Nam
2.1.1. Quy định về ghi nhận và đo lường các CCTC PS
Hiện nay Việt Nam vẫn chưa có chuẩn mực hoặc quy định nào để hướng dẫn việc ghi nhận và đo lường các CCTC PS. Vào năm 2010, Bộ Tài Chính có cơng bố dự thảo Thơng tư hướng dẫn Kế toán CCTC PS áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước có phát sinh các giao dịch sử dụng CCTC PS với mục đích thương mại hoặc dùng để phịng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, thông tư này vẫn chưa được thông qua.
Hiện nay, kế toán các CCTC PS được dựa trên những nguyên tắc, chuẩn mực chung như sau:
Ghi nhận ban đầu CCTC PS theo giá gốc (theo Điểm 1, Điều 7, Luật kế toán , “Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc […]”)
Khi bán hoặc tất toán CCTC PS, chênh lệch giữa giá bán và giá ghi sổ kế toán sẽ được ghi nhận là doanh thu khác/chi phí khác hoặc doanh thu tài
chính/chi phí tài chính.
Việc xử lý kế toán CCTC PS theo các quy định chung như trên không phù hợp với quy định của các chuẩn mực quốc tế (cụ thể là IAS 39 và IFRS 09). Do đó, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch phái sinh sẽ khơng phản ánh được tình hình tài chính thực tế.
2.1.2. Quy định về trình bày và thuyết minh CCTC PS trên Báo cáo tài chính
Cách trình bày và thuyết minh CCTC PS trên Báo cáo tài chính được quy định trong Thơng tư Thơng tư 210 do Bộ Tài Chính ban hành ngày 6 tháng 11 năm 2009. Thông tư 210 hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế tốn quốc tế về trình bày Báo cáo tài chính và thuyết minh thơng tin đối với CCTC. Các nội dung được hướng dẫn áp dụng trong thông tư này được căn cứ vào IAS 32 và IFRS 07 được IASB ban hành, công bố năm 2007.
Thông tư 210 yêu cầu các doanh nghiệp phải trình bày và thuyết minh CCTC PS theo giá trị hợp lý. Tuy nhiên, Thông tư 210 không cung cấp hướng dẫn phương pháp và cơ sở xác định giá trị hợp lý của các CCTC PS. Do đó, doanh nghiệp khó có thể đáp
ứng được yêu cầu trình bày và thuyết minh CCTC PS theo giá trị hợp lý trên Báo cáo
tài chính.