Kinh nghiệm của các nước Châ uÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 36)

1.3. Những kinh nghiệm vận dụng các chuẩn mực quốc tế để xây dựng kế toán CCTC

1.3.2. Kinh nghiệm của các nước Châ uÁ

1.3.2.1. Bangladesh

Bangladesh bắt đầu áp dụng IAS và IFRS từ năm 1999. Trong số đó, các Chuẩn

mực có liên quan đến CCTC PS (IAS 32, IAS 39 và IFRS 7) được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Các chuẩn mực kế toán quốc tế này được áp dụng như Chuẩn mực kế toán của Bangladesh.

Trong quá trình áp dụng các Chuẩn mực này, Bangladesh, một nền kinh tế đang phát triển, đã có nhiều thuận lợi và khó khăn như sau:

Những thuận lợi khi áp dụng các chuẩn mực quốc tế

Việc vận dụng các chuẩn mực quốc tế có một số ảnh hưởng trực tiếp đối với các doanh nghiệp. Vấn đề đại diện giữa ban quản lý và các cổ đông giảm rất nhiều thông qua thông qua việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế vì tính minh bạch thông tin được nâng cao, làm cho các nhà quản lý phải tập trung thực hiện quản lý cơng ty vì lợi ích của các cổ đơng nhiều hơn (Watts, 1997; Watts và Zimmerman, 1986). Tính minh bạch thơng tin được nâng cao cũng nâng cao hiệu quả hợp đồng giữa các công ty và những người cho vay. Do áp dụng các chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thông tin được nâng cao và việc ghi nhận kịp thời các khoản lỗ có thể làm tăng hiệu quả hợp đồng trên

thị trường nợ.

Yếu điểm của các nhà đầu tư nhỏ là vấn đề trở ngại đối với sự phát triển của thị

trường chứng khốn Bangladesh. Các nhà đầu tư nhỏ ít có cơ hội tiếp cận với các thơng tin tài chính so với các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế có thể là giảm chi phí của các nhà đầu tư trong quá trình xử lý thơng tin. Nâng cao chất lượng Báo cáo tài chính cho phép các nhà đầu tư nhỏ có thể cạnh tranh với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, và do đó vó thể giảm nguy cơ cạnh tranh với những nhà đầu tư có nhiều thơng tin hơn.

Việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế làm giảm tình trạng thơng tin bất cân xứng do nó sử dụng kế tốn theo giá trị hợp lý (FVA). Nhiều nhà kinh tế học cho rằng giá trị hợp lý sẽ mang đến nhiều thông tin trên Báo cáo tài chính hơn so với giá gốc. Mặc dù những điều kiện khác ở Bangladesh không thuận lợi cho việc áp dụng FVA (như là các mức giá trên thị trường có thể quan sát hoặc quan sát độc lập, những ước đốn chính

xác giá của thị trường không bị ảnh hưởng nhiều bởi các nhà quản lý do tính thanh

khoản của thị trường kém hồn hảo), FVA vấn làm cho các Báo cáo tài chính có nhiều thông tin hơn, với nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư. Một trong những chuẩn mực yêu

cầu FVA là IAS 39. IAS 39 yêu cầu kế toán các CCTC theo giá trị hợp lý (trừ các khoản vay và các khoản phải thu không được giữ cho mục đích thương mại, các chứng khốn giữ đến hạn, và các khoản phòng ngừa rủi ro đạt yêu cầu).

Việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế ở Bangladesh cịn giúp làm giảm tính đa

dạng của kế tốn vì thế khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi. Từ đó, tính thanh

khoản của thị trường vốn được cải thiện.

Các chuẩn mực kế tốn trong nước khơng đảm bảo việc cơng bố đầy đủ thông tin cần thiết và các quy định này còn nhập nhằng, hướng dẫn phức tạp và tự mâu thuẫn lẫn nhau. Việc bắt buộc áp dụng các chuẩn mực quốc tế sẽ làm giảm những vấn đề này và làm tăng trách nhiệm công bố thông tin của các công ty (Ding et al, 2007; Tan và Welker, 2008).

Những khó khăn khi áp dụng các chuẩn mực quốc tế

Hầu hết các chuẩn mực quốc tế được áp dụng nguyên văn ở Bangladesh. Do đó,

nhiều nhà nghiên cứu lo lắng rằng việc áp dụng nguyên văn các nguyên tắc phức tạp của IAS sẽ khơng thích hợp đối với nền kinh tế và cấu trúc luật ít phức tạp như Bangladesh (Mir et al, 2005). Nhiều kế tốn viên cơng chứng đã bày tỏ lo ngại về tính

phù hợp khi áp dụng nguyên văn các IAS.

