Kinh nghiệm của các nước Châu Âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 35 - 36)

1.3. Những kinh nghiệm vận dụng các chuẩn mực quốc tế để xây dựng kế toán CCTC

1.3.1. Kinh nghiệm của các nước Châu Âu

Vào tháng 03/2002, Nghị viện châu Âu đã thông qua Nghị quyết yêu cầu tất cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của các quốc gia thành viên châu Âu áp dụng IFRS khi lập Báo cáo tài chính cho năm tài chính bắt đầu từ hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2005. Khoảng 7.000 công ty đã bị ảnh hưởng.

Việc áp dụng IFRS sẽ làm thay đổi đáng kể trong Báo cáo tài chính của các cơng ty châu Âu vì nhiều yêu cầu trong IFRS khác với các tiêu chuẩn trong nước của các nước châu Âu. Ngoài ra, việc áp dụng IFRS ở châu Âu phản ánh mục tiêu của EU là hội nhập thị trường vốn; đây là một bước cần thiết đối với sự hội tụ của Báo cáo tài

chính khơng chỉ trên khắp châu Âu, mà còn giữa châu Âu và phần còn lại của thế giới. Mặc dù độ Nghị quyết yêu cầu các công ty sử dụng IFRS, do IASB ban hành, một cơ quan tư nhân làm ra các chuẩn mực, Ủy ban châu Âu (EC) phải xác nhận các chuẩn mực này trước khi áp dụng.

Một trong những vấn đề gây tranh cãi khi áp dụng chuẩn mực quốc tế ở Châu Âu là việc áp dụng IAS 39 và IAS 32. Những quy định trong hai chuẩn mực này, nhất là IAS 39, có khả năng làm ảnh hưởng đáng kể đến các con số trên Báo cáo tài chính của các cơng ty có nhiều CCTC, đáng kể là các ngân hàng. Những tranh cãi liên quan đến IAS 39 cuối cùng cũng dẫn đến việc sửa đổi IAS 39 để áp dụng ở Châu Âu. Tuy nhiên,

những điểm sửa đổi này của IAS 39, hoặc là các chuẩn mực khác của IASB, làm suy yếu mục tiêu áp dụng một bộ chuẩn mực toàn cầu của EU.

Liên quan đến IAS 39, các tranh luận liên quan đến hai loại yêu cầu.

Yêu cầu thứ nhất liên quan đến việc sử dụng giá trị hợp lý như là một thuộc tính

đo lường. IAS 39 yêu cầu nhiều CCTC – nhất là CCTC PS – phải được ghi nhận theo

IAS 39 cũng bao gồm quyền chọn giá trị hợp lý, cho phép các công ty định rõ các CCTC không thể thay đổi được ghi nhận ban đầu là CCTC sẽ được đo lường theo

CCTC và những thay đổi trong giá trị hợp lý sẽ được ghi nhận là lãi hoặc lỗ.

Yêu cầu thứ hai gây tranh cãi liên quan đến các điều kiện để áp dụng kế tốn

phịng ngừa rủi ro – các điều kiện của IAS 39 rất đặc thù và không dễ dàng đáp ứng. Kế tốn phịng ngừa rủi ro nói chung sẽ dẫn đến kết quả là lãi (lỗ) trên các mục được

bảo hiểm và lỗ (lãi) trên các cơng cụ phịng ngừa rủi ro được chỉ định được ghi nhận trong lợi nhuận hoặc lỗ cùng lúc với kết quả các khoản lãi (lỗ) trên các mục được

phòng ngừa rủi ro. Do đó, kế tốn phịng ngừa rủi ro sẽ làm giảm tính khơng ổn định của các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh từ , ví dụ như, đo lường các CCTC PS theo giá trị hợp lý được dùng cho mục đích phịng ngừa rủi ro và đo lường các khoản mục được

phòng ngừa rủi ro theo giá trị phân bổ (amortized cost). Tuy nhiên, IAS 39 không cho phép dùng kế tốn phịng ngừa rủi ro cho nhiều CCTC có vẻ là cho mục đích phịng

ngừa rủi ro. Ví dụ như IAS 39 khơng cho phép kế tốn phịng ngừa rủi ro đối với rủi ro lãi suất của các khoản tiền ngân hàng trọng yếu, mặc dù các ngân hàng Châu Âu thường phòng ngừa các rủi ro này.

Đối với nhiều công ty ở Châu Âu, các điều kiện về giá trị hợp lý và kế tốn phịng

ngừa rủi ro trong IAS 39 rất khác biệt so với yêu cầu của các chuẩn mực trong nước. Thực tế là hầu hết các chuẩn mực kế toán trong nước của Châu Âu khơng có chuẩn mực quy định cho Báo cáo tài chính đối với nhiều CCTC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)