3.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý và hội nghề nghiệp kế toán
3.3.1. Kiến nghị đối với Bộ Tài Chính
Với vai trò là cơ quan ban hành các chuẩn mực kế tốn Việt Nam, Bộ Tài Chính có vai trị rất quan trọng trong việc ban hành chuẩn mực kế toán CCTC PS cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Do đó, để xây dựng và ban hành chuẩn mực kế tốn CCTC PS, Bộ Tài Chính cần có kế hoạch thực hiện như sau theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:
Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và ban hành chuẩn mực kế toán và tổ soạn thảo chuẩn mực kế toán CCTC PS dựa trên việc vận dụng các chuẩn mực quốc tế;
Xác định nguyên tắc, kế hoạch soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán CCTC PS cho các doanh nghiệp Việt Nam;
Soạn thảo chuẩn mực kế toán CCTC PS áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam;
Lấy ý kiến của tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan;
Ban hành và cơng bố chuẩn mực kế tốn CCTC PS áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam;
Sửa đổi, bổ sung chuẩn mực kế toán CCTC PS cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong suốt q trình này, Bộ Tài Chính cần thường xuyên kiểm tra giám sát để
đảm bảo quá trình thực hiện hiệu quả.
Sau khi chuẩn mực được ban hành, Bộ Tài Chính cần có trách nhiệm trong việc
lập kế hoạch áp dụng chuẩn mực. Như đã trình bày ở trên, chuẩn mực kế tốn CCTC PS khác phức tạp và khó áp dụng, do dó, cần phải có kế hoạch cụ thể để về lộ trình áp dụng của chuẩn mực này. Có thể bắt buộc áp dụng trước cho các doanh nghiệp lớn giao dịch trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp khác có thể lựa chọn áp dụng nhưng khơng bắt buộc. Theo lộ trình khoảng 3-5 năm, sẽ bắt buộc áp dụng tồn bộ cho các doanh nghiệp có sử dụng CCTC PS.