Một vấn đề khác là sự nhập nhằng về vai trò và trách nhiệm của SEC và ICAB.

Chính phủ Bangladesh đã ủy quyền cho SEC phải có trách nhiệm giám sát các cơng ty niêm yết áp dụng các chuẩn mực này. Tuy nhiên theo Luật giao dịch chứng khoán, ICAB phải chịu trách nhiệm cho cả q trình áp dụng IAS. SEC khơng tham gia vào q trình này mặc dù nó là cơ quan cao nhất quy định việc áp dụng IAS/IFRS đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Bangladesh. Cần lưu ý rằng SEC của Mỹ có quyền đặt ra các chuẩn mực kế tốn, nhưng luôn luôn ủy quyền trách nhiệm cho các tổ chức kế toán chuyên nghiệp, một cơ quan đặt ra các chuẩn mực độc lập như FASB. Quan trọng hơn là SEC của Mỹ chỉ ủy quyền trách nhiệm, không phải quyền

có thể thay đổi chuẩn mực đó (Spiceland et al, 2009). Do đó, ở Bangladesh, rõ ràng là SEC thiếu các chuyên gia để đặt ra các chuẩn mực, dẫn đến việc phải giao trách nhiệm này cho ICAB.

Hiện nay, việc đảm bảo môi trường Báo cáo tài chính đạt được chất lượng cao ở Bangladesh phụ thuộc vào cơ chế áp dụng hiệu quả. Nếu chỉ đơn thuần áp dụng các chuẩn mực kế toán và kiểm tốn là khơng đủ. Ba nhân tố quan trọng trong việc áp dụng các chuẩn mực này là:

(1) Các nhà quản lý phải đảm bảo rằng các Báo cáo tài chính được lập tuân thủ

các chuẩn mực đặt ra;

(2) Kiểm toán viên phải độc lập và đúng đắn để đảm bảo rằng các Báo cáo tài

chính tuân thủ các chuẩn mực kế tốn và trình bày điều kiện tài chính của doanh nghiệp trung thực và hợp lý; và

(3) Các nhà làm luật phải sắp xếp giám sát việc tuân thủ pháp luật và trừng phạt thích hợp với những trường hợp vi phạm.

1.3.2.2. Phillipinnes

Phillipinnes áp dụng IAS và IFRS từ năm 2005. Trong số đó, việc áp dụng IAS

và IFRS đối với các CCTC nói chung và CCTC PS nói riêng, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với các ngân hàng.

Theo kết quả nghiên cứu của C. Salazar (2006), việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế cho kế tốn CCTC khó khăn sau:

Phillippines khơng có thị trường tài chính phát triển đủ để đáp ứng các điều kiện

của giá trị hợp lý của các CCTC theo quy định của IAS. Những quy định này yêu cầu tính minh bạch và khách quan của những người sử dụng Báo cáo tài chính. Tuy nhiên,

ở Phillippines, các ngân hàng dựa vào mơ hình đánh giá của chính họ để thõa mãn các

yêu cầu về đo lường của IAS 39, đặc biệt là đối với các CCTC PS.

Các cơ quan giám sát yếu kém cũng là một vấn đề trong quá trình áp dụng các

trang bị những kỹ năng cần thiết để đánh giá mức độ tuân thủ các chuẩn mực. Việc

đánh giá các CCTC là vấn đề quan trọng nhất trong IAS 39. Các nhà làm luật và các

kiểm tốn viên phải có đủ năng lực để đánh giá sự thích hợp của mơ hình đánh giá và các biến số đầu vào do các ngân hàng sử dụng cho các mơ hình này để định giá các

CCTC của họ.

Mục đích của các chuẩn mực quốc tế là trình bày và chuyển tải đến người đọc

Báo cáo tài chính bản chất kinh tế trung thực của các giao dịch liên quan đến các CCTC. Các chuẩn mực này cũng đưa ra những hướng dẫn thích hợp cho những người lập Báo cáo tài chính để các giao dịch tương tự nhau cùng theo những ngun tắc kế tốn chung. Tuy nhiên những mục đích này sẽ không thể đạt được nếu các chuẩn mực

quốc tế không được áp dụng một cách đúng đắn.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Dựa trên những kinh nghiệm của các nước nói trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc vận dụng chuẩn mực quốc tế cho kế toán CCTC PS như sau:

(1) Chuẩn mực quốc tế về kế toán CCTC PS rất phức tạp và khó áp dụng, do đó, cần có lộ trình và phương pháp thích hợp khi đưa vào vận dụng trong nước.

