác của IASB, làm suy yếu mục tiêu áp dụng một bộ chuẩn mực toàn cầu của EU.

Liên quan đến IAS 39, các tranh luận liên quan đến hai loại yêu cầu.

Yêu cầu thứ nhất liên quan đến việc sử dụng giá trị hợp lý như là một thuộc tính

đo lường. IAS 39 yêu cầu nhiều CCTC – nhất là CCTC PS – phải được ghi nhận theo

IAS 39 cũng bao gồm quyền chọn giá trị hợp lý, cho phép các công ty định rõ các CCTC không thể thay đổi được ghi nhận ban đầu là CCTC sẽ được đo lường theo

CCTC và những thay đổi trong giá trị hợp lý sẽ được ghi nhận là lãi hoặc lỗ.

Yêu cầu thứ hai gây tranh cãi liên quan đến các điều kiện để áp dụng kế tốn

phịng ngừa rủi ro – các điều kiện của IAS 39 rất đặc thù và không dễ dàng đáp ứng. Kế tốn phịng ngừa rủi ro nói chung sẽ dẫn đến kết quả là lãi (lỗ) trên các mục được

bảo hiểm và lỗ (lãi) trên các cơng cụ phịng ngừa rủi ro được chỉ định được ghi nhận trong lợi nhuận hoặc lỗ cùng lúc với kết quả các khoản lãi (lỗ) trên các mục được

phịng ngừa rủi ro. Do đó, kế tốn phịng ngừa rủi ro sẽ làm giảm tính khơng ổn định của các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh từ , ví dụ như, đo lường các CCTC PS theo giá trị hợp lý được dùng cho mục đích phịng ngừa rủi ro và đo lường các khoản mục được

phòng ngừa rủi ro theo giá trị phân bổ (amortized cost). Tuy nhiên, IAS 39 không cho phép dùng kế tốn phịng ngừa rủi ro cho nhiều CCTC có vẻ là cho mục đích phịng

ngừa rủi ro. Ví dụ như IAS 39 không cho phép kế tốn phịng ngừa rủi ro đối với rủi ro lãi suất của các khoản tiền ngân hàng trọng yếu, mặc dù các ngân hàng Châu Âu thường phòng ngừa các rủi ro này.

Đối với nhiều công ty ở Châu Âu, các điều kiện về giá trị hợp lý và kế tốn phịng

ngừa rủi ro trong IAS 39 rất khác biệt so với yêu cầu của các chuẩn mực trong nước. Thực tế là hầu hết các chuẩn mực kế tốn trong nước của Châu Âu khơng có chuẩn mực quy định cho Báo cáo tài chính đối với nhiều CCTC.

1.3.2. Kinh nghiệm của các nước Châu Á 1.3.2.1. Bangladesh 1.3.2.1. Bangladesh

Bangladesh bắt đầu áp dụng IAS và IFRS từ năm 1999. Trong số đó, các Chuẩn

mực có liên quan đến CCTC PS (IAS 32, IAS 39 và IFRS 7) được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Các chuẩn mực kế toán quốc tế này được áp dụng như Chuẩn mực kế toán của Bangladesh.

Trong quá trình áp dụng các Chuẩn mực này, Bangladesh, một nền kinh tế đang phát triển, đã có nhiều thuận lợi và khó khăn như sau:

Những thuận lợi khi áp dụng các chuẩn mực quốc tế

Việc vận dụng các chuẩn mực quốc tế có một số ảnh hưởng trực tiếp đối với các doanh nghiệp. Vấn đề đại diện giữa ban quản lý và các cổ đông giảm rất nhiều thông qua thông qua việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế vì tính minh bạch thơng tin được nâng cao, làm cho các nhà quản lý phải tập trung thực hiện quản lý cơng ty vì lợi ích của các cổ đơng nhiều hơn (Watts, 1997; Watts và Zimmerman, 1986). Tính minh bạch thông tin được nâng cao cũng nâng cao hiệu quả hợp đồng giữa các công ty và những người cho vay. Do áp dụng các chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thơng tin được nâng cao và việc ghi nhận kịp thời các khoản lỗ có thể làm tăng hiệu quả hợp đồng trên

thị trường nợ.

Yếu điểm của các nhà đầu tư nhỏ là vấn đề trở ngại đối với sự phát triển của thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)