(2) Vận dụng các chuẩn mực quốc tế sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nước như: giản vấn đề đại diện giữa ban quản lý và các cổ đơng, tăng tính minh bạch thơng tin và giảm tình trạng thơng tin bất cân xứng, giảm tính đa dạng của kế tốn, …

(3) Việc vận dụng các chuẩn mực này cũng sẽ gặp nhiều khó khắn như: sự nhập nhằng về vai trị trách nhiệm của cơ quan quản lý và các tổ chức nghề nghiệp, yếu tố thị trường tài chính để áp dụng chuẩn mực, yếu kém trong quá trình giám sát thực hiện, chuẩn mực không được áp dụng đúng đắn, …

Dựa trên những bài học này, Việt Nam nên có lộ trình và kế hoạch cụ thể dựa trên những điều kiện thực tế của Việt Nam để đạt được thành công trong việc vận dụng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Các CCTC PS đã và đang ngày càng phát triển trên thịu trường thế giới và ở Việt Nam. Hiện nay, IASB đã ban hành các chuẩn mực quốc tế để điều chỉnh kế toán CCTC PS bao gồm IFRS 09 về phân loại, ghi nhận nhận và đo lường CCTC PS, IAS 39 về kế tốn phịng ngừa rủi ro, IAS 32 về trình bày CCTC PS trên Báo cáo tài chính và IFRS 07 về thuyết minh CCTC PS trên Báo cáo tài chính.

Đối với các doanh nghiệp, các CCTC PS được sử dụng cho hai mục đích đó là (1)

kinh doanh thương mại và (2) phòng ngừa rủi ro. Tùy vào từng mục đích sử dụng

CCTC PS mà việc hạch toán kế toán được thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, theo mục

đích sử dụng nào thì CCTC PS đều được đo lường theo giá trị hợp lý tại thời điểm lập

Báo cáo tài chính.

Hiện nay đã có nhiều quốc gia vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn

mực kế toán tại các nước họ. Qua q trình vận dụng đó, các nước này rút ra được

nhiều bài học kinh nghiệm đáng giá mà Việt Nam có thể tham khảo. Dựa trên những

nghiên cứu và kinh nghiệm của các nước đi trước, việc vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán CCTC PS ở Việt Nam phải dựa trên điều kiện đặc thù của Việt Nam. Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những cách thức vận dụng thích hợp khác nhau. Trong q trình vận dụng này, việc phát sinh những thách thức khó khăn là khơng thể tránh khỏi. Việt Nam có thể tận dụng những bài học kinh nghiệm này để tiến hành nghiên cứu chọn lọc trong việc vận dụng. Đặc biệt là kinh nghiệm của các nước

Chương 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHUẨN MỰC

QUỐC TẾ ĐỂ XÂY DỰNG CHUẨN MỰC KẾ TỐN CƠNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH CHO CÁC DOANH

NGHIỆP VIỆT NAM

 

2.1. Những quy định liên quan đến kế toán CCTC PS cho các doanh nghiệp Việt

Nam

2.1.1. Quy định về ghi nhận và đo lường các CCTC PS

Hiện nay Việt Nam vẫn chưa có chuẩn mực hoặc quy định nào để hướng dẫn việc ghi nhận và đo lường các CCTC PS. Vào năm 2010, Bộ Tài Chính có cơng bố dự thảo Thơng tư hướng dẫn Kế tốn CCTC PS áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước có phát sinh các giao dịch sử dụng CCTC PS với mục đích thương mại hoặc dùng để phịng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, thông tư này vẫn chưa được thơng qua.

Hiện nay, kế tốn các CCTC PS được dựa trên những nguyên tắc, chuẩn mực chung như sau:

 Ghi nhận ban đầu CCTC PS theo giá gốc (theo Điểm 1, Điều 7, Luật kế tốn , “Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc […]”)

 Khi bán hoặc tất toán CCTC PS, chênh lệch giữa giá bán và giá ghi sổ kế toán sẽ được ghi nhận là doanh thu khác/chi phí khác hoặc doanh thu tài

chính/chi phí tài chính.

Việc xử lý kế toán CCTC PS theo các quy định chung như trên không phù hợp với quy định của các chuẩn mực quốc tế (cụ thể là IAS 39 và IFRS 09). Do đó, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch phái sinh sẽ khơng phản ánh được tình hình tài chính thực tế.

2.1.2. Quy định về trình bày và thuyết minh CCTC PS trên Báo cáo tài chính

Cách trình bày và thuyết minh CCTC PS trên Báo cáo tài chính được quy định trong Thơng tư Thơng tư 210 do Bộ Tài Chính ban hành ngày 6 tháng 11 năm 2009. Thông tư 210 hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế tốn quốc tế về trình bày Báo cáo tài chính và thuyết minh thơng tin đối với CCTC. Các nội dung được hướng dẫn áp dụng trong thông tư này được căn cứ vào IAS 32 và IFRS 07 được IASB ban hành, công bố năm 2007.

Thông tư 210 yêu cầu các doanh nghiệp phải trình bày và thuyết minh CCTC PS theo giá trị hợp lý. Tuy nhiên, Thông tư 210 không cung cấp hướng dẫn phương pháp và cơ sở xác định giá trị hợp lý của các CCTC PS. Do đó, doanh nghiệp khó có thể đáp

ứng được yêu cầu trình bày và thuyết minh CCTC PS theo giá trị hợp lý trên Báo cáo

tài chính.

2.2. So sánh những quy định về kế toán các CCTC PS theo chuẩn mực quốc tế và

các quy định kế toán Việt Nam

2.2.1. So sánh những quy định về kế toán các CCTC PS

Dựa vào các quy định ở Việt Nam và các quy định trong chuẩn mực quốc tế hiện hành, sự khác nhau về kế tốn CCTC PS có thể được tóm tắt như sau:

Bảng 2.1. So sánh kế toán CCTC PS theo IAS/IFRS và VAS Khoản

mục IAS/IFRS

VAS và các quy định có liên quan

Phân loại Theo IFRS 09,

− CCTC PS là Tài sản tài chính được phân loại là Tài sản tài chính được

đo lường theo giá trị hợp lý với

chênh lệch giá trị hợp lý được ghi nhận vào kết quả kinh doanh; và

− CCPS và CCPS chìm là Nợ phải trả tài chính được phân loại là Nợ phải trả tài chính được đo lường theo giá

trị hợp lý với chênh lệch giá trị hợp

Việt Nam chưa có văn bản pháp lý nào hướng dẫn phân loại CCTC PS theo thông lệ quốc tế.

Thông tư 210 nêu cách phân loại CCTC PS là phù hợp với IFRS 09, là phân loại vào nhóm Tài sản tài chính hoặc Nợ phải trả tài chính được đo lường

Khoản

mục IAS/IFRS

VAS và các quy định có liên quan

lý được ghi nhận vào kết quả kinh

doanh. lệch giá trị hợp lý được ghi nhận vào kết quả kinh doanh. Tuy nhiên Thông tư 210 được ban hành để hướng dẫn nguyên tắc kế tốn trình bày và thuyết minh theo chuẩn mực quốc tế, do vậy nội dung phân loại CCTC PS trong thông tư này

được nêu ra trong sự tương đồng với nội dung trình bày và

thuyết minh chứ chưa bắt buộc thực hiện và chưa chi tiết rõ việc phân loại đối với CCTC

PS dùng cho kế tốn phịng ngừa rủi ro.

Ghi nhận và dừng ghi nhận

Ghi nhận

Theo Đoạn 3.1.1, IFRS 09, một doanh

nghiệp sẽ ghi nhận một Tài sản tài chính hoặc một Nợ phải trả tài chính trên BCĐKT của nó khi, và chỉ khi, doanh nghiệp đó trở thành một bên đối

tác trong điều khoản hợp đồng của cơng cụ đó.

Dừng ghi nhận

Theo Đoạn 3.2.3, IFRS 09, doanh

nghiệp sẽ dừng ghi nhận một Tài sản tài chính khi, và chỉ khi:

(a) Quyền lợi theo hợp đồng liên quan đến dòng tiền từ tài sản tài chính đó đã

hết hiệu lực; hoặc

(b) doanh nghiệp chuyển nhượng tài sản tài chính theo quy định của đoạn

3.2.4 và 3.2.5 và việc chuyển nhượng thõa các điều kiện dừng ghi nhận theo quy định của đoạn 3.2.6.

Theo Đoạn 3.3.1, IFRS 09, doanh

Việt Nam chưa có văn bản pháp lý nào hướng dẫn cụ thể việc ghi nhận và dừng ghi nhận CCTC PS tại các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)